Từ cậu học sinh bỏ học đến Hiệu trưởng ĐH Sư phạm HN: Chọn nghề giáo để dạy học trò biết yêu thương

Cậu bé Minh từng bỏ học cả tháng nhưng không bị trách phạt. Sau này, Minh quyết định chọn học Sư phạm để dạy học trò biết yêu thương.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một ngày tháng 10, mặc áo phông, đeo giày thể thao, thầy Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, xuất hiện trên sân vận động rồi sút bóng vào khung thành của Khuất Văn Nam, sinh viên năm thứ ba. Cả thầy và trò cười tươi.

"Đời sinh viên mấy ai được như vậy. Có lẽ đó là khoảng khắc em trân trọng nhất với người thầy đáng kính của toàn trường", Nam chia sẻ.

Với sinh viên Sư phạm, hình ảnh thầy hiệu trưởng vỗ vai học trò trên sân trường, có mặt ở ký túc xá trong buổi tối đầu tiên nhập học, đã quá quen thuộc. Còn với thầy Minh, đó là cách để dạy học trò về tình yêu thương - điều quan trọng nhất với mỗi nhà giáo, cũng là điều thầy tâm niệm khi chọn nghề sư phạm.

gs-nguyen-van-minh-tu-cau-hoc-sinh-bo-hoc-den-hieu-truong-su-pham-hn-7
GS Nguyễn Văn Minh

Thầy Minh năm nay 60 tuổi, quê Quảng Trị. Năm 1978, học hết cấp 2, cậu bé Minh phải thi vào trường cấp 3 Đông Hà cách nhà 24 km vì không có trường nào gần hơn. Khó khăn bủa vây, đói ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở là chuyện thường. Nhà xa lại khó khăn nên Minh bỏ học cả tháng.

Ở nhà một mình trong khi bạn bè đi học cả, Minh suy nghĩ mãi. Cuối cùng, khi nhận ra "muốn vượt qua đói nghèo thì phải học", Minh quyết định trở lại trường.

Nghĩ thầy cô sẽ không cho học nữa, Minh cũng sợ. Nhưng trong vài tuần sau đó, cậu liên tục được gọi lên bảng. Có lần Minh làm được một chút, có lúc đứng như trời trồng. Cậu bất ngờ vì thầy cô không chê trách mà tìm cách hướng dẫn để bắt kịp các bạn. Minh tò mò "tại sao thầy cô tốt như vậy?".

"Điều đó thôi thúc tôi thi vào Sư phạm dù chưa có khái niệm yêu nghề", thầy Minh nhớ lại.

Tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Huế năm 1985, thầy Minh lên Tây Nguyên, dạy Vật lý tại trường Cao đẳng Sư phạm. Học trò là người Ê Đê, Xê đăng, Mơ Nông, có cả sinh viên ngoài Bắc theo gia đình vào làm kinh tế mới.

Ở đó, cuộc sống khó khăn, đồng nghiệp lăn lộn với học trò. Thầy Minh nhận ra phải từ tình yêu thương, họ mới chấp nhận tất cả. Thầy tự nhủ mình cũng sẽ ứng xử với học trò như vậy.

Sau đó, thầy Minh được cử đi học thạc sĩ rồi làm nghiên cứu sinh. Quay lại trường khi đã đủ thời gian ở miền núi theo quy định, trường lại thừa biên chế, thầy Minh được cho chuyển công tác. Thầy quyết định ra thủ đô, giảng dạy tại khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 1996.

Hai năm sau, thầy Minh được cử đi thực tập ngắn hạn tại Pháp, sau đó thường xuyên thực tập, làm việc ở Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, rồi Mỹ trong gần 10 năm.

gs-nguyen-van-minh-tu-cau-hoc-sinh-bo-hoc-den-hieu-truong-su-pham-hn-0

"Tôi vẫn hay nói mình đi làm thuê bằng chuyên môn để có thu nhập đảm bảo cuộc sống. Có lúc tôi phân vân chuyện nên về nước không vì quen môi trường làm việc ở nước ngoài", thầy Minh nhớ lại.

Khi đó, "bà mẹ nông dân" của thầy nói rằng "Xã hội đã nuôi con lớn bằng này, con mà đi thì hàng xóm nghĩ sao?". Câu nói của mẹ như nhắc thầy nhớ về sự yêu thương, đùm bọc để quyết định ở Việt Nam, tiếp tục dạy học.

Là giảng viên của trường Sư phạm hàng đầu, thầy Minh tâm niệm bằng nhiều cách phải bồi đắp tình yêu thương cho sinh viên, sau mới đến chuyên môn. Với thầy, ghét nhau thì đơn giản, có thể tức thời, còn xây dựng tình yêu thương, giá trị nhân văn là hành trình dài, đòi hỏi kiên trì.

"Nếu bồi đắp được tình yêu thương, mong muốn gắn kết với nghề, sinh viên sẽ tự tìm cách trau dồi chuyên môn, dựa trên nền tảng được học ở trường", thầy nói.

Năm 2012, thầy Minh được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Đúng thời điểm đó, các trường phổ thông bán công phải chuyển sang tư thục hoặc công lập. THPT Nguyễn Tất Thành - trường thực hành của Đại học Sư phạm Hà Nội nằm trong số này.

Cũng năm đó, một học sinh lớp 12 của trường mắc bệnh tim, mất sau khi chạy trong giờ Thể dục. Viếng đám tang học trò, hình ảnh chàng trai cao ráo, khỏe mạnh ám ảnh thầy suốt mấy tháng. Câu hỏi "Tại sao một đứa trẻ vô tội phải mất trong nỗi xót xa như vậy?" dằn vặt người đứng đầu trường Sư phạm.

Từ trăn trở đó, khi viết đề án chuyển đổi trường Nguyễn Tất Thành thành trường công lập tự chủ tài chính - mô hình rất mới ở Việt Nam lúc bấy giờ, thầy Minh nêu yêu cầu đầu tiên với cộng sự là không bắt học sinh học Thể dục hay Âm nhạc như nhau. Các em được chọn nội dung theo thể lực, sở thích.

Quan điểm về phát triển năng lực học sinh theo hướng cá nhân hóa khi đó là "rất lạ". Sau này, trường còn quy định học sinh có quyền học vượt và tổ chức các câu lạc bộ năng khiếu. Mô hình trường Nguyễn Tất Thành được Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ủng hộ. Ngày nay, trường trở thành nơi thực hành cho sinh viên và địa chỉ được học sinh, phụ huynh tin cậy.

Với sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội, thầy Minh cùng thầy cô chú trọng xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thời đại, củng cố các lớp chất lượng cao - nơi quy tụ những sinh viên tốt nhất; mở các khóa dạy bằng tiếng Anh cho các khoa tự nhiên như Sư phạm Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ thông tin.

Sinh viên những lớp này được học vượt, không giới hạn số tín chỉ trong một năm. Những em có khả năng nghiên cứu được áp dụng chính sách riêng như xem xét miễn thời gian lên lớp nếu phải tập trung cho công bố khoa học hay báo cáo tại hội thảo quốc tế. Những sinh viên xuất sắc được học các chuyên đề tương đương sau đại học để tiết kiệm thời gian nếu học lên.

Với giảng viên, trăn trở lớn nhất của thầy Minh là câu chuyện thu nhập. Là trường tự chủ một phần chi thường xuyên, sinh viên được cấp bù học phí, nguồn thu chủ yếu dựa vào đào tạo sau đại học và đào tạo bên ngoài, trường luôn dành tỷ trọng cao nhất cho con người.

Thầy Minh quan niệm "dù phải giật gấu vá vai cũng không để phúc lợi của giảng viên giảm". Trong hai nhiệm kỳ thầy làm hiệu trưởng, phúc lợi cho cán bộ, giảng viên tăng theo từng năm. Phần thu nhập tăng thêm được chia theo năng lực, tạo sự bình đẳng chứ không bình quân.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng xây dựng các quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học; giải thưởng cho giảng viên giảng dạy, nghiên cứu tốt để thúc đẩy tinh thần làm việc của thầy cô.

Nhìn lại 10 năm làm hiệu trưởng, thầy Minh cho rằng những gì bản thân làm được không quá đặc biệt.

"Trường Sư phạm phát triển và được tin yêu là công sức của tất cả cán bộ, giảng viên và sinh viên. Còn điều khiến tôi vui nhất là được sinh viên yêu quý", thầy Minh nói, cho hay có tháng nhận vài chục email của học trò, từ băn khoăn về nghề nghiệp đến chuyện gia đình.

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ cuối năm nay, ông sẽ về giảng dạy tại khoa Vật lý. Với ông, đây là cách để tiếp tục gần gũi với sinh viên, được thấy những mảnh giấy trái tim chúc mừng 20/11 treo ở cửa phòng và thấy học trò trưởng thành.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Shannon Satonori Lytle: Từ chàng trai vô gia cư phải cọ toilet thuê kiếm sống đến sinh viên ĐH Harvard danh giá

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Đỗ Duy Nam đang được gây chú ý với thông tin sẽ thay thế nghệ sĩ Xuân Bắc vào vai Nam Tào trong Táo quân  2022. 

Đỗ Duy Nam: Từ chàng trai tỉnh lẻ đến Á khoa đầu vào, thủ khoa đầu ra và cơ hội diễn với các nghệ sĩ lớn trong Táo Quân
0 Bình luận

Bình An mới có màn cầu hôn lãng mạn dành cho Á hậu Phương Nga. Thế nhưng ít ai biết được, trước khi trở nên nổi tiếng và thành công, nam diễn viên từng sống rất chật vật.

Diễn viên Bình An: Từ chàng trai chạy xe ôm kiếm tiền thi Đại học đến chuyện tình êm đềm bên Á hậu
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 8 giờ trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 17 giờ trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất