Một số mẩu chuyện vui về Nguyễn Tuân [Kỳ 5]: Ba "cái ngang" của ông vua tùy bút

Nói đến độ ngang thì trên văn đàn Việt Nam có lẽ chẳng ai sánh bằng Nguyễn Tuân. Đời văn chương và cả đời tư của ông cũng chứa đầy những câu chuyện ngông nghênh, ngang tàng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

BÚT DANH LẠ HOẮC

Nói đến Nguyễn Tuân, giới văn nghệ, trí thức không ai không thừa nhận tài văn chương của ông, đặc biệt là ký, nhất là tùy bút. Ông xã đã xuất bản gần 20 tác phẩm thì quá nửa số đó là bút ký.

Tùy bút của Nguyễn Tuân có một văn phong riêng, sâu sắc, uyên thâm nhưng đá đưa chút ngang ngang, vừa tài ba lại vừa đài các. Bạn đọc cứ đọc "Tùy bút Sông Đà", "Bên kia sông Tuyến", "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi"... thì sẽ thấy ngay.

Thông thường người có tài thì có tật, Nguyễn Tuân có tật ngang ngang, đại để sau đây: Ông có sáu bút danh thì ba bút danh: Ngột Lôi Quật, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc cũng đã ngang ngang rồi.

CÁC CẬU NGẠI THÌ RA XE TRƯỚC

Chuyện khác nữa, nhà thơ Tế Hanh có kể khoảng năm 1973, một đoàn nhà văn Việt Nam gồm: Nguyễn Tuân, Kim Lân, Tế Hanh được Hội Nhà văn Liên Xô (cũ) mời sang thăm. Khi đến nghĩa trang danh nhân thế giới ở Maxcơva, nơi yên nghỉ của các danh nhân nổi tiếng trên thế giới trong mọi lĩnh vực: văn học nghệ thuật, chính trị.

Mot-so-mau-chuyen-vui-ve-Nguyen-Tuan-Ky-5-h
Nhà văn Nguyễn Tuân

Khi vào nghĩa tràng này, người phiên dịch đi theo đoàn đã bố trí cho mỗi người một bó hoa, ai muốn viếng danh nhân nào thì đặt hoa lên mộ danh nhân ấy. Nguyễn Tuân yêu cầu cô phiên dịch mua cho hai bó hoa. Kim Lân đặt lên mộ của Êrenbua, còn Nguyễn Tuân đặt hoa lên mộ Sêkhốp và Gôgôn. 

Đi một đoạn chợt nhìn thấy mộ Khơrúpxốp, Nguyễn Tuân dừng lại thắp hương. Biết Kim Lân và Tế Hanh ngần ngại, Nguyễn Tuân giục Kim Lân và Tế Hanh: "Các cậu ngại thì ra xe trước".

NẾU CẮT THÌ VIẾT LẤY MÀ CẮT

Khoảng năm 1968 - 1972, hồi nhà văn Hoàng Quốc Hải còn làm biên tập tạp chí Sáng tác Hà Nội (nay là Báo Người Hà Nội). Năm đó, giặc Mỹ cho máy bay B52 leo thang ra bắn phá miền Bắc và Hà Nội. Chúng bị quân và dân ta bắn rụng tơi tả, Nguyễn Tuân viết bài về phi công Mỹ bị bắt giam trong dịp Tết âm lịch nhan đề: "Cho giặc tàu bay Mỹ nó ăn một cái Tết ta".

Nguyên văn tựa đề lúc đầu là "Cho giặc lái Hoa Kỳ nó ăn một cái Tết ta". Nhưng chữ "giặc lái" nhà văn Nguyễn Tuân lại đánh một cái hoa thị (*) và chú thích: "Người Mỹ lái máy bay"... hoặc "Công dân Hoa Kỳ lái máy bay"...

Thấy ngay cái từ chú thích trên có ý ngang ngang, nhà văn Hoàng Quốc Hải nói với bác Tuân: Thưa Bác...

Hoàng Quốc Hải... e ngại ... còn ngập ngừng, nhà văn Nguyễn Tuân biết ngập ngừng điều gì mà ngại nói, Nguyễn Tuân chốp ngay:

- Cậu ngại cái hoa thị ấy phải không? Này, Hoàng Quốc Hải cứ để đấy cho mình chọc Tô Hoài (Tô Hoài lúc đó là Tổng biên tập Tạp chí Sáng tác Hà Nội).

- Thưa bác, số báo này Nguyễn Bắc trực chứ không phải bác Tô Hoài.

  Bác Nguyễn Tuân cười, cầm lấy bản thảo:

- Ờ thôi đưa đây.

Nguyễn Tuân ngồi sửa ngay tại chỗ, gạch xóa mấy dòng, miệng lẩm nhẩm: "Mình chữa lại bản thảo cho Hoàng Quốc Hải".

Hôm sau, Nguyễn Tuân đến tòa soạn, Hoàng Quốc Hải nhắc: Anh Bắc lại dặn: "Bảo bác Tuân cắt cái đoạn ấy"... Nhưng Nguyễn Tuân quyết không cắt như ý của anh Bắc.

Mot-so-mau-chuyen-vui-ve-Nguyen-Tuan-Ky-5-d

Lần thứ ba bác Tuân lại đến tòa soạn - đúng lúc có Nguyễn Bắc (lúc đó là Phó Tổng biên tập và là Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội).

Thấy Nguyễn Tuân, Nguyễn Bắc reo lên:

- A may quá bác Tuân?

- Gì thế Nguyễn Bắc?

- Cái bài của anh

- Bài làm sao?

- Cái chỗ này anh phải xem lại cho...

 Sau khi hai người tranh luận - người bảo để nguyên, người bảo cắt. Nguyễn Tuân thuyết phục Nguyễn Bắc không nghe, liền đổi sắc mặt bực bội:

- Sao phải cắt?

- Tôi thấy cứng quá!

Nguyễn Tuân đứng lên nói dằn từng tiếng: "Này nhé, anh muốn cắt của tôi thì anh viết lấy mà cắt".

Nguyễn Tuân quay lưng đi thẳng.

(Theo Lê Hồng Bảo Uyên/ Văn nghệ Công an Online)

Xem thêm: Một số mẩu chuyện vui về Nguyễn Tuân [kỳ 4]: Khoanh giò thời tem phiếu

Đọc thêm

Nhận xét về bậc đàn anh thân thiết, nhà văn Kim Lân từng viết: "Nguyễn Tuân, anh là người sung sướng nhất". Và quả vậy, nhìn cuộc đời của Nguyễn Tuân thì thấy, dù có những lúc gian nan nhưng ông vẫn là người "sung sướng".

Một số mẩu chuyện vui về Nguyễn Tuân [kỳ 1]: Nhà văn với chú bé thích chen ngang và nhà phê bình cơ hội
0 Bình luận

Sinh thời, Nguyễn Tuân không ưa các nhà phê bình. Ông chỉ mong, họ sống "bất tử" để khi ông xuống âm phủ sẽ không phải sống chung với họ.

 Một số mẩu chuyện vui về Nguyễn Tuân [kỳ 2]: Chỉ mong các nhà phê bình 'bất tử'
0 Bình luận

Nguyễn Tuân hiện lên trong lời kể của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Trai đầy những chi tiết sống động của đời thường mà nếu chỉ đọc văn ông độc giả sẽ không bao giờ hiểu được…

Một số mẩu chuyện vui về Nguyễn Tuân [kỳ 3]: 'Nhà tôi có gien giang hồ'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất