3 nhân tài đất Việt và mối duyên đặc biệt với Triều Tiên: Mạc Đĩnh Chi làm rể xứ người

Trong những người có duyên với Triều Tiên (Cao Ly) phải kể đến 3 cái tên tiêu biểu: Hoàng tử Lý Long Tường, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi và bảng nhãn Lê Quý Đôn.

Thùy Nguyễn
13:00 12/10/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong lịch sử, Đại Việt và Triều Tiên (hay Cao Ly) từng có mối quan hệ hữu hảo, thân thiết. Trong số đó, 3 cái tên gồm hoàng tử Lý Long Tường, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi và bảng nhãn Lê Quý Đôn đều là những nhân tài có mối duyên đặc biệt với Triều Tiên.  

Lý Long Tường giúp Cao Ly đánh bại quân Mông - Nguyên

Năm 1225, sau khi nhà Lý sụp đổ, hoàng tử Lý Long Tường - con thứ bảy của vua Lý Anh tông đã đưa gia quyến sang sinh sống ở Cao Ly. Theo một số tài liệu lịch sử, Lý Long Tường lớn lên khi nhà Lý suy vong và hàng loạt biến cố ập đến. 

Năm 1226, Lý Long Tường khóc ở miếu Nam Bình (Ninh Bình), sau đó vượt biển sang huyện Ủng Tân (Cao Ly) khai hoang lập nghiệp, đặt hiệu Vy Tử động. Lý Long Tường cùng các tướng sĩ trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi, mở Độc thư đường dạy văn và Giảng võ đường dạy võ. 

3-nhan-tai-dat-viet-cung-moi-duyen-dac-biet-voi-trieu-tien-1

Tiếng lành đồn xa, học trò theo Lý Long Tường học rất đông, lúc nào con số cũng phải trên nghìn người. Thời điểm đó, đế chế Mông Cổ phát triển mạnh, hung hăng chinh chiến và xâm lược nhiều nơi. Đến năm 1253, vó ngựa Mông Cổ cuối cùng cũng đã kéo đến Cao Ly.

Quân Mông Cổ đánh cả vào quốc đô và Ủng Tân. Lý Long Tường lập tức tổ chức kháng chiến, cùng quan quân và nhân dân địa phương chiến đấu, khiến quân giặc phải xin hàng sau 5 tháng đánh chiến ròng rã. 

Lập được công lớn, Lý Long Tường được nhiều người coi như anh hùng. Vua Cao Ly phong Lý Long Tường làm Hoa Sơn Quân, ban 30 dặm đất, còn chưa lập biển để ghi công trạng và lập thái ấp để phụng thờ tổ tiên, con cháu đời đời được nhập tịch ở Hoa Sơn. Trong sách Tìm về cội nguồn của cố GS Phan Huy Lê có ghi rõ, con cháu của Lý Long Tường hiện sống ở cả Triều Tiên và Hàn Quốc. 

Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm rể Cao Ly

Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1272-1346) quê ở thôn Lũng Động (xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương ngày nay). Lúc sinh thời, Mạc Đĩnh Chi học cao hiểu rộng, được vua Trần Anh Tông 2 lần cử đi sứ nhà Nguyên, khiến hoàng đế nhà Minh khâm phục và phong làm lưỡng quốc trạng nguyên.

3-nhan-tai-dat-viet-cung-moi-duyen-dac-biet-voi-trieu-tien-2

Cũng trong lần đi sứ này, Mạc Đĩnh Chi đã gặp gỡ chánh sứ của Cao Ly. Cả hai nhanh chóng trở thành bạn tâm giao, thường xuyên cùng nhau xướng họa thơ văn. Mạc Đĩnh Chi còn được mời sang kinh đô Hán Thành (Cao Ly), sau đó nên duyên với cháu gái của sứ thần Cao Ly, sinh hạ được một trai một gái. 

Theo tư liệu nghiên cứu của Lê Khắc Hòe, con trai của Mạc Đĩnh Chi sau này làm quan võ, sinh được 12 người con gồm 8 trai và 4 gái. Dòng dõi của ông sinh ra rất nhiều nhân tài, đóng góp ít nhiều cho sự phát triển của Cao Ly thời bấy giờ.  

Bảng nhãn Lê Quý Đôn dành những lời khen “có cánh” cho Cao Ly

Trong “Kiến Văn tiểu lục”, nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784) từng viết: “Nước Cao Ly có người dân hiền lành, cẩn thận, ham đọc sách, thạo văn học, trọng nghi lễ. Sứ thần nước Việt ta trong thời gian đi sứ Bắc Kinh, cùng với sứ nước họ có qua lại, tặng thơ xướng họa cho nhau..., bày tiệc bút đàm, càng tăng thêm tình hữu hảo, sau khi về quán, lại sai 2 vị thiếu khanh mang thổ sản đến tặng.

3-nhan-tai-dat-viet-cung-moi-duyen-dac-biet-voi-trieu-tien-3

Sang đầu năm mới, các sứ thần Triều Tiên lại sai ba người con đến chúc Tết. Chúng tôi ở Yên Kinh hai tháng, những thư từ trao đổi lẫn nhau có nhiều điều đáng lấy làm thích ý”. Đây là những gì ông cảm nhận được sau nhiều lần tiếp xúc với sứ Cao Ly.

Đáp lại, sứ thần Hồng Khải Hy của Cao Ly cũng viết đề tựa cho tập “Quần thư khảo biện” của Lê Quý Đôn rằng: “Tôi đã được thấy sách này là một điều mới lạ, đúng là loại văn tự tuyệt kỳ... Học thuật của ông rất thuần chính mà văn lý cũng thuần hòa, lẽ không chỗ nào không đủ, lý không chỗ nào không cùng”.

Ngoài 3 nhân tài tiêu biểu trên, theo như sử sách ghi lại thì các sứ thần Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn đều có nhiều lần tiếp xúc và trao đổi văn sách với sứ thần Cao Ly.  Trong đó có Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan - được xem như mốc son mở đầu lịch sử hữu nghị Việt - Triều. Cụ thể, chỉ trong cuộc gặp gỡ năm 1597, Trạng Bùng và các sử thần Triều Tiên có đến trên 30 tác phẩm bút đàm, trao đổi học thuật. 

Xem thêm: Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cùng giai thoại đấu trí cả triều đình phương Bắc

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận