Thương ba của giảng viên liệt hai chân gặp khó, nhóm sinh viên chế tạo thiết bị hỗ trợ phục hồi sức khỏe
Thấy ba của giảng viên bị liệt hai chân di chuyển khó khăn, nhóm sinh viên tại ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) đã chế tạo thiết bị hỗ trợ phục hồi sức khỏe.

Mới đây, nhóm sinh viên tại trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) đã chế tạo thành công thiết bị hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Đáng chú ý, thiết bị này đoạt giải Nhất tại cuộc thi “IU Startup Demo Day 2023” gần đây.
Đó là dự án tên "Independence Mobility", được thực hiện bởi nhóm sinh viên gồm Lê Quang Khương (Trưởng nhóm), Nguyễn Lê Minh Thảo, Võ Anh Duy, Nguyễn Hoàng Thái Công, Nguyễn Thị Hoài Liên. Ý tưởng được nhen nhóm từ tháng 9/2022, trước khi nhóm quyết định mang sản phẩm đi dự thi.

Ban đầu, ý tưởng đến từ mong muốn giúp ba của TS Hà Thị Xuân Chi – giảng viên đang dạy nhóm tại trường, có thể dễ dàng di chuyển trong tư thế đứng, giúp việc chuyển đổi tư thế dễ dàng hơn để hòa nhập với cuộc sống bình thường. Quang Khương cho hay: "Nhóm chúng mình ngay từ đầu đã xác định được giá trị của sản phẩm sẽ đóng góp phần nào cho thị trường sức khỏe, tạo ra các giải pháp lành mạnh và trở thành một liệu trình vật lý trị liệu hiệu quả cho bệnh nhân".
Lợi thế của nhóm là các thành viên học chung lớp, phân chia đầu việc rất hợp lý. Khi thực hiện dự án, họ luôn có sự hỗ trợ và cố vấn từ TS Hà Thị Xuân Chi trong mảng kỹ thuật và anh Tống Vũ Thân Dân trong mảng kinh doanh.

Được biết, một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình thực hiện sản phẩm chính là khâu thiết kế cánh tay đòn. Yêu cầu của khâu này là phải đủ lực để nâng người bệnh. Bởi đối với những bệnh nhân đã mất đi khả năng di chuyển quá lâu, việc ngồi nhiều sẽ dẫn đến trọng lượng rất lớn. Ngoài ra, tính an toàn mà sản phẩm mang tới cũng là điều mà cả nhóm trăn trở nhất vào lúc này.
Trong tương lai gần, sản phẩm sẽ được nhóm tập trung cải tiến để tăng tính an toàn, bộ khung sẽ được cải tiến để đỡ được trọng lượng nặng hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm dự tính sẽ có gắn thêm bộ điều khiển từ xa giúp người chăm sóc dễ dàng kiểm soát thiết bị và cũng phòng ngừa các trường hợp khẩn cấp.

“Nhóm chúng mình thật sự mong có thể đưa sản phẩm rộng rãi đến tay người dùng, nếu điều đó thành sự thật, sẽ có nhiều người mắc những vấn đề về di chuyển có thể chủ động tập luyện, hay thậm chí là di chuyển bình thường dưới sự hỗ trợ từ thiết bị”, trưởng nhóm khẳng định.
Theo SVVN-Tiền phong
Xem thêm: Sáng kiến chế tạo tay giả cho người khuyết tật của nhóm sinh viên Cần Thơ
Đọc thêm
"Vài người có cơ hội để sống hay làm việc ở các quốc gia khác nhau, nhưng tôi tin, nếu đến Việt Nam họ sẽ nhớ Việt Nam. Người Việt Nam phải rất tự hào về những thứ họ đang có, nơi họ đang ở"...
Dù phải bán nhà, bị mẹ kêu ra ngoài ở vì ồn ào,... nhưng ông Trần Văn Tâm vẫn kiên trì chế tạo ô tô điện "made in Vietnam".
Để có tiền nuôi thân và nuôi con, người đàn ông liệt 2 chân tự học nghề cơ khí. Để hôm nay, ông trở thành thợ cơ khí giàu kinh nghiệm, tự sáng chế hàng chục máy nông nghiệp các loại.
Tin liên quan
Muốn phân tích "Vợ nhặt" hay và "ăn" điểm cao, các bạn học sinh 2K5 không thể bỏ qua kiến thức về cách xây dựng không gian truyện.
Trong căn phòng trọ chật chội, nóng nực, cô học trò nghèo bị căn bệnh loét dạ dày hành hạ. Nhưng xót xa hơn khi em khóc cạn nước mắt vì lo không có tiền để học tiếp.
Với số điểm GPA 3.97/4.0, cô bạn Đặng Trần Tuyết Trinh đã trở thành tân Thủ khoa Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.