8 bí quyết chi tiêu của quốc gia "đam mê" tiết kiệm tiền thứ hai thế giới

Không phải ai cũng biết rằng, Đức được coi là quốc gia "đam mê" tiết kiệm tiền thứ hai thế giới sau Nhật Bản. Với họ, đó là một đức hạnh lâu đời, trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống.

Chi Nguyễn
10:33 30/08/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Quốc gia tiết kiệm "từ trong máu"

Có thể không phải ai cũng biết điều này, nhưng người Đức đặc biệt "đam mê" tiết kiệm tiền. Giống như Nhật Bản, người dân ở quốc gia này thường để dành một phần lớn thu nhập của mình và hiếm khi đầu tư vào các doanh nghiệp mà họ thấy rằng không thể giúp họ kiếm lời.

8-bi-quyet-chi-tieu-cua-quoc-gia-dam-me-tiet-kiem-tien-duc
Có thể không phải ai cũng biết điều này, nhưng người Đức đặc biệt "đam mê" tiết kiệm tiền

Thậm chí, vào năm 2018, một triển lãm tên "Tiết kiệm - Lịch sử một đức hạnh của nước Đức" (Saving – History of a German Virtue) đã được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử Đức ở Berline. Được biết, tiết kiệm tiền đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội Đức. Năm 1778, ngân hàng tiết kiệm đầu tiên được mở cửa ở Hamburg, và đến năm 1836 đã có hơn 300 ngân hàng tiết kiệm khác được mở cửa. 

Theo The Conversation, tiết kiệm đã trở thành một phần thiết yếu trong kế hoạch thuế, cung cấp phúc lợi cũng như chính sách xã hội của nước Đức. Di sản của đức tính này đã khiến người Đức trở thành một trong những quốc gia tiết kiệm hàng đầu thế giới. Theo dữ liệu của OECD, các hộ gia đình đã tiết kiệm được hơn 8% thu nhập khả dụng trong hai thập kỷ qua. Vào năm 2015, một khảo sát cho thấy những người dân Đức tiết kiệm ít nhất 9,96% thu nhập của họ trong 400 ngân hàng tại nước này, trong khi người Anh chỉ chiếm tỉ lệ 0,16%.

Một người Đức nếu may mắn trúng xổ số hàng triệu USD cũng sẽ chẳng nghĩ đến việc mua sắm thứ này thứ kia. Mà điều đầu tiên họ nghĩ tới chính là tiết kiệm, đó là đức tính tốt mà chúng ta nên học tập.

8 bí quyết tiết kiệm của người Đức

Dưới đây là một số bí quyết tiết kiệm đắt giá từ những chuyên gia tài chính người Đức:

Nói không với mua sắm bừa bãi

8-bi-quyet-chi-tieu-cua-quoc-gia-dam-me-tiet-kiem-tien-duc
Nói không với mua sắm bừa bãi

Người Đức từ lâu đã là một quốc gia tiết kiệm, và đặc biệt họ nói không với mua sắm bừa bãi. Họ thường giữ quần áo cẩn thận, sẵn sàng mua đồ đắt nếu chúng có chất lượng tốt. Như vậy sau anyf khi không mặc nữa, họ có thể đem bán, trao đổi hoặc tặng người khác.

Tại Đức, có rất nhiều cửa hàng và website bán đồ cũ hoặc trao đổi đồ. Ngay cả những người giàu cũng giữ thói quen tiết kiệm, bằng cách mua thứ gì đó đã qua sử dụng thay vì mua đồ mới. Đó là cách giúp họ tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Không có gì xấu hổ nếu mua hàng giảm giá

8-bi-quyet-chi-tieu-cua-quoc-gia-dam-me-tiet-kiem-tien-duc
Không có gì xấu hổ nếu mua hàng giảm giá

Người Đức đặc biệt thích các đợt khuyến mãi đặc biệt, và họ thường tích trữ hàng loạt khi tới mùa giảm giá. Thậm chí, có người sẵn sàng ghé thăm các cửa hàng ở thành phố khác nếu có thể mua được đồ với mức giá hời.

Một chuyên gia tài chính cho biết: "Ở bất kỳ siêu thị nào của Đức, bạn có thể thấy khách hàng quan tâm đặc biệt đến hàng giảm giá. Tuần trước, người bạn Đức của tôi đã mua 5 hoặc 6 gói cà phê nửa giá và rất nhiều hộp ngũ cốc các loại. Tôi nên đề cập rằng tài chính của người này có thể khiến họ dễ dàng mua những món hàng đắt tiền hơn nhiều. Thế nhưng họ luôn tự hào về việc tìm được những món hàng có giá tốt".

Tự làm mọi thứ

8-bi-quyet-chi-tieu-cua-quoc-gia-dam-me-tiet-kiem-tien-duc
Tự làm mọi thứ

Khi đồ đạc bị hỏng hóc hay cần bảo trì, ta thường có thói quen gọi thợ đến sửa. Tuy nhiên, người Đức lại thích tự làm mọi thứ xung quanh nhà, từ việc rửa xe, sửa vòi nước đến... sơn sửa móng tay. 

Nếu họ thiếu dụng cụ hay kỹ năng cần thiết, ở nước Đức có những quán cà phê sửa chữa. Đó là nơi kết hợp giữa quán cà phê và nhà xưởng, nơi sẽ có những người thợ lành nghề sẵn sàng chỉ cho ta cách sửa chữa. Ta sẽ phải trả một khoản phí nhỏ và tự làm mọi thứ.

Tiết kiệm từ những gì nhỏ nhặt nhất

Quốc gia này thường áp dụng hàng loạt thói quen hữu ích để tiết kiệm trong cuộc sống. Chẳng hạn, họ mua bóng đèn và thiết bị tiết kiệm năng lượng để giảm hóa đơn tiền điện. Các thiết bị điện tử luôn được ngắt kết nối khỏi ổ cắm khi không sử dụng.

Một số bà nội trợ còn rửa bát bằng nước đọng trong bồn rửa, hay dùng nước mưa để tưới cây. Vào mùa đông, người Đức thà quấn mình trong chăn, mặc áo len giữ nhiệt hơn là bật hết công suất của máy sưởi.

Trân trọng các đặc quyền của sinh viên

8-bi-quyet-chi-tieu-cua-quoc-gia-dam-me-tiet-kiem-tien-duc
Trân trọng các đặc quyền của sinh viên

Giống như nhiều quốc gia khác, thẻ sinh viên ở Đức giúp ta được giảm giá nhiều hơn. Chẳng hạn, khi sử dụng các phương tiện công cộng, xem phim hay tham quan bảo tàng, ta sẽ được giảm giá nếu có thẻ sinh viên. Bên cạnh đó, ta cũng sẽ có cơ hội tiếp cận với những ưu đãi lớn khi mua điện thoại di động hay kết nối Internet. 

Thậm chí, các trường đại học ở Đức cũng tạo nhiều cơ hội cho sinh viên duy trì lối sống lành mạnh. Họ có nhiều khóa học bổ sung, từ yoga đến cưỡi ngựa, hầu hết là miễn phí hoặc với một khoản phí cực nhỏ.

Có thể chia sẻ và trao đổi nhiều thứ

8-bi-quyet-chi-tieu-cua-quoc-gia-dam-me-tiet-kiem-tien-duc
Có thể chia sẻ và trao đổi nhiều thứ

Được biết, tại Đức có một số cổng thông tin để chia sẻ thực phẩm, hay những trang web đặc biệt liệt kê nơi ta có thể hái quả mọng miễn phí. Trên các website này, ta có cơ hội tìm thấy vô số sản phẩm vẫn hoàn toàn có thể ăn được nhưng đã bị loại bỏ vì thừa hoặc vì một số nhược điểm nhỏ trong bề ngoài của chúng.

Tái chế là được tiền

8-bi-quyet-chi-tieu-cua-quoc-gia-dam-me-tiet-kiem-tien-duc
Tái chế là được tiền

Ở rất nhiều nơi trên nước Đức, ta sẽ nhìn thấy những chiếc máy tái chế đồ nhựa. Người Đức hay rửa sạch và tích trữ các chai nhựa rộng, sau đó tái chế để đổi lấy một khoản tiền nhỏ. Đây không chỉ là cách để tiết kiệm tiền mà còn là bảo vệ môi trường.

Đừng mong đợi những bữa ăn xa hoa

8-bi-quyet-chi-tieu-cua-quoc-gia-dam-me-tiet-kiem-tien-duc
Đừng mong đợi những bữa ăn xa hoa

Ở Việt Nam, khi chúng ta mời khách đến nhà, thông thường chúng ta sẽ chuẩn bị những món ăn ngon lành, hấp dẫn và xoa hoa. Tuy nhiên, tại Đức, người dân ở đây lại không có những thói quen này. Tất nhiên, không phải là họ sẽ tiếp đãi ta xuề xòa, mà là họ thường "nghĩ gì nói đấy".

Chẳng hạn, khi một người Đức mời ta đến nhà để uống cà phê hoặc trà, hãy nghĩ rằng lời đề nghị này nên được hiểu theo nghĩa đen. Họ sẽ không mấy kh chuẩn bị thêm bánh ngọt, bánh quy,... để ăn kèm, nhưng tất nhiên ta có thể thoải mái mang đồ ăn đến nhà họ và chia sẻ nếu muốn.

(Theo Brightside)

Xem thêm: Triệu phú có kinh nghiệm 13 năm làm ngân hàng bật mí 10 quy tắc tiền bạc để kiếm 1 triệu USD ở tuổi 28

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận