Tuấn Jeon và câu chuyện say mê tiếng Việt, "nghiện" Việt Nam

Ở Việt Nam, Tuấn Jeon giống như "cá gặp nước". Anh thích ăn bún đậu, lê la trà đá vỉa hè, ngơ ngẩn với những xe hoa bán rong trên phố... và say mê tiếng Việt. Tuấn Jeon chính là kiểu người Hàn "nghiện" Việt Nam.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tuấn Jeon - cầu nối của các cô dâu Việt

Đang ở trường, bất chợt điện thoại của Jeon Hyong Jun rung lên. Vừa bắt máy, đầu dây bên kia một giọng phụ nữ nói tiếng Việt cất lên: "Xin hãy giúp tôi! Tôi không thể chịu đựng được người chồng này nữa".

Jeon Hyong Jun là sinh viên năm cuối của ĐH Sogang (Seoul), một tình nguyện viên, phiên dịch tiếng Việt của Trung tâm tư vấn cho người nước ngoài tại Hàn Quốc (BBB Korea) đã quá quen thuộc với những cuộc gọi (cầu cứu" kiểu này nên hiểu ngay vấn đề. Một cặp vợ chồng Hàn - Việt mới cưới được 3 tháng nhưng bất đồng ngôn ngữ nên thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. 

tuan-jeon-va-cau-chuyen-say-me-tieng-viet-nghien-viet-nam
Jeon Hyong Jun (tên tiếng Việt là Tuấn Jeon) hiện đang là sinh viên năm cuối trường ĐH Sogang (Seoul)

Suốt 3 tiếng đồng hồ sau đó, Jeon Hyong Jun (tên tiếng Việt là Tuấn Jeon) vừa làm phiên dịch, vừa phải đóng vai một "đại sứ" để giải thích cho cả hai vợ chồng về sự khác biệt văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam và hóa giải những xung đột của cặp vợ chồng. Kết thúc cuộc gọi, khi cả hai người nói lời cảm ơn trong nước mắt. "Nghe họ nói, tôi cũng chỉ muốn khóc theo", chàng trai 25 tuổi bộc bạch.

Theo VnExpress, cô dâu Việt này chỉ là một trong số 2.000 người đã được Tuấn Jeon giúp đỡ thông qua các cuộc gọi tư vấn miễn phí của BBB Korea. Chàng trai luôn tin rằng, công việc của mình đã phần nào gỡ rối những khó khăn, xoa dịu nỗi cô đơn, lo sợ của người Việt khi mới sang nơi đất khách quê người, không thông thạo ngôn ngữ bản địa.

Hành trình đến với Việt Nam đầy ngẫu hứng

"Tiếng Việt đến với tôi như một sự sắp đặt của số phận", Jeon cười và kể về hành trình đến với Việt Nam đầy ngẫu hứng của mình.

Năm 2011, Jeon đăng ksy vào khoa tiếng Anh của trường Trung học ngoại ngữ Chungnam ở TP Asan nhưng không đủ điểm. Không muốn chuyển trường khác nên Jeon Hyong Jun "nhắm mắt" chọn khoa tiếng Việt.

Chính bố mẹ cậu cũng không hài lòng với lựa chọn của con trai. Họ cho rằng con chọn học tiếng Việt vào thời điểm đó là rất kỳ quặc và khó hiểu. Nhưng chị cậu lại động viên: "Làm những gì người khác không làm mới thú vị chứ".

Những ngày đầu mới làm quen với tiếng Việt của Heon quả thực là một thử thách cực hình. Bởi "thứ ngôn ngữ gì mà có tới 6 thanh và 5 dấu". Cậu bé 15 tuổi chán nản và buông xuôi, không buồn học hành gì nữa.

tuan-jeon-va-cau-chuyen-say-me-tieng-viet-nghien-viet-nam-9
Tuấn Jeon làm việc cùng đồng nghiệp tại Đài Tiếng nói Việt Nam trong một năm trải nghiệm sống và làm việc tại Việt Nam

Học được 2 tháng, lớp đón một đoàn thanh niên Việt Nam sang giao lưu. Trước đây, hình ảnh Việt Nam trong tưởng tượng của Jeon thường gắn với nghèo đói, lạc hậu. Nhưng trong thời gian ngắn, những người Việt Nam dễ mến đã khiến cậu học sinh lớp 10 bất ngờ vì sự hiểu biết rất rộng của họ về Hàn Quốc.

Mọi người nhiệt tình dạy cách phát âm tiếng Việt, những bài hát Việt Nam. "Bản thân mình học tiếng Việt mà chẳng chịu tìm hiểu Việt Nam, trong khi người ta lại biết nhiều và nói rất tốt về Hàn Quốc", Tuấn Jeon bỗng thấy xấu hổ. Từ thời điểm đó, cậu mở lòng mình hơn và tự hứa "sẽ trở thành người nước ngoài giỏi tiếng Việt nhất".

Để tăng vốn từ của bản thân, Jeon đã sắm ngay một quyển từ điển dày, ngày học thêm vài chục từ mới. Học sinh ở ký túc xá bị cấm sử dụng điện thoại nên cậu lén tạo tài khoản Facebook  trên máy tính của trường, kết nối với bạn bè Việt Nam, thường xuyên trò chuyện online. 

"Bạn bè người Việt trên Facebook nhiệt tình lắm. Biết tôi đang học tiếng Việt nên họ kiên nhẫn, trò chuyện và hướng dẫn", cậu nhớ lại. Bằng phương pháp này, tiếng Việt của Jeon tiến bộ từng ngày. Đôi khi nói chuyện với mọi người, gặp những từ lóng không hiểu nghĩa, cậu chép vào sổ rồi mang lên hỏi cô giáo. Suốt những năm cấp 3, cậu bé Hàn Quốc say sưa với tiếng Việt đến nỗi bị bạn bè trêu "khó có khả năng đỗ đại học vì chẳng thấy học môn học nào khác".

Cô Nguyễn Thị Thanh Tâm, giáo viên tiếng Việt của Tuấn Jeon tại trường THPT Ngoại ngữ Chungnam luôn cảm thấy tự hào về cậu học sinh đặc biệt này. "Hiếm có ai chăm học tiếng Việt như học sinh này. Bài thi viết, nói hay tự luận tiếng Việt, lần nào Tuấn cũng giành giải nhất toàn trường", cô Tâm nói. 

Những năm học cấp 3, Tuấn Jeon còn viết thư gửi đến đại sứ Việt Nam ở Hàn Quốc chia sẻ về câu chuyện học tiếng Việt của mình. Sau đó cậu được mời đến đại sứ quán nói chuyện và vị đại sứ cũng tình nguyện đến giảng dạy tại khoa. Tiếp đó, cậu viết một lá thư với chủ đề "Việt Nam, định mệnh của em" gửi cho các tòa soạn báo tại Việt Nam để quảng bá chủ đề học sinh cấp 3 Hàn Quốc học tiếng Việt.

Lên Đại học Tuấn Jeon đỗ vào khoa Hàn Quốc học Quốc tế và Truyền thông của ĐH Sogang. Để có cơ hội sử dụng tiếng Việt thường xuyên, Jeon đăng ký làm tình nguyện viên của BBQ, chuyên nhận những cuộc gọi tư vấn, hỗ trợ người Việt hòa nhập với cuộc sống mới ở Hàn Quốc.

"Vì là đường dây nóng nên các cuộc gọi có thể đến bất cứ lúc nào, nửa đêm, đang trên lớp, đi bộ trên đường hay đang ăn cơm...", Tuấn Jeon kể.

Từ năm 2014 đến nay, Tuấn Jeon đã nhận tổng cộng khoảng hơn 2.200 cuộc gọi, giúp giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày như ở bệnh viện, đồn cảnh sát; các tình huống lạc đường hay mất ví trên tàu điện ngầm; các xung đột vợ chồng do bất đồng ngôn ngữ...

"Cuộc gọi" hỗ trợ lâu nhất kéo dài 2 tháng, đến từ một bệnh nhân người Việt. Tuấn Jeon phải nghe hướng dẫn của bác sĩ về lịch mổ, thuốc men, các chú ý cần thiết... rồi dịch lại sang tiếng Việt cho bệnh nhân. Hai ngày sau, do cuộc gọi từ BBB hoàn toàn ngẫu nhiên nên Jeon mất liên lạc với bệnh nhân. Khi kết nối lại được thì ca mổ đã diễn ra nhưng sức khỏe người đàn ông Việt rất yếu. Chàng sinh viên ĐH Sogang quyết định công khai số điện thoại cá nhân dù điều này trái với quy định. Từ đó, hàng ngày cậu cùng y tá viết hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân người Việt như ăn uống, thuốc tiêm... lên giấy.

Trong hai tháng nằm viện, ngày nào cậu cũng gọi hỏi thăm tình hình của người đàn ông xa lạ. Khi xuất viện, người đàn ông Việt đã gọi điện cảm ơn: "Anh sẽ không bao giờ quên được sự giúp đỡ, tình cảm ấm áp và tốt bụng của em".

Không chỉ say mê tiếng Việt, Tuấn Jeon còn "nghiện Việt Nam"

Không chỉ say mê tiếng Việt, Tuấn Jeon còn "nghiện Việt Nam". Gần 10 năm qua, cậu đã có hơn 20 lần sang Việt Nam. Kết thúc năm thứ 3 đại học, anh quyết định xin bảo lưu để sang Việt Nam trải nghiệm. 

Vừa đặt chân đến Hà Nội, anh "đánh liều" viết thư xin việc tại Đài tiếng nói Việt Nam để xây dựng một chương trình tin tức, phóng sự bằng tiếng Hàn. Chàng trai trẻ còn được Đài ưu tiên sản xuất một chương trình giao lưu với thính giả, phát vào Chủ nhật hàng tuần. Thời điểm đó, nhiều người đặt cho Tuấn Jeon biệt danh "Chàng trai Hà Nội".

Ở Việt, cậu như  "cá gặp nước". Tuấn Jeon thích ăn bún đậu, lê la trà đá vỉa hè, ngẩn ngơ với những xe hoa bán rong trên phố. Mặc dù không biết đi xe máy nhưng mỗi lần di chuyển "Chàng trai Hà Nội" đều chọn xe ôm để ngắm đường phố, nhìn người Việt ở cự li gần, được "tám chuyện" với bác tài. 

tuan-jeon-va-cau-chuyen-say-me-tieng-viet-nghien-viet-nam-8
Tuấn Jeon rất thích cuộc sống ở Hà Nội. Thanh niên này mong muốn sau khi tốt nghiệp sẽ quay trở lại Việt Nam

Tiếng Việt của Jeon thạo đến nỗi nhiều lần bị yêu cầu xuất trình giấy tờ vì không ai tin là người nước ngoài. "Kiếp này tôi là người Hàn nhưng kiếp trước chắc chắn là người

Sau một năm ở Việt Nam, tháng 2/2020, Tuấn Jeon về nước, tiếp tục theo học năm cuối đại học. Thời gian dịch COVID-19, dù việc học bận rộn nhưng anh vẫn tiếp tục làm tình nguyện nguyện viên của BBB Korea, các cuộc gọi hầu hết đến đều từ các khu khám chữa bệnh và sàng lọc người nghi nhiễm.

Tháng 9/2020, từ số tiền tiết kiệm được, Tuấn Jeon thành lập quỹ học bổng của riêng mình để hỗ trợ 6 học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở TP HCM có thể học hết cấp 3. Bên cạnh việc hỗ trợ về mặt tài chính, anh cũng thường xuyên giao lưu, trò chuyện với các em qua mạng. Chàng thanh niên 25 tuổi hy vọng, khi tốt nghiệp và có công việc ổn định, số trẻ em được nhận học bổng từ quỹ sẽ tăng lên.

"Những gì tôi làm đều xuất phát từ trái tim bởi Việt Nam là định mệnh của tôi", chàng trai Hàn Quốc nói.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Chuyện của người đàn ông ngoại quốc: Chế tạo xe lăn cho chó mèo khuyết tật và tình yêu đặc biệt với Việt Nam

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Những tấm lòng thơm thảo, những hành động ý nghĩa xuất hiện ở mọi ngóc ngách trên đất nước Việt Nam. Điển hình như những ngày hè nắng nóng tại Hà Tĩnh xuất hiện nước miễn phí, dừa 0 đồng...

Nước miễn phí, dừa 0 đồng: Việt Nam chẳng bao giờ thiếu những tấm lòng thơm thảo!
0 Bình luận

Trang Traveldudes dùng khá nhiều mỹ từ để ca ngợi những rạn san hô tuyệt đẹp của Việt Nam. Trang này nhắn gửi đến các du khách rằng, ai thích trải nghiệm môn lặn biển thì nên đến Việt Nam.

Báo quốc tế ca ngợi Việt Nam là điểm đến ấn tượng nhất cho tín đồ mê lặn biển
0 Bình luận

Mới đây, cờ vua Việt Nam lại gặt hái thêm thành tích đáng nể, đó là có thêm 3 nhà vô địch thế giơi nhí với số điểm "khủng".

Tự hào: Cờ vua Việt Nam có thêm 3 nhà vô địch thế giới nhí
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất