Nhà sư hết lòng chăm lo cho người nghèo ở Kiên Giang
Thượng Tọa Danh Quol là một trong những người tích cực đi đầu vận động quỹ vì người nghèo, cất nhà đại đoàn kết, xây cầu, làm đường giao thông nông thôn.

Người dân tại xã Vĩnh Phú, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã quá quen với hình ảnh vị Thượng tọa Danh Quol - trụ trì Chùa Nha Si Cũ đi khắp nơi để vận động xây cầu, làm đường giao thông nông thông, xây nhà đại đoàn kết và tổ chức các hoạt động thiện nguyện cho bà con.
Xã Vĩnh Phú có đông đồng bào dân tộc Khmer (chiếm hơn 60% dân số của xã). Trong đó hộ nghèo chiếm 2,07%, đường giao thông thôn chưa thuận lợi nên việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Là công dân của đất nước, mang tâm niệm người tu hành nên Thượng tọaDanh Quol không chỉ lo cho cho bổn đạo mà tích cực đi đầu trong các phong trào vận động quỹ vì người nghèo, an sinh xã hội. Suốt nhiều năm nay, vị sư trụ trì này đã vận động các nhà hảo tâm cùng chùa Nha Si Cũ trao quà, bảo hiểm y tế cho các hộ gia đình khó khăn, trao học bổng, tập sách cho học sinh nghèo với tổng trị giá gần 2 tỉ đồng; vận động làm 1,3km lộ giao thông nông thôn, xây 4 cây cầu ở trong và ngoài địa phương với tổng trị giá trên 2 tỉ đồng…

“10 năm trở lại đây, nhiều hộ nghèo trong xã được hỗ trợ đã vươn lên thành hộ khá giả, thoát nghèo bền vững. Năm nay Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước cũng đăng ký với huyện là xóa hết nhà xiêu vẹo cho bà con trên địa bàn xã Vĩnh Phú. Chỗ nào cầu, đường giao thông nông thôn xuống cấp thì mình vận động các mạnh thường quân hỗ trợ xây dựng lại để các em học sinh và bà con đi lại thuận tiện, an toàn hơn”, Thượng tọa Danh Quol chia sẻ.
Anh Dương Văn Danh, ấp Huỳnh Tố, xã Vĩnh Phú cho biết: “Trước đây gia đình khó khăn, sống trong căn nhà tạm bợ. Được Thượng tọa Danh Quol và các mạnh thường quân hỗ trợ cất cho căn nhà mới khang trang hơn, giờ vợ chồng đã tạm ổn định cuộc sống cùng nhau cố gắng làm kinh tế để vươn lên thoát nghèo”.

Ngoài các hoạt động thiện nguyện, Thượng tọa Danh Quol còn tích cực tuyên truyền, vận động bà con trên địa bàn xã tham gia xây dựng nông thôn mới; tích cực tăng gia sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cải thiện và phát triển đời sống.
Ông Danh Phong, Ban quản trị chùa Nha Si Cũc chia sẻ: “Thượng tọa Danh Quol rất quan tâm đến bà con nghèo trên địa bàn. Thượng tọa đứng ra vận động làm cầu, đường, xây dựng nhà tình thương, tặng quà cho bà con nghèo… suốt nhiều năm nay. Vào những dịp lễ tết của đồng bào Khmer, Thượng tọa cũng chủ động tuyên truyền chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cho bà con phật tử biết để noi theo.”.
Ông Huỳnh Thanh Tùng, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phú cho biết: "Trong những năm qua, địa phương cùng với Thượng tọa Danh Quol thường xuyên vận động các mạnh thường quân hỗ trợ những phần quà tặng cho bà con vào các dịp lễ tết, xây dựng nhà ở, sửa chữa nhà đại đoàn kết, làm cầu đường… qua đó góp phần thực hiện đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới".
Xem thêm: Chân dung người phụ nữ miền Tây hết lòng vì thiện nguyện
Đọc thêm
Từ ngày còn công tác trong Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, cho đến khi về hưu, bà Phan Huyền Trân vẫn miệt mài với công việc thiện nguyện, giúp đỡ nhiều mảnh đời bất hạnh.
Ngày 24/11 vừa qua, tại công viên Sông Hậu, TP.Cần Thơ mùa 2 Giải thể thao thiện nguyện “Bước chân hòa nhập 2024” đã diễn ra rất thành công với sự tham gia của gần 2000 vận động viên.
Với tấm lòng muốn giúp người, giúp đời, nam thanh niên – Trịnh Lập Đức (SN 1992, Sóc Trăng) đã kêu gọi mạnh thường quân giúp đỡ hàng nghìn trường hợp khó khăn, yêu thế.
Tin liên quan
“Nhà sư và Chúa trời” là một câu chuyện ngắn ý nghĩa, cơ hội luôn đến một cách bất chợt, hãy học cách nắm bắt để không phải hối tiếc.
Từ nhiều bài viết ngắn, nhà sư đã tập hợp in thành 2 cuốn sách nói về những gian lao, hi sinh của y bác sĩ và niềm tin của bệnh nhân, lòng nhân ái của người Việt trong hoàn cảnh khắc nghiệt.
Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...
Bài mới

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.