Nghĩa vụ làm bà – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Dì Hoa năm nay 60 tuổi, là người mẹ chồng hết lòng thương con thương cháu nhưng tiếc là nàng dâu lại không hiểu cho nỗi lòng của dì.

Dì Hoa ngậm ngùi kể, tôi là một người trông trẻ miễn phí, không được trả lương, cũng chẳng được nghỉ ốm. Nuôi cháu trai 8 năm thân thể cực kỳ mệt mỏi, tôi chỉ muốn về quê dưỡng lão lại trở thành ác bà trong miệng con dâu.
Kể từ khi nghỉ hưu, tôi và chồng đến nhà con trai để giúp chăm cháu nội. Chăm sóc con dâu ở cữ, lo liệu cơm nước cho cả gia đình, bồng bế cháu trai,… tất cả đều do một tay vợ chồng tôi đảm nhiệm.
Trong nhà con trai, vợ chồng già chúng tôi là người trông trẻ 24/24, thường trực cả ngày. Ngay cả khi con trai và con dâu tan làm về sớm, chúng cũng chỉ nằm trên giường hoặc ghế sofa, chúi đầu vào xem điện thoại, tivi, không một đứa nào chịu đưa con đi chơi hay phụ bố mẹ công việc này.

Từ ngày lên trông cháu trai, thân thể lẫn tinh thần tôi đều mệt nhoài, đau nhức. Thế nhưng, sự hy sinh của tôi chẳng những không nhận được lòng biết ơn từ con trai và con dâu, mà chúng còn nhiều lần cho rằng tất cả những gì tôi làm là chuyện hiển nhiên, là nghĩa vụ của người bà, người mẹ trong gia đình. Không chỉ chăm cháu mà tôi còn phục vụ cả ocn dâu và con trai, bởi chúng nói rằng mỗi ngày đều vất vả làm việc nên rất mệt. Trong khi đó vợ chồng tôi còn chẳng ăn bám vợ chồng con trai, bởi chúng tôi cũng óc lương hưu tháng hơn 10 triệu.
Cuộc sống như vậy tôi đã trải qua 8 năm, cả tinh thần lẫn thể xác đều kiệt quệ. Tôi rất muồn cùng chồng về quê sống một cuộc sống nhàn nhãn khi về già. Nhưng con dâu vừa nghe thấy tôi muốn về liền làm ầm lên, nói tôi bỏ mặc con cái, chỉ biết ăn còn lười làm. Nó náo loạn một trận với chồng, nói chỉ cần chúng tôi về quê sẽ ly hôn con trai tôi ngay lập tức, cháu nội cũng sẽ đổi sang họ ngoại. Tại sao nó không nghĩ đến tôi cũng chỉ là một con người bình thường, cũng sẽ có lúc mệt mỏi cần nghỉ ngơi. Trong 8 năm ở cùng gia đình con trai, chúng tôi đã tận tâm chăm sóc, làm trọn vẹn nghĩa vụ người cha người mẹ, người ông người bà mà không lấy một xu. Đến osin còn có lương, có ngày nghỉ nhưng tôi thì vừa không lương, không có ngày nghỉ, lại còn phải nhìn sắc mặt con dâu mà sống. Điều đó khiến tôi uất nghẹn vô cùng.
Chồng khuyên tôi nên bỏ qua vì con trai nhưng tôi không đồng ý, như thế là quá đủ rồi. Liệu tôi có sai khi muốn sống một cuộc sống thoải mái khi về già? Tôi có nghĩa vụ hay bổ phận phải giúp con dâu nuôi con không?
Hôm sau, tôi kên quyết kéo chồng về quê mặc con dâu, con trai làm toáng cả lên. Về quê hai vợ chồng già nhàn nhà, vui vẻ với bà con làng xóm, thế là hạnh phúc rồi.
Đọc thêm
Bố mẹ vợ lên chơi 3 ngày, vợ chồng tôi liền xảy ra chuyện. Vợ tôi một mực đòi giữ tiền, tôi biết nguyên nhân đằng sau nhưng chỉ dám cay cú trong lòng chứ không thể cãi.
Mỗi người chúng ta đều đang nằm trong chăn bông và người khác chính là chăn bông của chúng ta. Khi chúng ta một lòng muốn sưởi ấm chăn bông thì chăn bông cũng sẽ giữ ấm cho chúng ta.
Bao nhiêu năm qua họ ruồng bỏ mẹ vợ, không một ngày báo hiếu, kể cả khi biết tin bà nằm viện cũng không hề đoái hoài, tại sao tôi phải giao tài sản lại cho họ?
Tin liên quan
Nếu muốn dứt khỏi những điều đó, đừng tìm đâu xa, hãy hướng vào tâm của mình, thay đổi góc nhìn, coi nhẹ nó và buông bỏ…
Cổ nhân đã để lại cho đời sau nhiều lời đúc kết ý nghĩa, có giá trị, trong đó có câu: "Người ta ta tham ba việc, bận vô ích".
Người tài giỏi luôn là người khiêm tốn, biết chừng mực. Trong khi kẻ hèn kém lại thích phô trương, làm màu, thích "ngồi lên đầu" người khác.