Ấm lòng quán cơm treo nghĩa tình ở TP.HCM: Lấy nụ cười của người nghèo làm lãi

Mấy năm qua, ở TP.HCM xuất hiện nhiều quán cơm treo nghĩa tình, giúp người khốn khó có bữa trưa ấm bụng.

Chi Nguyễn
08:00 28/05/2024 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ở một quán cơm tấm Thanh Niên trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (Hóc Môn, TP.HCM), có một tờ giấy ghi chú thu hút nhiều sự chú ý. Đó là: "Đêm nay các em và cô chú khó khăn sẽ không sợ đói nữa. Vì đã có những phần 'cơm treo' của bạn...". Thời gian gần đây, ở TP.HCM ngày càng xuấn hiện nhiều quán cơm như vậy, giúp người khốn khó có thêm bữa cơm no bụng.

Cách vận hành của các quán "cơm treo" khá đơn giản. Một vị khách bất kỳ đến ăn cơm có thể trả thêm 1 hoặc nhiều suất cơm khác gửi lại quán. Quán sẽ dành số lượng cơm đó để trao tặng cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn khác dùng.

am-long-quan-com-treo-nghia-tinh-o-tp-hcm-giup-nguoi-khon-kho
Anh Công - chủ quán cơm treo

Anh Nguyễn Thành Công (chủ quán cơm tấm Thanh Niên) cho hay mỗi suất cơm bình thường được bán với giá từ 30.000 - 50.000 đồng. Tuy nhiên, với mỗi suất "cơm treo" sẽ chỉ được "bán" với giá 20.000 đồng. Khách tới lấy "cơm treo" thường là người khốn khó, thu nhập thấp,... 

Sự sẻ chia thầm lặng, mang giá trị san sẻ với nhau nhiều hơn, khi người cho đi tùy theo khả năng của mình để chia sẻ, người nhận cũng tâm lý nhẹ nhàng. "Khách đến ăn cơm sẽ tự nguyện 'treo' cơm lại, không danh tính. Người nhận cũng không ngại và người tặng cũng không bận tâm" - anh Công nói. Anh tâm sự, dù chỉ mới để ghi chú gần đây, nhưng đã có vô số khách hào phóng ủng hộ.

am-long-quan-com-treo-nghia-tinh-o-tp-hcm-giup-nguoi-khon-kho

Từ ngày bắt đầu thực hiện mô hình "cơm treo", anh Công tiết lộ bản thân cũng nhận về một số ý kiến trái chiều. "Họ cho rằng quán tôi làm vậy để bán được nhiều cơm hơn và cũng nghi ngờ tôi nhận tiền nhưng không làm "cơm treo". Nhưng tôi tự xác định vấn đề khó khăn nhất là vượt qua những định kiến đó và nghĩ đến càng nhiều cô chú khó khăn có cơm miễn phí để ăn là tôi có thêm động lực để tiếp tục" - người chủ quán xúc động.

Hơn ai hết, anh cũng hiểu rõ và cảm nhận được việc làm của bản thân là cầu nối, là chứng minh cho nghĩa tình, lá lành đùm lá rách. Thậm chí, có những hôm nhu cầu có nhưng không có kinh phí do ít khách "treo", quán sẽ tự "treo" cơm. Việc hỗ trợ vì quán thấy mô hình có ý nghĩa, đang lan rộng, nhằm làm sao cho mô hình hoạt động ngày một phát triển.

am-long-quan-com-treo-nghia-tinh-o-tp-hcm-giup-nguoi-khon-kho

"Cơm treo" dựa theo ý tưởng "caffé sospeso" (cà phê chờ, cà phê treo) xuất phát từ Ý. Nguyên gốc ý tưởng này là tại các nhà hàng tham gia vào phong trào "cà phê treo", khách hàng có thể trả tiền mua thêm một phần cà phê nữa nhưng không dùng mà phần này được "treo" lại quán.

Ý tưởng này nảy sinh từ thành phố Naples ở nước Ý sau Đệ nhị Thế chiến, trong một quán cà phê vào một ngày mùa đông lạnh giá. Tại thành phố nghèo nàn của miền nam nước Ý, một người khách quyết định tặng một ly "caffè sospeso" (cà phê treo) cho ai đó không có tiền uống. Hình thức này sau đó dần dần lan sang các nước châu Âu khác và tại Pháp không chỉ có "cà phê treo" (café suspendu) mà còn có "bánh mì đợi chờ" (baguette en attente). Nhờ đó, người nghèo có thể vào tiệm bánh mang về những ổ bánh mì dài kiểu Pháp nóng giòn, do một người nào đó đã trả tiền trước.

Theo báo Người lao động

Xem thêm: Chủ quán cơm 2.000 đồng ở Gia Lai: "Giúp được càng nhiều người càng tốt"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận