Trắc nghiệm yêu văn học: Thôn Vĩ Dạ trong thơ Hàn Mặc Tử là ở tỉnh nào?

"Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử là một bức tranh đẹp về một miền quê, là tiếng lòng của con người tha thiết yêu đời, yêu người.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thôn Vĩ Dạ trong thơ Hàn Mặc Tử là ở tỉnh nào?

A. Quảng Trị

B. Quảng Bình

C. Thừa Thiên Huế

ĐÁP ÁN: C - THỪA THIÊN HUẾ

Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí. Cha ông mất sớm, Hàn Mặc Tử sống với mẹ ở Quy Nhơn và học trung học ở trường Pe-lơ-ranh ở Huế hai năm. Sau đó ông về làm công chức ở Sở Đạc điền Bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo. Năm 1936, Hàn Mặc Tử bị mắc bệnh phong, về ở tại Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa.

Thon-Vi-Da-trong-tho-Han-Mac-Tu-la-o-tinh-nao
Bàn thờ nhà thơ Hàn Mặc Tử tại trại phong Quy Hòa (Bình Định)

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Ông sáng tác thơ từ năm 14, 15 tuổi. Ban đầu, ông sáng tác theo khuynh hướng thơ Đường cổ điển, sau đó thì chuyển hẳn sang khuynh hướng lãng mạn. Hồn thơ Hàn Mặc Từ nổi bật với những tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.

"Đây thôn Vĩ Dạ" là một trong những tác phẩm rất ấn tượng của Hàn Mặc Tử. Theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập hai (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011), Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ, sáng tác năm 1938. Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử với một cô gái ở Vĩ Dạ.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra...

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

Thon-Vi-Da-trong-tho-Han-Mac-Tu-la-o-tinh-nao-6

GS Lê Trí Viễn trong sách Đến với thơ hay (Nhà xuất bản Giáo dục, 2005) cho biết, thôn Vĩ Dạ nằm trên đường từ Huế đi Cửa Thuận, cách cầu Tràng Tiền, cầu lớn qua sông Hương không đầy một cây số. Làng ấy ngày trước Cách mạng là nơi các vương hầu, hoàng tộc và gia đình quý phái cư trú. Hai ông hoàng và nhà thơ có tiếng là Tùng Thiện Vương Miên Thẩm và Tuy Lý Vương Miên Trinh đều có dinh cơ ở đó.

Vĩ Dạ khá tiêu biểu cho phong cách sống của Huế với hàng rào dâm bụt, chè tàu - thứ cây giống chè nhưng không uống được, trồng làm hàng rào, cắt xén thật gọn. Vào sân là vườn cảnh, cây ăn trái, nhất là thanh trà. Sau vườn là các loại rau, có khi cả vạt bắp, có bậc cấp xuống mé sông Hương. Cách vài ba con sào là qua Cồn Hến giữa sông. Vườn đẹp là một nét tiêu biểu ở thôn này.

Xem thêm: Trắc nghiệm yêu văn học: Trước khi bán thân cho Mã Giám Sinh, Thúy Kiều nhờ Thúy Vân chuyện gì?

Đọc thêm

Đây là tác phẩm được đánh giá là bài thơ lạ nhất, sầu thảm nhất về mùa xuân. Trong tác phẩm này, nhà thơ tuy viết về mùa xuân nhưng lại mong nhớ mùa thu.

Trắc nghiệm yêu văn học: Ai là người viết bài thơ về mùa xuân nhưng lại mong nhớ mùa thu?
0 Bình luận

Ông được xem là người của hai thế kỷ, dấu nối giữa thi ca truyền thống và hiện đại. Bút lực của ông có vị trí quan trọng trong nền văn học đầu thế kỷ 20.

Trắc nghiệm yêu văn học: Nhà thơ nào từng 'muốn làm thằng Cuội'?
0 Bình luận

Thi sĩ này là 1 trong những bậc thầy của văn học trào phúng Việt Nam. Ông có tác phẩm nổi tiếng là "Thương vợ".

Trắc nghiệm yêu văn học: Nhà thơ lận đận thi cử, thi 4 lần mới đỗ tú tài là ai?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất