Gợi ý nghề nghiệp dành cho dân văn

Ở thời điểm hiện tại, các bạn "dân văn" có rất nhiều lựa chọn ngành học, nghề nghiệp, chỉ là các bạn chưa biết đến những nghề nghiệp này mà thôi.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. NGÀNH VĂN HỌC

Thực ra nói ngành VĂN HỌC là rất mông lung, nhưng bạn có thể hiểu đơn giản là:

Ngành văn học là một ngành học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, liên quan đến văn học và lịch sử học dân tộc,  về ngôn ngữ, tiếng Việt... Ngành văn học là ngành liên quan đến lịch sử văn học dân tộc, các tác phẩm văn học trong và ngoài nước, về ngôn ngữ, tiếng Việt (lý thuyết và thực hành),... Các kiến thức, kỹ năng để bạn có thể viết, bình luận, phân tích; các kiến thức về báo chí, xuất bản, … cũng được cung cấp đầy đủ.

Người theo học ngành này sẽ được đào tạo và sau này ra làm việc những công việc liên quan đến ngành văn hóa, xã hội những công việc văn phòng liên quan đến hành chính, làm quản trị văn phòng, nhân viên content, biên tập nội dung,...

Bạn có thể thấy các trường Sư phạm, Quốc gia (Nhân văn, ĐH Giáo dục) có hai ngành mà bạn thấy khó hiểu, là: SƯ PHẠM NGỮ VĂN và VĂN HỌC, và bạn không biết hai ngành đó khác nhau như thế nào?

Đơn giản là, ngành Sư phạm Ngữ văn dạy bạn kiến thức chuyên ngành + Nghiệp vụ Sư phạm (cách làm giáo án, tìm hiểu tâm lí học sinh, cách đi đứng sao cho chuẩn mực, …). Còn ngành VĂN HỌC đưa đến cho bạn kiến thức chuyên sâu về Văn học – văn hóa, báo chí, biên tập - xuất bản.

Sau đây, Ad xin gợi ý cho các bạn một số công việc HOT, có cơ hội phát triển trong nghề, bạn có thể tham khảo để lựa chọn công việc phù hợp:

+ Làm nhà văn

+ Làm biên tập nội dung cho sách (đặc biệt là sách văn hóa – văn học)

+ Làm chuyên viên Copywriting

+ Làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền hình, truyền thông

+ Làm văn thư, các công việc hành chính

+ Làm hướng dẫn viên du lịch

Các bạn có thể xem thông tin về các nghề ở mục dưới, hoặc tra cứu thêm trên Google nhé!

Bản thân Ad học ngành VĂN HỌC của trường Sư phạm, năm 3 và 4 có được thực tập 2 kì ở Báo Giao thông, ra trường thì có 1 năm làm trợ giảng, sau đó dạy Ngữ văn THCS – THPT, kết hợp làm biên tập nội dung tài liệu Văn học cho đến tận bây giờ. Nói chung là cơ hội việc làm khá rộng mở.

2. NGÀNH LUẬT

Nhu cầu ngành Luật đang ngày càng cao, đặc biệt là những sinh viên có học lực giỏi, xuất sắc với kỹ năng tốt sẽ không bao giờ lo thất nghiệp. Bạn có thể làm việc tại các cơ quan luật nhà nước như tòa án, tại các cơ quan tư vấn luật hay trong các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp có việc làm ăn với nước ngoài hoặc tự mở văn phòng luật của riêng mình.

goi-y-nghe-nghiep-danh-cho-dan-van-0

3. NGÀNH BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

Truyền thông đang là ngành nghề vô cùng phổ biến và có nhu cầu nhân lực cao. Sau khi được học và thực hành nhiều trong lĩnh vực này, bạn sẽ trang bị được cho mình nền tảng kiến thức xã hội tốt, khả năng tư duy nhạy bén, cùng với các kỹ năng cần thiết như viết lách, giao tiếp, phỏng vấn, biên tập…

Ngay từ khi còn học ở trường Đại học, bạn đã có thể làm các công việc của một CTV tại các tòa soạn, trang tin hoặc làm truyền thông sự kiện cho các công ty… với mức lương rất khá.

4. NGÀNH SƯ PHẠM

Một lựa chọn phổ biến nhất của thí sinh khối C (Văn – Sử - Địa) là theo học Sư phạm (học trường Sư phạm được miễn học phí các cậu nhé! ^.^). Những ngành như sư phạm Ngữ Văn, sư phạm Lịch sử, sư phạm Địa lý hay sư phạm Mầm non, sư phạm Tiểu học rất phù hợp với những thí sinh nổi trội về Văn - Sử - Địa.

Tuy nhiên, thực tế ngành Sư phạm đang thừa nhiều nhân lực, đặc biệt ở bậc THPT, trong khi ở bậc Tiểu học lại thiếu nhiều. Do đó, để có cơ hội việc làm sau ra trường rộng mở nhất, thí sinh nên cân nhắc kĩ trước khi đăng ký nguyện vọng vào các trường sư phạm.

Lưu ý một điều với các bạn, về điểm thi vào một số trường Sư phạm ở Hà Nội. Thường thi ngành Sư phạm Tiểu học sẽ lấy điểm cao hơn ngành Sư phạm Ngữ Văn 1 – 2 điểm, nên đây cũng là điều các bạn cần nắm bắt.

5. NHÓM NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, HÀNH CHÍNH, NỘI VỤ

Học Quản lý nhà nước, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức về hành chính, quản lý hành chính nhà nước, kiểm sát, luật…

Sau khi tốt nghiệp, nếu có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết, bạn có thể làm công việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

6. CÁC TRƯỜNG KHỐI C MÀ BẠN CÓ THỂ LỰA CHỌN

• Đại học Sư phạm TpHCM

Đại học sư phạm Hà Nội

• Đại học sư phạm Hà Nội 2

• Đại học Luật TpHCM

• Đại học Luật Hà Nội

• Học viện Báo chí và Tuyên truyền

• Học viện hành chính quốc gia

• Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn ĐHQG Hà Nội

• Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn ĐHQG TpHCM

• Đại học Văn hóa TP.HCM

• Đại học Sài Gòn

• Đại học Lao động & Xã hội

• Đại học Công Đoàn

...

(Nguồn: Thích văn học)

Xem thêm: Con người làm nên sự cao cho của nghề nghiệp

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Từng bị từ chối vì bản sơ yếu lý lịch dài 6 trang, vị chuyên gia nghề nghiệp này đã chỉ ra 5 điều không nên có trong CV.

Chuyên gia nghề nghiệp chỉ ra 5 điều không nên có trong CV: Cố giữ chẳng trách hồ sơ bị loại
0 Bình luận

Nếu bạn đang có ý định nghỉ việc và tìm chỗ làm mới, hãy tự hỏi 4 câu hỏi nghề nghiệp này theo chuyên gia gợi ý để có thể kiếm chỗ làm mới phù hợp.

4 câu hỏi nghề nghiệp ta nên trả lời trước khi nhảy việc mới theo chuyên gia
0 Bình luận

Mỗi nghề nghiệp luôn có những đặc thù công việc hay góc khuất riêng mà chỉ người trong nghề mới hiểu rõ.

5 góc khuất của các nghề nghiệp, biết để thay đổi góc nhìn của bản thân
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất