Lyric Em ơi Hà Nội phố của cố nhạc sĩ Phú Quang

Em ơi Hà Nội phố là nhạc phẩm xuất sắc của nhạc sĩ Phú Quang lúc sinh thời. Cho đến nay, nhạc phẩm này vẫn được rất nhiều ca sĩ trẻ và khán giả yêu mến.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sống Đẹp xin gửi đến quý vị độc giả lyric "Em ơi Hà Nội phố" của cố nhạc sĩ Phú Quang:

Em ơi, Hà Nội phố

Ta còn em mùi hoàng lan

Ta còn em mùi hoa sữa

Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ

Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm.

[ĐK:]

Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông

Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông

Mảnh trăng mồ côi mùa đông

Mùa đông năm ấy, tiếng dương cầm trong căn nhà đổ

Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân.

Ta còn em một màu xanh thời gian

Một chiều phai tóc em bay chợt nhòa, chợt hiện

Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố

Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường.

Ta còn em hàng phố cũ rêu phong

Và từng mái ngói xô nghiêng nao nao kỷ niệm

Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng

Chợt hoàng hôn về từ bao giờ.

Lyric-Em-oi-Ha-Noi-pho-cua-co-nhac-si-Phu-Quang-6

Sáng ngày 8/12, nhạc sĩ Phú Quang qua đời sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật. Sự ra đi của ông là sự mất mát lớn đối với gia đình và nền âm nhạc Việt Nam.

Và nhạc khúc "Em ơi Hà Nội phố" ra đời năm 1986 là dấu ấn trong sự nghiệp âm nhạc của người nhạc sĩ tài hoa này. Ca khúc đáp ứng mọi yêu cầu về nghệ thuật lẫn đại chúng, đáp ứng mọi lứa tuổi này đã đưa Phú Quang lên đài danh vọng để rồi bền bỉ trụ hạng từ đó đến nay với lượng tác phẩm đồ sộ, tăng dần theo thời gian.

Trước sự mất mát này, khắp các trang mạng xã hội đã gửi lời chia buồn, bày tỏ lời tiễn biệt với nhạc sĩ tài hoa:

- Xin vĩnh biệt một nhạc sĩ tài hoa, một cây đại thụ nền âm nhạc Việt Nam.

- Vĩnh biệt bác - người nhạc sĩ của những bài hát buồn đến nao lòng.

- Có một thế hệ những người nhạc sĩ tài hoa viết những bài hát rất hay, rất hiền và ý nghĩa...Lại thêm một người nữa đi về thế giới người hiền.

- Yêu và thích hát những ca khúc của chú sáng tác. Vãng sanh về cõi an lành chú nhé.

- Vô cùng tiếc thương! Nhạc sĩ ra đi nhưng những bản nhạc, bài ca của ông còn mãi với thời gian. Cầu chúc cho linh hồn ông phiêu diêu nơi miền cực lạc!

- "Kỷ niệm như rêu, anh níu vào chợt ngã, tình xưa giờ quá xa". Vĩnh biệt nhạc sĩ tài hoa, điều gì rồi cũng sẽ qua đi như quy luật bất biến đất trời.

Xem thêm: Vĩnh biệt nhạc sĩ Phú Quang - người nghệ sĩ đa tài, đa tình, đa cảm nhưng rất lạc quan trước bệnh tật

Đọc thêm

Những cảm xúc từ thuở nhỏ khi thấy mẹ tần tảo sớm hôm đã lớn sần, để sau này nhạc sĩ Y Vân có thể sáng tác ra Lòng Mẹ - ca khúc nhạc Việt về mẹ nổi tiếng nhất.

Bài hát Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân: Xứng danh “quốc ca của tình mẫu tử”
0 Bình luận

Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Phần đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện sau thời gian chống chọi với căn bệnh viêm phổi.

Vĩnh biệt nhạc sĩ Nguyễn Hữu Phần - em trai NSƯT Quốc Hòa
0 Bình luận

Sau 3 tuần điều trị COVID-19 tại bệnh viện, nhạc sĩ Khải Hoàn đã qua đời. Con trai nhạc sĩ cho biết, cha có bệnh nền là đau dạ dày.

Tin buồn: NSƯT - Nhạc sĩ Khải Hoàn gục ngã trước COVID-19
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất