Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung: Một bà mẹ lạnh nhạt...

Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung là người con gái thông minh, tài ba, gan dạ và có chí lớn, có đầu óc tổ chức phi thường. Nhưng lại hành xử tàn nhẫn với con gái ruột.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sách Đại Việt sử ký toàn thư của nhà Trần trong lịch sử phong kiến Việt Nam ở thế kỷ 13 có nguồn gốc xuất thân từ nghề chài lưới. Vì thế, các con sau khi sinh ra thường được đặt tên theo các loài cá. Và Trần Thị Dung là em gái của Trần Lý, em gái kế của Trần Thừa và Trần Tự Khánh, tức là cô ruột của vua Trần Thái Tông (1226-1258) vốn có tên thật là Trần Thị Ngừ. Bà sinh ra và lớn lên ở thôn Gia Lưu, Hải Ấp (nay là làng Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Năm 1209, kinh thành Thăng Long có biến bởi loạn Quách Bốc (Bốc là bộ tướng của Phạm Bỉnh Di cho rằng vua Lý giam cha con Di rất sai trái nên làm phản đánh phá kinh thành), thái tử nhà Lý là Lý Hạo Sảm và một số tùy tòng chạy trốn về Hải Ấp (nay thuộc Lưu Xá, Hưng Hà, Thái Bình).

Khi vào trong làng thấy ngôi nhà khang trang khuất sau một cánh cổng, bề thế, kín đáo, mọi người mời thái tử Sảm gõ cửa rồi xin chủ vào nghỉ. Sau khi phân ngôi chủ - khách, được biết chủ nhà Trần Lý (có tên khác là Trần Chép) có thời cầm đầu một phường chài lưới rất bản lĩnh, lúc đó đã thành hào trưởng giàu có, thế lực nhất vùng.

Lát sau, Trần Lý truyền con gái là Trần Thị Dung ra dâng trà. Thấy Dung đậm đà, duyên dáng, thái tử ngỏ ý xin được chắp mối lương duyên. Cả nhà Trần Lý vui mừng đồng ý, chỉ có 1 người tỏ thái độ phản đối ngầm bằng ánh mắt và cử chỉ - đó là em họ tên Trần Thủ Độ. 

linh-tu-quoc-mau-tran-thi-dung-mot-ba-me-lanh-nhat-78
Tranh minh họa

Nhân cơ hội này, Trần Lý và cậu ruột bà là Trần Trung Từ đã ra tay giúp nhà Lý để phát triển thế lực nên gả bà cho thái tử Lý Sảm, rồi sau đó tập hợp lực lượng tham gia dẹp Quách Bốc.

Sau khi loạn Quách Bốc bị dẹp, Trần Lý tử trận, người cậu là Tô Trung Từ trở thành đại thần nhà Lý. Năm 1210, vua Lý Cao Tông mất và thái tử Sảm lên ngôi, tức là Lý Huệ Tông. Vừa lên ngôi, vua Huệ Tông sai đón Trần Thị Dung về triều, nhưng Trần Tự Khánh không cho. Vì lúc trước, Tô Trung Từ giành lấy vua Lý Huệ Tông từ tay anh em họ Trần nên nảy sinh mâu thuẫn với Trần Tự Khánh. Và khi ấy, vua Lý Cao Tông chết chưa kịp chôn, nhưng giữa Tô Trung Từ và các đại thần có thế lực cũ của nhà Lý đã xảy ra xung đột dữ dội để tranh quyền. Tô Trung Từ ra tay giết chết Đỗ Kính Tu, Đỗ Thế Quy và giằng co với Đỗ Quảng.

Đến đầu năm 1211, vua Lý Huệ Tông lại sai người đi đón Trần Thị Dung. Lần này thì Trần Tự Khánh đồng ý để bà về triều, sai hai tỳ tướng Phan Lân, Nguyễn Ngạnh cầm quân hộ tống. Khi quân hộ tống bà tới Thăng Long, đúng lúc Tô Trung Từ đang đánh nhau to với Đỗ Quảng. Tô Trung Từ hợp binh với hai tướng Phan Lân, Nguyễn Ngạnh và phá tan quân của Đỗ Quảng.

Sau khi về cung, Trần Thị Dung được phong làm nguyên phi và bà sinh được 2 người con gái với Lý Huệ Tông là công chúa Thuận Thiên Lý Ngọc Oanh và công chúa Chiêu Thánh (Phật Kim) - sau này trở thành Lý Chiêu Hoàng. Cũng từ đây, cuộc đời của Trần Thị Dung luôn gắn chặt với giai đoạn cuối của vương triều Lý và thời kỳ đầu của nhà Trần. Có thể nói, bà là người có công đầu tiên trong việc đưa họ Trần vào triều đình nhà Lý để rồi sau này nhà Trần thay nhà Lý.

Song, với nhà Trần thì như vậy, nhưng với người đương thời lại có ấn tượng không mấy tốt về bà. Đó là chuyện bà đã nhẫn tâm gây điều ác với chính con của mình. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép, sau khi nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức vua Trần Thái Tông, Lý Chiêu Hoàng được phong làm Chiêu Thánh hoàng hậu và giữa hai người có cuộc sống vợ chồng hạnh phúc. Nhưng 7 năm sau, khi Chiêu Thánh 14 tuổi thì hạ sinh con trai là hoàng tử Trịnh nhưng hoàng tử không may mất ngay sau khi sinh. Từ đó, Chiêu Thánh đau ốm liên miên và không sinh được người con nào với vua Trần Thái Tông nữa.

Đến năm 1237, Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung (lúc đó là công chúa Thiên Cực) đã ép Trần Cảnh phải bỏ Chiêu Thánh để lấy chị dâu (vợ Trần Liễu, chị gái Chiêu Thánh) là công chúa Thuận Thiên đang có thai 3 tháng. Trần Cảnh lúc đầu phản đối, bỏ ngôi vua lên chùa Phù Vân ở Quảng Yên. Trần Thủ Độ vừa dỗ vừa gây sức ép, cuối cùng vua cũng phải nghe theo. Không còn chỗ bấu víu, Chiêu Thánh bị giáng xuống làm công chúa.

Vậy là mới 19 tuổi, Chiêu Thánh công chúa đang từ ngôi cao tột đỉnh của danh vọng, địa vị và hạnh phúc đã lâm vào cảnh mất ngôi, mất chồng, không con cái và điều đáng đau lòng bị chính người mẹ dứt ruột đẻ ra thông đồng với Trần Thủ Độ ép uổng. Chưa hết, chính vì việc này mà Chiêu Thánh phải mang trọng tội với dòng tộc là không giữ được ngôi vua mà họ Lý gìn giữ hơn 200 năm qua...

Lời bàn:

Cứ theo nội dung của giai thoại trên thì Trần Thị Dung từ một cô thôn nữ bỗng trở thành hoàng hậu rồi cao hơn nữa là "Linh từ Quốc mẫu". Chỉ với nhiêu đó cũng đã quá đủ để người đương thời cũng như hậu thế ngày nay phải thừa nhận Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung là người con gái thông minh, tài ba, gan dạ và có chí lớn, có đầu óc tổ chức phi thường. Theo sử cũ, khi Trần Thủ Độ chưa xuất hiện, bà là người cáng đáng toàn bộ sự vất vả gian truân, trầm luân để mở nghiệp nhà Trần. Đến lúc có Trần Thủ Độ trong cung đình, bà đã cộng tác đắc lực với Trần Thủ Độ trong việc khai sinh và xây dựng triều đại nhà Trần, đáp ứng được đòi hỏi xây dựng một đất nước vững mạnh để chống giặc Nguyên - Mông đang lăm le xâm lược Đại Việt.

Tuy nhiên, với nhà Lý và với ngay chính con đẻ của mình thì Trần Thị Dung lại là người phụ nữ tàn nhẫn đến mức bất chấp cả luân thường đạo lý. Thế mới hay rằng, vì quyền lực thì ngay cả một nữ hoàng cũng không từ mọi thủ đoạn và sẵn sàng "ra tay" với cốt nhục và thậm chí còn "máu lạnh" cả với bậc đế vương. Âu đó cũng là quy luật của chế độ phong kiến và chính vì quy luật này mà mong rằng hậu thế đừng vì vậy mà phủ nhận công lao của Linh từ Quốc mẫu đối với lịch sử dân tộc thời kỳ đầu nhà Trần - một triều đại mở ra những trang sử oanh liệt nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Xem thêm: Loạt tiên đoán ứng nghiệm của vị tể tướng cố giữ cơ nghiệp nhà Trần [Kỳ 1]: Nhìn thấu dã tâm của Hồ Quý Ly

Đọc thêm

Tháng 2/1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần Thiếu Đế, xưng là Thánh Nguyên, lập con trai tên Hán Thương làm thái tử. Ấy là khi bên Trung Quốc đang đánh nhau loạn xạ.

Vì sao Hồ Quý Ly nhất định phải cướp ngôi nhà Trần vào đúng năm 1400 mà không phải sớm hơn hay muộn hơn?
0 Bình luận

Sau vua Trần Anh Tông, các đời vua Trần ngày càng không còn tín ngưỡng Phật pháp như trước khiến vương triều dần suy yếu, ngoại bang nhăm nhe nhòm ngó... 

Không còn tín ngưỡng, nhà Trần tất suy yếu - quan điểm này đúng không?
0 Bình luận

Các nhà quân sự xưa đều xác định, khi có giặc thì chiến thuật du kích là phù hợp nhất. Nhưng không phải vì thế mà quân đội ta thời xưa không tập trận. Vì chỉ khi tập trận mới tạo ra được sức mạnh của quân đội. Vậy, nhà Trần đã tập trận như thế nào?

Thời nhà Trần, quân đội tập trận đồ đánh giặc như thế nào?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất