Tài kinh doanh đáng nể của phụ nữ Hà Nội xưa: Một chữ bẻ đôi không biết nhưng tính tiền cực chuẩn

Thời xưa, ngồi bán hàng ngoài chợ chủ yếu là đàn bà, con gái. Đa phần họ đều không biết chữ nhưng lại tính toán cực đỉnh. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thời nhà Lý, Tây Nhai tương ứng chợ Ngọc Hà ngày nay đã là chợ lớn nhất Thăng Long nói riêng và Đại Việt nói chung với đủ mọi mặt hàng từ cao cấp đến bình dân. Hầu hết những tiểu thương là đàn bà, con gái. 

Đến  thế kỷ 16, Thăng Long nhiều chợ hơn và người phương Tây đến đất này thấy quá nhiều chợ nên họ gọi là Kẻ Chợ. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng, chỉ có  Thăng Long mới được gọi là Kẻ Chợ còn các nơi khác là Kẻ Quê.

Vợ giỏi kinh doanh, chồng được nhờ

Ca dao tục ngữ xưa có nhiều câu nói về con gái Thăng Long đảm đam: "Em là con gái Phụng Thiên/Bán rau mua bút, mua nghiên cho chồng" hay "Em là con gái Kẻ Mơ/Em đi bán rượu tình cờ gặp anh". 

Theo các nghiên cứu về Thăng Long xưa thì hầu hết các gia đình giàu có ngày xưa đều do công của các bà, các con. Tác giả William Dampier trong cuốn sách "Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài" (năm 1688) đã đánh giá cao khả năng buôn bán của phụ nữ Thăng Long, đặc biệt là những người làm nghề đổi tiền: "Đổi tiền là một nghề quan trọng ở đây. Hầu hết họ là phụ nữ và rất khéo léo, khôn ngoan. Họ thực hiện công việc về đêm, biết cách sinh lời giỏi chẳng kém các nhà buôn cổ phần tinh quái nhất ở London".

kinh-ngac-voi-tai-kinh-doanh-cua-phu-nu-ha-noi-xua-5

Vào thế kỷ 18 ở phố Hàng Ngang có cụ Diện Thái chuyên buôn chè và thuốc lào. Nhờ kinh doanh hai mặt hàng này mà nhanh chóng trở nên giàu có. Chồng cụ cũng nhờ vậy mà được hưởng phúc chỉ việc ăn, đọc sách, đàm đạo với các nhà Nho. Thậm chí còn lấy tiền của vợ đi mua sách hay thuê người chép những trước tác Trung Hoa rồi lập thư viện gia đình. 

Cũng nhờ giàu có mà cụ Diên Thái nuôi thầy Phạm Đình Hổ dạy con. Vì thế con cụ đỗ kỳ thi Hương được triều đình bổ làm quan huyện. 

Cũng vì làm thầy cho nhà buôn giàu có Diêm Thái mà Phạm Đình Hổ có cơ hội đọc hết tủ sách nhà cụ, có cơ hội quan hệ với các nhà Nho trên đất Thăng Long để sau đó viết ra cuốn "Vũ Trung tùy bút" - cuốn sách không chỉ là thái độ của một nhà Nho với triều đình phong kiến mà còn là nguồn sử liệu quý hiếm về Thăng Long xưa.

Nhất Cống Sùng, nhì Cống Vẽ

Ở thế kỷ 19, thành ngữ Hà Nội có câu: "Nhất Cống Sùng, nhì Cống Vẽ". Bà Cống Vẽ ở phố Hàng Gai, bà Cống Sùng ở phố Hàng Bông - đây là 2 người phụ nữ giàu nhất thành Hà Nội thời vua Tự Đức. Bà Cống Vẽ (bà quê Kẻ Vẽ, nay thuộc phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) chuyên buôn bán sợi gai, bao gai. Còn bà Cống Sùng chuyên buôn bán bông, một nguyên liệu quan trọng làm ra vải, chăn, áo ấm. 

Năm 1883, chính quyền Pháp đã lấy nhà Cống Vẽ ở phố Hàng Gai làm trụ sở Tòa Công sứ đầu tiên vì nhà bà thuộc loại đẹp và sang nhất Hà Nội khi đó. Khi xây xong Tòa Công sứ của mình, người Pháp đã phải trả lại nhà và đền tiền cho bà trong quãng thời gian ở đó khiến bà không buôn bán được.

kinh-ngac-voi-tai-kinh-doanh-cua-phu-nu-ha-noi-xua

Đến lúc người Pháp nắn lại phố cho thẳng, họ cũng trả ơn bằng cách xén nhà bà làm vỉa hè (đoạn phố không có hè ấy nay vẫn còn). Đến cuối thế kỷ 19, vợ nhà yêu nước Lương Văn Can (được gọi là bà Cử) cũng buôn bán giỏi giang để chồng có tiền mở và duy trì phong trào Đông Kinh nghĩa thục. 

Đầu thế kỷ 20 thì có bà Hoàng Thị Minh Hồ (vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô), bà Vương Thị Lài... là con gái phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Gai xưa buôn bán giỏi đến mức họ có quyền chọn chồng.

Khi đó có câu "phi Cao đẳng bất thành phu phụ", ý là các chàng trai không học cao đẳng thì đừng bao giờ nghĩ đến việc lấy họ làm vợ. Đáng khâm phục là các bà, các cô xưa hầu như đều không được cha mẹ cho đi học chữ, học tính toán. 

Chuyện buôn bán do đàn bà chuyên trách

Có 3 điều rất lạ là việc buôn bán ở châu Á xưa và nay thường xuyên do đàn ông đảm nhiệm, thế nhưng ở Việt Nam lại hoàn toàn do đàn bà con gái chuyên trách. Điều lạ thứ hai là theo quy định của Nho giáo thì một người phụ nữ mẫu mực phải là người chịu sống phụ thuộc vào một người đàn ông là cha, chồng, hoặc cho trai trong suốt cuộc đời họ.

Họ không có tư cách riêng, cũng như không bao giờ được khuyến khích thể hiện năng lực cá nhân, không được tham gia vào các sinh hoạt chính trị liên quan đến chính cuộc sống của họ. Vậy tại sao các bà, các cô ngày xưa lại làm công việc kiếm tiền, tay hòm chìa khóa giỏi như vậy? 

Và điều lạ lùng thứ ba là các bà không được cha mẹ cho đi học chữ Nho, không được tính toán như đàn ông vì quan niệm "đàn bà học chữ để cãi chồng". Ấy vậy mà họ vẫn kinh doanh được, và kinh doanh rất giỏi. 

kinh-ngac-voi-tai-kinh-doanh-cua-phu-nu-ha-noi-xua-9

Vào cuối thế kỷ 19, vì buôn bán phải nộp thuế nên một số hiệu buôn lớn ở Hà Nội đã thuê các thầy Ký tận trong Sài Gòn để tính toán lỗ lãi. Đến nửa đầu thế kỷ 20, khi số người Hà Nội có bằng Thành chung hay bằng Tú tài bản địa (còn gọi là Tú tài 1) nhiều lên thì các hiệu không thuê các thầy KLys từ Sài Gòn nữa mà thuê người Hà Nội để giảm chi phí.

Thế nhưng nhiều cô bác, các cô không biết chữa, buôn bài bán bè rất lớn nhưng chẳng ai thuê. Đầu họ như máy tính thời nay, không có sổ sách nhưng các bà nhớ như in từng số lẻ ai nợ, ai thiếu, không sai cắc nào. Đây là điều mà nhiều nhà nghiên cứu lịch sử không giải thích được.

Không chỉ kiếm tiền làm giàu và tay hòm chìa khóa, các bà còn ứng xử với bên nhà chồng rất biết điều và nín nhịn. Các bà luôn coi chồng là chiếc cột cái về tinh thần trong gia đình, không bao giờ tỏ ra mình là kẻ làm ra tiền cho dù ở chợ họ chẳng sợ ai. Đó cũng là đức tính hy sinh của phụ nữ Việt Nam, một điều cũng rất lạ.

Xem thêm: Cuộc đời lẩn khuất nhiều bi kịch của Me Tư Hồng - nữ đại gia đầu tiên tại Việt Nam

Đọc thêm

Đại gia Xuân Trường ở Ninh Bình được biết đến là người giản dị, kín tiếng. Nhiều năm qua ông đã bỏ ra hàng nghìn tỷ để xây dựng các quần thể chùa ở Hà Nam và Ninh Bình, với mong muốn đưa những ngôi chùa Việt trở thành di sản thế giới.

Chân dung đại gia kín tiếng ở Ninh Bình, sống giản dị, thích ăn chay, mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng xây chùa
0 Bình luận

Nhiều người nói họ "gàn dở", bỏ sự nghiệp và khối tài sản kếch xù để lên núi đi tu, ở ẩn. Thế nhưng với họ, đó là con đường đúng đắn để tìm lại bản thân, ngẫm việc đời.

4 đại gia Việt đột ngột buông bỏ sự nghiệp lên núi đi tu, suy ngẫm về cuộc đời
0 Bình luận

Đặng Lê Nguyên Vũ không nhận mình là Phật tử nhưng dường như đạo Phật và những lời Phật dạy đã ngấm sâu vào máu mủ của ông.

'Vua cà phê' Đặng Lê Nguyên Vũ: Vị đại gia 49 ngày nhịn ăn ngồi thiền trên núi với những hiểu biết sâu về Phật pháp
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất