Nhà bác học Lê Quý Đôn: “Túi khôn của thời đại”, người thầy lỗi lạc dám phê phán hiện thực đương thời

Lê Quý Đôn được mệnh danh là thiên tài bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Bởi thế mà người đương thời có câu rằng: “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn”, tức là có điều gì không biết, hãy đến hỏi Lê Quý Đôn.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, sinh năm 1726 trong một gia đình khoa bảng ở làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam (nay là xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Ông là con cả của tiến sĩ Lê Phú Thứ (sau đổi thành Lê Trọng Thứ), mẹ là con gái của một tiến sĩ từng làm nhiều chức quan.

Từ nhỏ, Lê Quý Đôn đã nổi tiếng thông minh, ham học và sở hữu trí nhớ siêu phàm. Mới 5 tuổi, ông đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi; 12 tuổi đọc hết sử sách; 14 tuổi đọc xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia…

giai-thoai-tui-khon-cua-thoi-dai-ve-nha-bac-hoc-le-quy-don-4

Lê Quý Đôn nổi tiếng là một nhà bác học lớn của nước ta thời phong kiến, được gọi là “túi khôn của thời đại”. Người đương thời còn truyền nhau rằng: “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn”, tức là có điều gì không biết, hãy đến hỏi Lê Quý Đôn.

Đỗ đầu ba kỳ thi

Năm 1739, Lê Quý Đôn theo cha lên Thăng Long học tập. Dưới thời vua Lê Hiển Tông, ông dự thi Hương và đỗ đầu khi mới 17 tuổi. Hôm ông được xướng danh, câu đầu tiên của người lính phát ra từ chiếc loa dài nghêu là: Cử nhân - giải nguyên - Sơn Nam - Lê Quý Đôn - Thập bát tuế.

Dù đỗ đầu thi Hương nhưng thi Hội mấy lần Lê Quý Đôn đều không đỗ. Mãi đến năm 1752, ông mới tham gia thi Hội và lần này đỗ Hội nguyên năm 27 tuổi. Đến khi thi Đình, Lê Quý Đôn đỗ luôn Bảng Nhãn. Do kỳ thi này không lấy đỗ Trạng Nguyên nên ông tiếp tục lần thứ ba là người đỗ đầu.

giai-thoai-tui-khon-cua-thoi-dai-ve-nha-bac-hoc-le-quy-don-2

Sau khi đỗ đạt, Lê Quý Đôn làm quan và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục có viết, đến năm 1783, Lê Quý Đôn giữ tới chức Thượng thư bộ Công. Ông được đi nhiều, nghe nhiều, thấy nhiều nên hiểu biết rộng. Dù là sang là Thanh hay gặp sứ thần Triều Tiên đều được tôn trọng và khen ngợi hết lời. 

Được mệnh danh là “Túi khôn của thời đại"

Lê Quý Đôn nổi tiếng bởi là tác giả của nhiều tác phẩm lịch sử, địa chí, văn hóa Việt Nam. Trong tác phẩm của ông bao quát hết thảy những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ 18. Về lịch sử - địa lý, Lê Quý Đôn có tác phẩm Đại Việt thông sử (hay Lê triều thông sử) với 30 quyển, ghi chép về hơn 100 năm của triều nhà Lê, bắt đầu từ đời vua Lê Thái Tổ đến vua Lê Cung Hoàng.

Ngoài ra, Lê Quý Đôn còn có các tập sách nổi tiếng khác như Phủ biên tạp lục với 6 quyển ghi chép về tình hình xã hội Đàng Trong từ thế kỷ 18 trở về trước; Vân đài loại ngữ có 9 quyển tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học… Ông còn nhiều sách bàn giảng về kinh, truyện; các loại sách khảo cứu về cổ thư và sách thơ văn.

giai-thoai-tui-khon-cua-thoi-dai-ve-nha-bac-hoc-le-quy-don-1

Trong Kiến văn tiểu lục (Chép vặt những điều nghe thấy), Lê Quý Đôn tự nhận bản thân trong thời gian bốn phương rong ruổi, phụng mệnh làm việc công là “đi tới đâu cũng để ý tìm tòi, làm việc gì mắt thấy tai nghe đều dùng bút ghi chép, lại phụ thêm lời bình luận sơ qua, giao cho tiểu đồng đựng vào túi sách”.

Người thầy lỗi lạc, thẳng thắn phê phán hiện thực đương thời

Lê Quý Đôn còn là người thầy xuất sắc hiếm có trong sử Việt. Ông mở trường dạy học, có nhiều học trò đỗ đạt. Lê Quý Đôn là một người thầy uy tín, thường xuyên tham gia giảng dạy và bình văn cho các giám sinh. Ông còn tổ chức các kỳ thi Đình, Hội; đào tạo và tuyển dụng nhân tài cho đất nước.

Là một người biên soạn sách giáo khoa và là nhà lý luận giáo dục, Lê Quý Đôn nhìn thấy được hạn chế của cách giáo dục tầm chương trích cú, học chỉ để thi cử, ra làm quan sẽ tạo ra những con người thiếu bản lĩnh. Ông thẳng thắn phê phán nho sĩ đương thời trong tác phẩm Vân đài loại ngữ của mình rằng, những người này chỉ biết nhồi nhét những kinh điển viển vông mà coi thường, thậm chí không biết gì đến các môn học khác. Theo Lê Quý Đôn, giáo khoa phải dạy cả lục nghệ, trong đó cả văn tự và vũ bị.

giai-thoai-tui-khon-cua-thoi-dai-ve-nha-bac-hoc-le-quy-don-3

Ông cũng viết trong Kiến văn tiểu lục rằng: “Cái học ấy làm cho lời bàn luận sáng suốt bẵng đi, thói cầu cạnh mỗi ngày một thịnh. Người có chức vị ít giữ được phong độ thanh liêm, nhún nhường, trong triều đình không nghe thấy lời can gián. Gặp có việc thì rụt rè, cẩu thả, thấy lúc nguy thì bán nước để toàn thân, dẫu người gọi là bậc danh nho, cũng đều yên tâm nhận sủng vinh phi nghĩa”.

Ông còn nhấn mạnh, học phải biết nắm lấy cái chính, không câu nệ vào sách vở, học phải biết thực hành và có óc suy luận. Lê Quý Đôn cũng khuyên các bậc cha mẹ rằng: Dạy con phải dạy cho có nghề nghiệp; muốn con nên người phải dạy cho chúng biết sợ hãi, biết hổ thẹn, biết khó nhọc.

Lê Quý Đôn mắc bệnh nặng, sau đó xin về chữa trị tại quê mẹ ở huyện Duy Tiên, Hà Nam. Giữa năm 1784, ông qua đời, hưởng thọ 58 tuổi. Trong bài Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Lê Quý Đôn, giáo sư sử học Văn Tân từng nhận xét: “Lê Quý Đôn là cái tủ sách tổng hợp biết nói của nước Việt Nam hồi thế kỷ XVIII. Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa là con người, không gì Lê Quý Đôn không biết”.

Xem thêm: 3 nhân tài đất Việt và mối duyên đặc biệt với Triều Tiên: Mạc Đĩnh Chi làm rể xứ người

Đọc thêm

Nhiều bức ảnh khiến người xem rơi nước mắt bởi thực tế chiến tranh quá tàn khốc và đáng sợ, ám ảnh nhất phải kể đến bức ảnh “Em bé Napalm”.

Loạt ảnh không thể quên về chiến tranh Việt Nam của Nick Út: Có bức ảnh đã trở thành lịch sử
0 Bình luận

Sự ra đời của một số nhân vật trong lịch sử Việt Nam gắn liền với những giai thoại vô cùng kỳ bí. Ví dụ như cha đẻ của Đinh Bộ Lĩnh là... "rái cá".

Điểm lại những vụ 'hoài thai' với thánh thần nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam
0 Bình luận

Trong nhiều bộ phim Trung Quốc, hoạn quan thường được chọn làm nhân vật phản diện. Tuy nhiên, vẫn có một trường hợp trở thành hoàng đế một cách đường đường chính chính, tạo ra tiền lệ chưa từng có.

Hoạn quan duy nhất trong lịch sử Trung Quốc lên ngôi hoàng đế: Hậu duệ là nhân vật lừng lẫy thời Tam Quốc
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất