Được giảm giá chưa chắc đã tiết kiệm, đây là 5 tiêu chí tín đồ shopping nên biết để mua sắm khôn ngoan hơn
Mua hàng giảm giá có thể khiến ta nghĩ rằng mình đang tiết kiệm, nhưng thực tế thì không hẳn. Đây là 5 tiêu chí để ta xác định đó có phải là khoản chi thông thái hay không.
Vào thời điểm cuối năm, có rất nhiều chương trình sale hấp dẫn diễn ra. Không ít tín đồ shopping đâm đầu vào tiêu tiền trong thời gian này vì nghĩ rằng điều đó rất tiết kiệm, nhưng thực tế thì chưa chắc. Theo các chuyên gia tài chính, nếu giao dịch của ta đáp ứng đủ 5 tiêu chí này, có nghĩa là ta đang có quyết định thông thái:
Ta có đủ tiền trả cho món hàng không?
Điều đầu tiên mà ta cần xác định là liệu ta có thể mua món hàng đó mà không lo nợ nần không? Nếu kế hoạch của ta là mua trẻ góp bằng thẻ tín dụng, hãy hủy ngay quyết định mua sắm này đi. Hãy chỉ mua khi ta có đủ tiền, thanh toán hết thay vì mượn tiền.
Lauren Bringle, cố vấn tài chính tại Self Financial giải thích: "Nếu bạn đang mua một thứ gì đó theo ý muốn chứ không phải nhu cầu và sử dụng chương trình 'mua ngay, trả sau', vậy thì điều đó không đáng. Bởi vì món hàng ấy sẽ khiến bạn phải trả nhiều tiền phí lãi suất thẻ tín dụng trong tương lai".
Đó có phải là món ta dự định sử dụng thường xuyên không?
Một sản phẩm được sử dụng thường xuyên sẽ là sản phẩm giúp ta tiết kiệm tiền. Chẳng hạn, ta có thể tích trữ mỹ phẩm chăm sóc da yêu thích khi nó được giảm giá, nhưng nhớ là hãy tính toán kỹ để dùng hết trước khi nó hết hạn sử dụng.
Nếu đó là một mặt hàng ta chưa từng sử dụng hoặc không có ý định sử dụng, có nghĩa là việc mua nó khi giảm giá không có ý nghĩa gì cả. Trường hợp ta mua món gì đó đang giảm giá mà sử dụng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, ta đã tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc.
Đó có phải là món đồ ta có đự dịnh mua từ trước không?
Sai lầm lớn nhất chính là mua một thứ gì đó chỉ vì nó đang giảm giá, trong khi trước đó ta còn chẳng nghĩ về nó. Không có kế hoạch mua từ đầu nghĩa là ta không cần dùng đến hoặc rất ít nhu cầu sử dụng nó. Bởi vậy cho dù có được giảm giá thì việc mua này cũng chỉ khiến ta lãng phí tiền.
Đó có phải là mức giá thấp nhất chưa?
Trước khi mua hàng, hãy thử kiểm tra xem mức giá được giảm giá đã phải là thấp nhất chưa. Để đảm bảo tiết kiệm và mua được giá hời, hãy nghiên cứu và tham khảo giá của sản phẩm ở những nơi khác. Một món hàng có thể được bán với mức giá chênh lệch ở nhiều cửa hàng khác nhau. Do đó, tìm hiểu một chút trước khi xuống tiền là một ý tưởng hay.
Nó có cản trở mục tiêu tài chính của ta không?
Hãy thử xem món đồ ta chuẩn bị mua có phù hợp với mục tiêu tài chính ta đề ra hay không. Nếu nó thuộc ngân sách tháng đó, dù nó là nhu cầu hay mong muốn thì đây vẫn là quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, nếu món đồ có giá trị vượt quá ngân sách, ta nên bỏ qua và tiết kiệm để mua nó sau. Chuyên gia tài chính khuyên rằng, ta nên dành chút thời gian để tự hỏi mình xem món đồ ấy giúp ta sớm đạt được hay cản trở mục tiêu tài chính khác.
Xem thêm: 3 chiến lược giúp nhà đầu tư chứng khoán tay ngang biến 100.000 USD thành 2 triệu USD
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận