Nghệ thuật sử dụng từ Hán Việt đỉnh cao trong thơ: 2k5 lưu lại để đi thi ăn chắc điểm 9, 10

Riêng trong văn học, Từ Hán Việt có một vị trí đáng trân trọng. . Sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt nghiêng về phía cổ kính, trang nghiêm... Hãy xem các nhà thơ đã vận dụng từ Hán Việt tài tình cỡ nào nhé!

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong hàng ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc ta đã thể hiện sức sống mạnh mẽ bằng việc không bị đồng hóa bởi phương Bắc. Nền văn hóa Việt Nam, trong đó có Tiếng Việt vẫn được giữ gìn. Đó là một niềm tự hào to lớn của dân tộc ta.

Tuy nhiên, trong văn hóa và đặc biệt là ngôn ngữ, những hiện tượng giao thoa do lịch sử tạo ra là một điều có thật. Cần nhìn nhận hiện tượng đó một cách khách quan và quan trọng hơn là tận dụng những mặt tích cực của nó, chứ không nên và không thể tùy tiện phủ nhận.

Việc trong Tiếng Việt đã và đang tồn tại một bộ phận không nhỏ từ Hán Việt là hiện tượng như thế. Còn nhớ, ngay cả Chủ tịch Hồ Chí Minh, người luôn đề cao việc giữ gìn sự trong sáng trong Tiếng Việt bằng cả lời nói và việc làm, ví dụ như Người luôn dùng từ “vẻ vang” thay cho từ “vinh quang”, gọi phong trào thi đua của phụ nữ là “ba đảm đang” thay vì “ba đảm nhiệm” v.v... Nhưng cũng chính Người lại nhắc nhớ rằng, không vì thế mà máy móc đến mức gọi "độc lập" là "đứng một" chẳng hạn.

Các bạn yêu Tiếng Việt, đam mê văn học thì cần hiểu rõ rằng: Từ Hán Việt là những từ gốc Trung Quốc du nhập vào Tiếng Việt từ thời Bắc thuộc. Tức hàng ngàn năm trước và một khi đã tồn tại đến hôm nay là nó đã có một sức sống ổn định, được hòa tan và thuần hóa bởi bản ngữ, đã mặc nhiên có chỗ đứng trong đời sống tinh thần của người Việt. Việc tiếp thu và thuần hóa ấy chỉ có lợi cho Tiếng Việt mà thôi.

Nghe-thuat-su-dung-tu-Han-Viet-dinh-cao-trong-tho
Các nhà thơ (từ trái qua): Huy Cận (1917 - 2005), Xuân Diệu (1916 - 1985), Quang Dũng (1921 - 1988) là những bậc thầy trong sử dụng từ Hán Việt

Riêng trong văn học, Từ Hán Việt có một vị trí đáng trân trọng. Sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt nghiêng về phía cổ kính, trang nghiêm, có khi đến như đường bệ mà ngay cả những từ thuần Việt mặc dù hoàn toàn đồng nghĩa cũng thường không có được. Xin dẫn vài thí dụ:

Trong bài thơ "Đẹp xưa" của Huy Cận, bên cạnh những câu thuần Việt đến mức tinh tế:

"Ngập ngừng mép núi quanh co

Lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang"

Tiếp theo là những câu dùng từ Hán Việt rất đắc địa:

"Dừng cương nghỉ ngựa non cao

Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon

Đi rồi, khuất ngựa sau non

Nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu"

Những từ Hán Việt như "lữ thứ", "tràng đạc", "tịch liêu" quả có góp phần làm cho không khí bài thơ nhuộm màu cổ kính tiêu tao. Cũng như vậy, Huy Cận có hai câu:

"Một chiếc linh hồn nhỏ

Mang mang thiên cổ sầu"

Câu thứu 2 không chỉ có từ Hán Việt mà cấu trúc ngữ pháp cũng là của Hán ngữ - đặt tính ngữ trước danh từ. Và khỏi nói, một giọng thơ, lời thơ như thế mang đậm màu sắc phương Đông cổ như thế nào. Nếu thay thế chúng bằng những từ thuần Nôm chắc chắn không khí sẽ khác đi, tựa hồ như đọc văn chương phương Đông qua bản dịch tiếng Tây chẳng hạn.

Một nhà nữa trên văn đàn Việt Nam cũng là "bậc thầy" sử dụng từ Hán Việt trong thơ. Mà hai thứ ngôn từ Việt và Hán đều nhuần nhuyễn, hỗ trợ cho nhau, chẳng hạn trong bài thơ có cái tên đặc Hán Việt "Nguyệt cầm":

"Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh

Lung linh bóng sáng bỗng rùng mình

Vì nghe nương tử trong câu hát

Đã chết đêm rằm theo nước xanh"

Chỉ với một từ "nương tử", những câu thơ bỗng trở nên cổ kính và sang trọng lạ thường, sang trọng và trang trọng. Nhưng trang trọng mà đến đường bệ là khi nhà thơ cực tả phút giây tình tự của đôi trai gái giang hồ trong "Lời kỹ nữ":

"Đây rượu nồng. Và hồn của em đây

Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử

Chớ đạp hồn em! Trăng từ viễn xứ

Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn"

Những từ "hoàng tử", "viễn xứ", "ngự" đã góp phần biến tình yêu ở đây thành một thứ nghi lễ thiêng liêng. Và nếu bàn về nội dung thì có thể nói rằng những câu thơ với từ ngữ như thế đã bày tỏ rất nhiều về thái độ của tác giả trước một thực tế mà hầu như cả xã hội đều nhìn nhận ngược lại. 

Và chúng đã bày tỏ một cách hữu hiệu vô cùng vì vẻ đẹp của chính ngôn từ mà ở đây có sự đóng góp của các từ Hán Việt. Thi sĩ Bích Khê cũng dùng một lối nói như thế khi bày tỏ lòng ngưỡng mộ không cùng của mình trước vẻ đẹp cao siêu của những bức "tranh loã thể":

"Ô! Tiên nương! Nàng lại ngự nơi này?

Nàng ở mô? Xiêm áo bỏ đâu đây?

Đem triển lãm cả tấm thân kiều diễm..."

Hãy thử thay một từ "xiêm áo" thôi bằng từ thuần Việt như "quần áo" hoặc "áo xống" chẳng hạn thì liệu câu thơ sẽ như thế nào? Rõ ràng, từ cao quý sang dung tục chỉ cách nhau có một từ, mà lại là từ đồng nghĩa hoàn toàn.

Trong văn cảnh ấy, từ Hán Việt là cách lựa chọn tối ưu nhất. Nhưng nếu ở một trường cảm xúc khác, với một thi sĩ khác, Hồ Xuân Hương chẳng hạn, trong bức tranh "Thiếu nữ ngủ ngày" thì những từ nôm na lại tỏ ra thích hợp hơn, mặc dù thi sĩ này sống trước hàng thế kỷ và trình độ Hán ngữ chắc là cao hơn gấp bội.

Nghe-thuat-su-dung-tu-Han-Viet-dinh-cao-trong-tho-9

Sau năm 1945, trong hoàn cảnh mới, xu thế chung trong sử dụng ngôn từ là giảm dần từ Hán Việt, điều đó có lý của nó, nhưng cự tuyệt hẳn từ Hán Việt là điều không thể. Trong thơ chẳng hạn, nhất là giai đoạn đầu kháng chiến, hơi hướng của từ Hán Việt còn khá mạnh. Chúng ta hẳn còn nhớ mấy câu thơ ngang tàng của chàng thi sĩ trẻ Chính Hữu trong những ngày mới bước chân vào quân ngũ và cũng là nghiệp thơ:

"Những chàng trai chưa trắng nợ phong trần

Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm

Rách tả tơi rồi đôi hài vạn dặm

Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa"

Đúng là phong vị của “Chinh phụ ngâm” với rất nhiều từ Hán Việt.

Trong nhiều yếu tố làm nên thành công của kiệt tác "Tây Tiến" của thi sĩ Quang Dũng có sự đóng góp không nhỏ của từ Hán Việt. Trong phần trước ta đã nói đến từ "xiêm áo" từng làm nên vẻ cao quý trong bức "tranh lõa thể" của thi sĩ tiền chiến Bích Khê, thì với nhà Vệ quốc quân Quang Dũng, nó vẫn có chỗ như thường:

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp"

Nếu có gì bị coi là chối tai thì phải sau vài ba năm, khi hệ thống tuyên huấn có phần cứng nhắc tác động vào văn chương, chứ thoạt đầu từ lính tráng đến thường dân người người đều thích cái khẩu khí lãng mạn mà bi hùng của đoàn quân Tây Tiến.

Một lần nữa ta lại thấy những "viễn xứ", "áo bào", "khúc độc hành" phát huy tác dụng đến thế nào. Thực ra, với những từ như “khúc độc hành”, người đọc bình thường chưa chắc mấy ai đã hiểu tận tường đầu cua tai nheo ra sao, cũng chỉ là cảm thấy lờ mờ, đại khái “độc” là “một mình”, còn “hành” là “đi”... “đi một mình” thì hẳn buồn bã, cô đơn là cái chắc, thế thôi. Nhưng ở đây, âm hưởng mới là quan trọng - từng từ một vang lên mạnh mẽ, hào sảng không gì thay thế được.

Và đó là một trong những thuộc tính hàng đầu của thơ. Yêu “Tây Tiến”, thực sự chúng ta phải biết ơn kho từ ngữ phong phú của Tiếng Việt, trong đó có bộ phận từ Hán Việt, đã cung cấp cho  thi sĩ thứ chất liệu quý báu để tạo nên kiệt tác thi ca.

(Theo Văn nghệ Công an online)

Xem thêm: Trắc nghiệm yêu văn học: Chí Phèo gặp Thị Nở trong hoàn cảnh nào, sao người rộn rạo?

Đọc thêm

Cho đến tận bây giờ, tác phẩm "Tống biệt hành" của Thâm Tâm vẫn còn nhiều ẩn số khiến người đọc mải miết đi tìm câu trả lời.

Trắc nghiệm yêu văn học: Nhân vật 'ly khách' trong 'Tống biệt hành' của Thâm Tâm là ai?
0 Bình luận

Cách đây nhiều năm, nhà văn Nguyễn Xuân Hưng đã kể lại ba câu chuyện về cảm thụ văn học vừa dí dỏm vừa sâu sắc. Đó là những chuyện mà ông cóp nhặt được từ chuyện học của con mình và bạn bè.

Ba câu chuyện 'dở mếu dở cười' về cảm thụ văn học trong nhà trường
0 Bình luận

"Tuổi thơ dữ dội" là tác phẩm đề đời của nhà văn/nhà thơ Phùng Quán. Đây là tác phẩm chân thực, xúc động về 1 thế hệ trẻ anh hùng của Việt Nam.

Trắc nghiệm yêu văn học: Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được viết trong mấy năm?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất