Lê Minh Giao - chàng trai trở thành thủ khoa kép nhờ lòng tốt của cộng đồng

Tuổi thơ của Lê Minh Dao là chuỗi ngày nghèo đói bủa vây, nhất là khi cậu học lớp 5, người anh trai phát bệnh tâm thần. Kinh tế gia đình ngày càng khánh kiệt...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cha Giao, ông Lê Văn Chí, 57 tuổi, ở xã Tân Hưng, huyện Long Phú ngày làm bảo vệ, tối tranh thủ đạp xe vào thị trấn nhặt ve chai. Nhà nghèo, ông thường xuyên nhịn đói nhường cái ăn cho 7 người con nên nhiều lần ngất xỉu, cuối cùng bị đuổi việc đành phải về quê làm thuê làm mướn.

Mẹ cậu, bà Lê Thị Hòa, 58 tuổi, làm đủ nghề từ mò cua bắt ốc, dặm lúa, cho đến bán bánh mỳ, vé số. Đôi chân bà đi khắp các ấp để bán bánh từ mờ sáng đến tận lúc mặt trời tắt bóng.

"Ngày nào mẹ đi làm về đôi chân cũng sưng phồng, khuôn mặt mỏi mệt. Có những bữa về được đến nhà, mệt quá xỉu luôn", Lê Minh Giao, 24 tuổi, kể.

Hoàn cảnh gia đình lâm vào cùng cực khi con gái út cũng mắc bệnh tâm thần. Người con cả thường xuyên lên cơn đập phá đồ đạc, đánh đuổi mọi người. Minh Giao luôn phải kè kè sách vở bên người, phòng trường hợp anh đuổi đánh không có cái học.

Một tối năm Giao học lớp 7, cả gia đình đang ngủ trong căn nhà lá trống trước hở sau. Người con cả nổi lửa đốt nhà, ông Chí chỉ kịp hô vợ con tháo chạy. Mọi đồ đạc bị thiêu rụi hết.

le-minh-giao-chang-trai-tro-thanh-thu-khoa-kep-nho-long-tot
Vợ chồng ông Chí, bà Hòa và con gái út trước căn nhà lá, khi được nhà báo Hồng Thúy của chương trình "Sát cánh cùng gia đình Việt" về thăm, vào tháng 8/2019

Cả gia đình phải chuyển tới căn nhà bỏ hoang của bà ngoại, 9 thành viên chen chúc, không điện, không nước sạch. Giao và em trai Minh Hảo phải học bài dưới ánh đèn cầy. Nhiều bữa mẹ hết tiền mua dầu, hai anh em dắt nhau sang hàng xóm học ké ánh điện.

"Đó là thời kỳ tăm tối nhất của tuổi thơ em", Giao nói.

Mặc cảm với hoàn cảnh nên cậu đã xin cô chủ nhiệm cho nghỉ học để đi làm. Nhưng cô giáo động viên chỉ có học mới thay đổi được vận mệnh gia đình. "Cô giáo như bà tiên, tự bỏ tiền đóng góp mọi khoản ở trường và thường xuyên hỗ trợ thực phẩm cho gia đình em", Giao kể.

Không phụ lòng cô giáo, cậu bé đạt điểm tổng kết trung bình THCS cao nhất toàn khóa và nhận bằng khen của chủ tịch tỉnh. Đến cuối năm lớp 9, Giao quyết tâm thi vào trường dân tộc nội trú để đỡ gánh nặng cho cha mẹ và trở thành người có điểm thi đầu vào cao nhất năm ấy.

Song song học tập, Giao còn đi làm thêm mỗi cuối tuần và nghỉ hè. Chàng trai còn nhớ ngày đầu tiên làm trong nhà máy chế biến hải sản, hai bàn tay tái nhợt, bê vác rất mệt mỏi nhưng cuối ngày được trả công 80.000 đồng là bao nhiêu vất vả tan biến hết. Giao mang về đưa cho mẹ, nhưng bà nói cứ giữ lại để lo cho học tập.

Từ đó, mỗi mùa hè cậu thiếu niên lại nuôi con lợn đất, bỏ tất cả tiền kiếm được vào để chi tiêu học hành. Khoản tiền có hạn nên nhiều khi nhớ cha mẹ, anh em, Giao cũng không dám về thăm nhà. Cha có xuống thăm, cho vài chục nghìn nhưng Giao không lấy, bảo để lo cho anh hai và em gái.

"Từ cuối những năm cấp hai, thằng bé đã tự lập cuộc sống của mình, không để bố mẹ phải lo nữa", ông Chí chia sẻ.

Trong các môn học, Minh Giao có đam mê đặc biệt với Lịch sử do ngày bé thường được nằm trong lòng cha nghe kể chuyện chiến trường. Năm lớp 11, cậu đoạt giải Ba kỳ thi học sinh giỏi môn lịch sử cấp tỉnh và được vào vòng quốc gia. Cậu cũng được kết nạp Đảng từ lớp 12 và chọn thi ngành Xây dựng đảng và chính quyền nhà nước của Học viện Cán bộ TP. HCM

‏Một ngày giữa tháng 8/2019, Minh Giao đang làm việc trong một công ty điện tử ở Bình Dương thì nhận được tin báo trúng tuyển và còn là thủ khoa đầu vào của Học viện. Cậu sung sướng và bất ngờ, liền điện ngay về cho cha mẹ.

Ông Chí tự hào chạy đi khoe khắp xóm. Nhưng rồi ông cũng lo "biết lấy tiền đâu cho con đi nhập học bây giờ?". Con trai nói sẽ lên trường bảo lưu kết quả để đi làm một năm dành dụm.

Trong nỗi trằn trọc, ông chợt nhớ đến chương trình từ thiện Sát cánh cùng gia đình Việt của Đài tiếng nói nhân dân TP HCM. "Khoan đã con ơi, ngày mai cha lên đó cùng con đi tìm chương trình nhờ giúp đỡ", ông Chí nhắn nhủ. Sau cuộc gọi, Giao đã nhắn tin cho chương trình chia sẻ về hoàn cảnh.

Vừa lúc đó, ekip của chương trình đang đi khánh thành cầu ở Sóc Trăng nên tìm đường đến thăm nhà Giao luôn. Nhà báo Hồng Thúy chia sẻ, khi vừa đến nơi, cả ekip đứng lặng trước căn nhà lá xơ xác, nền đất lô nhô, ba chiếc giường kê ọp ẹp. Người mẹ và em út đứng bên nhau thất thần, còn người con cả cởi trần cầm gậy.

Câu chuyện "Thằng Giao trúng thủ khoa rồi bà con ơi", được phát sóng đã lay động triệu con tim và nhận được gần một tỷ đồng hỗ trợ. Cuộc sống của gia đình thay đổi chỉ sau một đêm. Gia đình được xây tặng một căn nhà kiên cố. Anh hai và em út của Giao được đưa đi khám chữa bệnh. Từ khi được uống thuốc đều đặn sức khỏe hai người ổn định, hiện có thể làm được việc nhà. Em trai Minh Hảo cũng được hỗ trợ học cấp ba, năm sau trúng tuyển vào Học viện Biên phòng ở Hà Nội.

le-minh-giao-chang-trai-tro-thanh-thu-khoa-kep-nho-long-tot-7
Minh Giao trong ngày tốt nghiệp Học viện cán bộ TP HCM, cuối tháng 10/2023

Riêng Minh Giao được chương trình làm cho một cuốn sổ tiết kiệm 240 triệu để yên tâm học hành. "Mọi thứ cứ như một giấc mơ đẹp", Giao nói. Cậu và gia đình ủng hộ lại chương trình 400 triệu đồng để để hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn khác.

Có khoản tiết kiệm nhưng Giao không ỷ lại vì cho rằng "sự nhàn nhã làm con người thui chột ý chí". Bắt đầu từ kỳ hai năm nhất, nam sinh này đi làm nhân viên cửa hàng tiện lợi. Nhưng vì làm ca từ 22h đến 6h sáng, sau đó lại lên giảng đường nên cậu mệt mỏi, tiếp thu bài không tốt và điểm số không đạt kỳ vọng. Giữa một bên là khát khao được dành thời gian học với một bên phải trang trải cuộc sống khiến chàng trai áp lực.

"Có những lúc em tủi thân khi nhìn các bạn được gia đình bao bọc, còn bản thân phải xoay theo vòng quay cơm áo. Em đã muốn gọi về nói cho bố mẹ biết áp lực của mình", Giao bộc bạch.

Nhưng cũng chỉ có vài ngày đuối lòng đó, chàng trai vực dậy bản thân. Thay vì làm thêm cố định, Giao chuyển sang làm các công việc nhận lương theo ngày để có thể chủ động thời gian. Hai ngày cuối tuần cậu thường "chạy sô" ba công việc, nhiều hôm trở về lúc đã quá nửa đêm, thời gian ngủ chỉ 4-5 tiếng mỗi ngày.

Do ít thời gian học tập nên Minh Giao cố gắng tiếp thu 60% kiến thức ngay trên lớp. Đến gần ngày thi, cậu sẽ dành 100% thời gian ôn luyện ở thư viện. Dù bận đi làm, chàng trai vẫn tích cực tham gia công tác đoàn.

Bằng tiền đi làm thêm, Giao trang trải cuộc sống sinh viên. Học phí gần như không mất vì đã có học bổng bù lại. Giao chỉ sử dụng đến khoản mạnh thường quân tặng cho những chi phí học tập khác như các khóa học tiếng Anh, Tin học, hỗ trợ bố mẹ ở nhà và em trai học trường quân đội.

Một ngày cuối tháng 10 vừa qua, Lê Minh Giao thông báo cho cha mẹ và những người giúp đỡ em đã tốt nghiệp với điểm trung bình tích lũy 8,57/10, là thủ khoa đầu ra của Học viện cán bộ TP HCM 2023. Lần này, vợ chồng ông Chí không còn sự lo lắng nào, chỉ có niềm vui.

"Có những thời điểm rất khó khăn trong bốn năm qua, nhưng nghĩ đến mẹ cha và các cô chú đã giúp đỡ là em lại có động lực vực dậy", chàng thủ khoa kép nói.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Lòng tốt cần được đặt đúng chỗ - Câu chuyện sâu sắc đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Người khôn ngoan phải hiểu rằng, hành thiện cũng phải lý trí và sắc bén, nếu chỉ luôn đóng vai trò bỏ ra, cho đi thứ giúp bạn chỉ là lòng tham, là kẻ thù, là sự vô ơn.

Người khôn ngoan phải biết: Lòng tốt cần có giới hạn và nguyên tắc
0 Bình luận

2 lần nhường cơ hội kiếm tiền cho bạn, nhiều năm sau, cậu bé nghèo nhận được 1 khoản đầu tư, trở thành người mà cả thế giới biết đến. Vậy mới nói, lòng tốt trao đi thì không bao giờ lãng phí.

'Cậu bé nghèo 2 lần nhường cơ hội kiếm tiền cho bạn' - câu chuyện ý nghĩa về lòng tốt
0 Bình luận

Tỷ phú dạy con bí quyết kiếm tiền không nằm ở phương pháp mà nằm ở đạo lý làm người. Chỉ lo chạy theo lợi nhuận, đó là hành vi của kẻ tầm thường. Hiểu được chia sẻ lợi nhuận mới là sự khôn ngoan của người siêu thường.

Tỷ phú dạy con bí quyết kiếm tiền: Đỉnh cao của sự khôn ngoan chính là lòng tốt
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 giờ trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 10 giờ trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất