Những đám cưới bi đát trong văn học hiện đại

Phong tục cưới hỏi của người Việt theo từng thời điểm khác nhau đã được các tác giả tái hiện từ bao quát đến cụ thê4r trong những sáng tác văn chương.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Trăng rằm mười sáu trăng treo

Anh về sửa soạn mua heo nạp tài”.

(Ca dao)

Trong văn xuôi, đám cưới truyền thống với đầy đủ lễ lạt, nghi thức hay hiện đại với sự tối giản cho phù hợp thời đại được các tác giả miêu tả tỉ mỉ, chi tiết hơn. Dù ít hay nhiều, là không gian nghệ thuật chủ đạo hay một chi tiết nghệ thuật thoáng qua thì những đám cưới trong văn học cũng mang đậm màu sắc văn hóa.

Không khí chủ đạo của đám cưới là hân hoan, vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc. Tuy nhiên, cũng có một số đám cưới trong văn chương hiện ra u ám, buồn tẻ, bi đát, trái ngược với hình ảnh và không khí của đám cưới truyền thống. Nó trở thành một chi tiết đặc biệt, một sự kiện quan trọng hay thậm chí là tình huống của câu chuyện có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời nhân vật, chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Từ những đám cưới bi đát đó, hiện thực đáng buồn của cái xã hội nghèo đói, tồi tàn, giả dối dần hiện ra.

Tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách là sự cụ thể hóa cho triết lý “Tu là cội phúc, tình là dây oan” trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du). Tác phẩm xoay quanh mối tình trái ngang của Tố Tâm và Đạm Thủy, tuy họ yêu nhau sâu đậm nhưng không thể thành đôi.

Để Đạm Thủy yên tâm làm tròn bổn phận của người con, thực hiện hôn ước mà song thân đã sắp đặt trước đó, Tố Tâm chấp nhận lấy chồng trong đau thương, xót xa. Hình ảnh đám cưới Tố Tâm tuy giàu sang, đủ lễ nghi, huyên náo nhưng trong lòng Tố Tâm mang một nỗi buồn sâu thẳm. Cảnh và tâm trạng Tố Tâm đối lập hoàn toàn, nàng nhận ra: “Phàm cảnh vợ chồng, hợp thì vui, không hợp thì thực khổ, như đày trong cái bể thảm, không biết đâu bờ bến mà kêu ai”.

Việc từ bỏ tình yêu đẹp để lấy một người không yêu đã đẩy Tố Tâm vào tình cảnh khốn khổ, sinh ra tâm bệnh và chết. Cái bi đát của cuộc hôn nhân này là minh chứng cho tàn dư của những quan niệm phong kiến lỗi thời, cổ hủ áp đặt lên con người, khiến cho nam nữ không thể tự do yêu đương. Những quan niệm ấy như “lưỡi dao” vô hình giết chết chẳng những tâm hồn mà cả thể xác.

Trong truyện ngắn “Một đám cưới” của Nam Cao, đám cưới trở thành phông nền để nhà văn lột tả hiện thực bi thảm của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945) và sự “thui chột” những phẩm chất tốt đẹp của con người vì hoàn cảnh khốn cùng. Vì nghèo không thể nuôi thêm một miệng ăn, vì nạn đói ngày càng khốc liệt hơn, bố Dần đã quyết định ép gả Dần cho người ta. Đám cưới của Dần được xem là một trong những đám cưới túng thiếu và thê thảm nhất trong văn học Việt Nam khi cảnh rước dâu diễn ra trong đêm tối, “vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai”. Cô dâu Dần cũng “không chịu mặc áo dài” mà “mặc những áo vải ngày thường nghĩa là một cái quần cồng cộc xẫng và đụp những miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá, đã xé cụt đến gần nách”.

Tuy là đám cưới truyền thống và cả hai gia đình đã nỗ lực để thực hiện những nghi thức, thủ tục cơ bản nhất như “lễ gia tiên”, “lễ bác nhà ta” (lạy mẹ Dần), “lễ sống ông” (lạy bố Dần), có trầu cau, nước chè mời khách…, song nó thiếu thốn tất cả mọi thứ, từ vật chất đến tinh thần, kể cả thứ quan trọng nhất là niềm hạnh phúc của đôi trẻ. Bởi lẽ, gả thực chất là một cách để tống khứ Dần đi cho bớt một miệng ăn. Thông qua tình huống này, Nam Cao đã bộc lộ niềm day dứt, băn khoăn về thân phận con người. Cái đói và miếng ăn đã làm xói mòn nhân cách, thui chột tình thương bên trong những con người cùng đường, tuyệt lộ.

nhung-dam-cuoi-bi-dat-trong-van-hoc-hien-dai

Cùng viết về đề tài nạn đói và thân phận con người trong nạn đói khủng khiếp, truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân lại có những dấu ấn riêng đặc sắc. Ở truyện ngắn này, Kim Lân đi vào khẳng định giá trị của con người, có niềm tin vững chắc vào phẩm chất tốt đẹp và khát vọng sống mãnh liệt của những người khốn khổ. Kim Lân không xây dựng một đám cưới với những chi tiết cụ thể trong “Vợ nhặt”, song việc Tràng đón người đàn bà xa lạ về để cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình chẳng khác nào là một đám cưới tối giản. Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện éo le, oái oăm, bi đát. Tràng - một người đàn ông xấu xí, thô kệch, quê mùa, dân ngụ cư giữa lúc nạn đói khủng khiếp diễn ra “người chết như ngả rạ”, “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” lại nhặt được vợ giữa đường giữa chợ chỉ với bốn bát bánh đúc và vài câu nói đùa. Bốn bát bánh đúc, cái thúng con trở thành sính lễ, thể hiện sự hào hiệp, trượng nghĩa của Tràng, vài câu nói đùa trở thành lời cầu hôn. Cảnh Tràng dẫn người đàn bà xa lạ mà anh “nhặt” được về nhà chẳng khác nào cảnh rước dâu. Mặc dù, nó diễn ra trong buổi chiều ảm đạm, trong sự gièm pha và lo lắng của những người trong xóm ngụ cư, nhưng trên hết “thị” và Tràng đều bằng lòng chấp nhận và có những thay đổi nhất định trong nhận thức và hành động. “Đám cưới” khiến Tràng trưởng thành và thêm yêu gia đình hơn: “Bỗng dưng hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình”; trả về cho thị sự biết điều, ý tứ, lễ phép (biết e thẹn, “ngồi mớm ở mép giường”, “tay vân vê tà áo đã rách bợt” trước mặt mẹ chồng), đặc biệt là danh dự của một người phụ nữ.

Làm nên điều này là do khi viết “Vợ nhặt”, Kim Lân đã ý thức: “Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hy vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra người”. Đó là thông điệp tích cực toát lên từ tác phẩm này.

Đám cưới mà lại buồn thương, bi đát, cũng như “tang gia” mà lại “hạnh phúc” như một chương đặc sắc và trào phúng trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Cuộc sống đôi lúc có những điều trái khoáy, đối nghịch và đầy bất ngờ như thế! Mặc dù cùng là những đám cưới bi đát, u ám trong văn chương, song khi thể hiện, các tác giả vẫn chú trọng yếu tố văn hóa, vẫn giữ lấy một nét cốt yếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Đó chính là tinh thần dân tộc, là khát vọng giữ gìn những nét đẹp văn hóa cưới xin được sinh thành từ ngàn đời trên đất nước ta.

(ThS Phạm Khánh Duy - Giáo Dục Thời Đại)

Xem thêm: NLVH: Bình luận về ý kiến của Hoài Thanh

Đọc thêm

Cuộc sống dưới đại dương đầy bí ẩn nhưng cũng đầy những bài học cuộc sống giá trị. Hãy gom góp lại để giúp cho bài văn mình trở nên hấp dẫn hơn nhé.

Làm đầy dẫn chứng NLXH bằng những bài học đến từ đại dương
0 Bình luận

Đề bài: Anh/chị hãy lựa chọn một số từ ngữ ở trên, kết nối ý tưởng để tạo thành một vấn đề nghị luận mà anh/chị quan tâm. Viết bài văn bàn luận về vấn đề ấy.

Đề thi HSG TP.HCM: NLXH về trí tuệ nhân tạo
0 Bình luận

Đề bài: “Người ta hiếm khi thành công nếu không làm điều mình thấy vui thích" (Dale Carnegie). Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về câu nói trên.

NLXH: 'Người ta hiếm khi thành công nếu không làm điều mình thấy vui thích'
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất