Nhà Thơ Nguyễn Xuân Trường & nét quê trong các tác phẩm

Hòa bình không lâu thì Xuân Trường theo cha mẹ vào Phố núi Pleiku sinh sống. Kể từ đó Tây Nguyên trở thành quê hương thứ hai của Xuân Trường- gã “Trầm Hương phố núi”.

Bùi Huyền
Bùi Huyền 23/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Không giống phần đa người dân xa quê khác, ngoài việc giữ được chất giọng đất bắc gần như nguyên bản, đến với những trang viết của Xuân Trường, mỗi người đọc hầu như đều có chung một cảm nhận đó là “nét quê” trong thơ của anh chàng thi sĩ này vẫn còn khá đậm nét. Chắc cũng phải lâu lắm rồi mới có dịp trở về quê cũ nên ngay trong câu mở đầu bài “Nhớ quê”, Xuân Trường đã viết:

Một lần thăm lại chốn xa

Đón tôi chỉ có nếp nhà bụi vương

Dù là một người đàn ông thật đấy và dù chưa đến mức mủi lòng đánh rơi những giọt nước mắt trước những đổi thay của quê cũ nhưng rõ ràng Xuân Trường, hay nói đúng hơn là anh chàng thi sĩ trong thơ cũng phải thú nhận:

Bao năm sấp ngửa vô thường

Nay nhìn bóng của cố hương nghẹn ngào

Như một thước phim chiếu chậm, phong cảnh quê hương cứ lần lượt hiển hiện trong mắt của anh chàng thi sĩ

Cánh cò cõng gió lao xao

Đàn trâu cõng bọn cào cào trên lưng

Cỏ may đội nắng phừng phừng

Lũy tre cõng dửng dừng dưng đầu làng

01713867784.jpeg

Nguyễn Xuân Trường tái hiện lại Tết quê trong tác phẩm

Đọc những câu thơ trên, dù ai đó chưa một lần đặt chân đến vùng đồng bằng Bắc bộ, trước những nét đặc trưng như những con cào cào, đàn trâu, vạt cỏ may hay lũy tre đầu làng…. hẳn cũng sẽ phải thốt lên rằng: Ồ làng quê Việt Nam là đây chứ đâu! Song “nét quê”- làng quê trong thơ Xuân Trường không chỉ có vậy. Vẫn trong “Nhớ quê”, những chi tiết tưởng như đã chìm vào quên lãng cứ lần lượt được tái hiện, mô tả một cách chân thực nhất:

Mái chèo cõng cả đò ngang

Chiều quê cõng ruộng lúa vàng mênh mông

và cũng rất giàu chất nghệ thuật:

Diều ai cõng ngọn gió đồng

Cá tôm cõng cả nước sông đục ngầu

Con sông quê bao đời chở nặng phù sa, là nơi cung cấp nguồn nước, giúp từng đàn cá tôm trú ngụ trong thơ Xuân Trường bỗng như hoán đổi tính năng để chúng cõng chở chính mình.

Chia tay với dòng sông quê, thấy gần hơn, dịu dàng và chân chất hơn một chút của chốn quê xưa là hình ảnh:

 Đàn gà cõng mảnh áo nâu

Hoàng hôn vịn gió ngả đầu vào đêm.

Nhưng quê xa trong thơ của Xuân Trường không chỉ có lũy tre, đàn gà hay dòng sông dập dềnh sóng nước. Quê hương trong thơ của chàng thi sĩ này còn có sự hiện diện của cánh đồng lúa xen kẽ bởi nét chấm phá của những cánh cò trắng. Chả thế mà thông qua sự mô tả của Xuân Trường, người đọc lại thêm một lần được cảm nhận bức tranh quê thật đẹp:

Quê xưa vẫn trải sắc vàng

Đồng chiều giờ vẫn mênh mang cánh cò

(Quê xa - Xuân Trường)

Dù không còn là những cánh cò năm cũ nhưng như một nét phác họa của muôn đời, cánh cò và đồng lúa vẫn luôn hiện hữu và thân thiện trong thơ của gã Trầm Hương phố núi.

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu về quê mà không một lần đến với chợ quê. Có thể nói chợ quê nói chung và chợ quê trong thơ Xuân Trường nói riêng gần như gói ghém đầy đủ nhất những nét bình dị của vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Chợ quê của ngày tết thì lại càng đặc biệt.

Lâu rồi thăm lại chợ quê

Hình như mùi tết đã về lao xao

“Mùi tết” mà chàng thi sĩ Trầm Hương đề cập ở đây không hẳn là mùi cá, mùi tôm mà nó là nét đặc trưng, nét văn hóa của chợ quê muôn đời. Đến với chợ quê là đến với cái gì đó rất dung dị, thân thuộc:

Quê nghèo phủ kín cao sang

Quẩn quanh bầu bí làng nhàng bó rau

Và chỉ có đến với chợ quê, sống giữa làng quê của vùng đồng bằng Bắc bộ người ta mới có thể cảm nhận được:

Nét quê chân chất một màu

Chẳng quen mà vẫn chào nhau mỉm cười.

Chính bởi những nụ cười, những lời chào ấy mà chợ quê dẫu râm ran, tấp nập nhưng vẫn giữ lại được cái bản ngã, bản sắc mộc mạc muôn đời

Chợ quê xóa bỏ sang hèn

Râm ran mà chẳng đua chen giật giành

          (Chợ quê- Xuân Trường)

….Còn nhiều điều để nói về “nét quê” và “chất quê” trong thơ Xuân Trường lắm nhưng cứ như vậy sẽ khiến người ta như lạc vào “mê cung yên bình” của chốn quê xưa. Xin được mượn lời nhận xét của một độc giả khi đọc và cảm nhận về thơ của Xuân Trường rằng: “Chỉ có những người đã từng sống ở vùng châu thổ Sông Hồng và nặng lòng với quê xưa mới có thể viết ra được những câu chữ đậm chất quê như Xuân Trường”.

11713867784.png

Hình ảnh bài thơ mang chất quê của Nguyễn Xuân Trường

Song “nét quê” và “chất quê” trong thơ văn của Xuân Trường không chỉ có vậy. Nếu muốn cảm nhận rõ rét hơn nét quê xưa, thậm chí cả “chất men tình” trong thơ Xuân Trường, độc giả hãy thử một lần đến với những trang viết của gã Trầm Hương phố núi để cùng khám phá và tìm hiểu.

Nhà Thơ Nguyễn Xuân Trường hiện đang công tác tại trường TH & THCS Hoàng Hoa Thám xã Bar Maih, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, đồng thời, ông là Tư vấn chuyên môn của The Poet Magazine. The Poet là trang tổng hợp thơ, văn, ca dao tục ngữ và những câu nói hay. Trang xây dựng tính năng Kiểm Tra Chính Tả hỗ trợ bạn đọc tra cứu từ đúng dễ dàng.

Ngoài ra, trang còn tổng định hướng phát triển chuyên mục ngôn ngữ Việt với việc tổng hợp vè, đồng dao, truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích. Nhà thơ Nguyễn Xuân Trường mong muốn có thể cùng đội ngũ The Poet Magazine phát triển thư viện online lớn nhất, giúp mỗi độc giả yêu thích văn học có thể dễ dàng tiếp cận khi có nhu cầu.

Tổng hợp thông tin của Nhà thơ Nguyễn Xuân Trường - Tư vấn chuyên môn The POET magazine tại đây.

Theo dõi kênh Youtube tại đây: https://www.youtube.com/channel/UCD0HSB0uo3EQQAJgA5KX6-Q/about

Đọc thêm

 “Văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”.

NLXH: Trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
0 Bình luận

Vượt nghịch cảnh, chàng trai khiếm thị - Vũ Tiến Mạnh trở thành Runner khiếm thị Việt Nam đầu tiên chinh phục marathon với độ dài 42km.

Chàng trai khiếm thị chinh phục đường đua marathon 42km
0 Bình luận

Hình ảnh Hồ Gươm, cầu Long Biên, Văn miếu - Quốc Tử Giám,…xuất hiện lãng mạn và đầy cổ kính trên nền bản nhạc quen thuộc "Going Home".

Huyền thoại saxophone Kenny G quảng bá du lịch Việt Nam trong MV Going home
0 Bình luận

Xin giới thiệu đến các bạn tính "đa chức năng" của thơ để làm mới bài viết nghị luận xã hội. 

Bí kíp vận dụng thơ vào bài nghị luận xã hội 
0 Bình luận

Tin liên quan

Để giải quyết các đề văn liên quan đến tác phẩm "Vợ nhặt", các bạn học sinh đừng bỏ qua những kiến thức dưới đây nhé!

Ngọn lửa 'tình người' trong truyện ngắn 'Vợ nhặt'
0 Bình luận

Vẻ đẹp và những cảm xúc mà bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (10 - 1954) đã đem lại những cúc cảm thẩm mĩ rung động và sâu sắc.

Nhận thức về tác dụng giáo dục thẩm mĩ của bài thơ Việt Bắc
0 Bình luận

Sếp FPT Telecom, ông Hoàng Nam Tiến cho rằng, thất bại là mẹ thành công thật ra là câu an ủi những người thất bại.

Sếp FPT khuyên nhủ sâu cay: 'Thất bại là mẹ thành công thật ra là câu an ủi những người thất bại thôi'
0 Bình luận

Bài thơ về một đêm mưa bão. Bài thơ về cái chết lạnh ngắt của một chú chim. Bài thơ về ý nghĩa của tình người.

Văn học thường thức: Bài học nhân sinh trong bài thơ 'Tiếng vọng'
0 Bình luận

Tỷ phú John Catsimatidis cho rằng người trẻ đang hao tổn quá nhiều thời gian cho MXH như TikTok, và như vậy sẽ chẳng thể thành công được.

Lời cảnh tỉnh tới người trẻ từ tỷ phú Mỹ: Cứ lướt TikTok cả ngày thì chỉ có thất bại thôi
0 Bình luận

"Đây thôn Vĩ Dạ" - Đây là bài thơ về tình yêu hay tình quê? Vì sao bài thơ diễn tả tâm trạng riêng của nhà thơ lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc?

'Đây thôn Vĩ Dạ' - Bài thơ về tình yêu hay tình quê?
0 Bình luận

Việt Bắc những tác phẩm trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12. Để tác phẩm này trở nên dễ học hơn thì các bạn học sinh nên xây dựng sơ đồ tư duy.

Tổng hợp sơ đồ tư duy bài thơ Việt Bắc: Dễ học, dễ nhớ
0 Bình luận

Đây là câu hỏi thường thấy trong câu hỏi phụ ở mỗi bài viết liên quan đến tác phẩm "Đất Nước" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Câu hỏi phụ: Tư tưởng mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm qua bài thơ 'Đất Nước'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất