Gần 2 thập kỷ sống trong bóng tối của cụm dân cư "8 không": Thầy trò dạy và học bằng đèn pin, đèn dầu

Gần 20 năm qua, các cụm dân cư số 8, 9, 10 của xã Đắk R'măng (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) vẫn chưa có điện sinh hoạt.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo báo Dân trí, để thắp sáng, ngoài đèn dầu, những năm gần đây, một số hộ gia đình tự trang bị tấm pin năng lượng mặt trời. Số năng lượng dự trữ được từ thiên nhiên chỉ đủ để một chiếc đèn led hoạt động.

Khi đồng hồ điểm 18h30 cũng là lúc ánh sáng leo lắt từ chiếc đèn pin thấp thoáng sau những vườn cà phê. Đây cũng là lúc lớp học xóa mù chữ bắt đầu có tiếng thầy, tiếng trò.

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong
Gần 20 năm qua, người dân sống trong cảnh không có điện

Chưa đầy 30 phút, căn phòng nhỏ ban ngày dành cho lớp Một, lớp Hai đã chật kín học viên lớn tuổi. Có người đến muộn, thiếu ghế, thiếu chỗ đành đứng bên ngoài nghe giảng.

Thầy giáo đứng lớp là anh Phạm Trung Hiếu - Giáo viên trường tiểu học La Văn Cầu (xã Đắk R'măng, huyện Đắk Glong).

Tuần nào cũng thế, vào chiều thứ 6, anh Hiếu lại cùng một số thầy cô khác vượt cả chục cây số đường rừng đi vào cụm dân cư "8 không" này để thực hiện công tác xóa mù chữ cho bà con dân bản. 

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-0
Thầy Hiếu vượt quãng đường 30km để vào điểm trường đứng lớp xóa mù chữ - Ảnh Dân trí

"Khi vào đây dạy xóa mù chữ, điều bất ngờ là bà con trong vùng tham gia rất đông. Lớp học xóa mù chữ không còn chỗ trống và số lượng học viên muốn tham gia học không ngừng tăng lên", thầy Hiếu tâm sự.

Cũng theo thầy Hiếu, quy định mỗi lớp chỉ khoảng 35 - 40 học viên. Nhưng số lượng người mù chữ ở 4 cụm dân cư này rất lớn. Tối đến, bà con rủ nhau đến lớp học bài rất đông.

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-8
Dù thiếu ánh sáng nhưng lớp học rất đông học viên (Ảnh: Dân trí)

"Theo danh sách ban đầu của trường, khóa học này chỉ có khoảng hơn 30 học viên, nhưng bây giờ, lớp học đã lên đến gần 60 học viên rồi. Tất cả là đồng bào dân tộc Mông ở 4 cụm dân cư. Để tạo thuận lợi cho bà con học chữ, trường bố trí giáo viên từ ngoài điểm chính vào đây để đứng lớp", thầy giáo Hiếu cho biết.

Bắt đầu từ 19h tối, toàn bộ hoạt động xung quanh lớp tại cụm dân cư số 8 dường như dừng lại, nhường toàn bộ không gian cho hoạt động xóa mù chữ. Thầy Hiếu vừa giảng bài vừa để mắt trông chừng xe máy của các học viên. Ở bên ngoài, người dân, trẻ nhỏ tò mò đứng xem lớp.

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-7
Những đứa trẻ gần trường cũng tìm đến lớp học để hỗ trợ học viên học chữ (Ảnh: Dân trí)

Thời gian học mới trôi qua được hơn 1 tiếng đồng hồ nhưng những chiếc đè pin đã bắt đầu mờ dần, ánh sáng leo lắt chỉ đủ soi trên mặt giấy, đưa theo từng nét bút của học viên. Thậm chí, có những chiếc đèn pin bị bỏ khỏi đầu vì không đủ pin để hoạt động. 

Chị Giàng Thị Sơ (cụm dân cư số 12) chia sẻ những ngày gần đây mưa cả ngày. Vì thế mà những tấm pin năng lượng ở nhà không tích đủ điện, đèn pin cũng chỉ sạc được một lúc.

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-6
Ban đầu, mỗi học viên sử dụng một chiếc đèn pin để học (Ảnh: Dân trí)

Quãng đường dài gần 20k, từ cụm dân cư số 12 đến cụm dân cư số 8 khiến chị phải đi mất gần 1 giờ đồng hồ cùng với hơn 1 giờ đồng hồ ngồi trên lớp, chị Sơ phải tiết kiệm ánh sáng từng chút một để còn đủ sử dụng trên đường về nhà.

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-5
Tuy nhiên, càng lúc đèn càng tối, 3-4 người phải dùng chung một chiếc đèn (Ảnh: Dân trí)

"Lúc đầu thì mỗi người dùng một đèn nhưng để tiết kiệm, 2-3 học viên chung bàn dùng chung một đèn pin. Ở trường không có điện, bà con đi học phải mang theo đèn pin hoặc dùng chung với người khác. Cuối buổi, ánh sáng chỉ mờ mờ, không nhìn rõ lắm", chị Sơ nói.

Ông Giàng Seo Dính (cụm dân cư số 9) - học viên lớn tuổi nhất lớp cho biết: Dù khó khăn vì đôi mắt đã mờ đục, ánh sáng tờ mờ nhưng ông vẫn quyết vượt gian khó để học cái chữ. 

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-3
Ông Dính là học viên lớn tuổi nhất lớp (Ảnh: Dân trí)

Nói về ước mong của mình, ông Dính cho biết, có thể tự viết tên mình là ước mong lớn nhất. Thế nhưng, hiện thực hóa được ước mong này, ông và hàng chục học viên khác của lớp xóa mù chữ mong mỏi có ánh đèn điện mỗi khi lớp học hoạt động.

"Ở vùng này thì chuyện kéo điện về có lẽ sẽ còn phải chờ lâu nữa. Chúng tôi chỉ mong có một tấm pin năng lượng mặt trời, ban ngày để cho các cháu học bài, ban đêm thắp được mấy chiếc đèn, phục vụ lớp xóa mù chữ", ông Dính chia sẻ suy nghĩ của mình.

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-4
Những người khác cũng cố gắng tiết kiệm pin để có thể học đến cuối buổi (Ảnh: Dân trí)

Thầy Hà Hữu Phong - Hiệu trưởng Trường Tiểu học La Văn Cầu cho biết: hiện tại Điểm trường cụm dân cư số 8 có 4 lớp tiểu học và một lớp xóa mù. Bốn thầy, cô giáo đứng lớp, đang ở nội trú tại trường cũng phải sử dụng đèn pin, đèn dầu trong sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, điểm trường còn có 15 học sinh đang dựng chòi trọ học. Tất cả các em là học sinh lớp Một, Hai, Ba. Ban đêm, do không có điện sử dụng, các em phải đốt một đống lửa lớn để lấy ánh sáng học bài.

Gan-2-thap-ky-song-trong-bong-toi-cua-cum-dan-cu-8-khong-o-Dak-Nong-2
Ảnh: Dân trí

"Điểm trường chưa có điện. Mùa mưa, đường đi lại khó khăn, có những hôm thầy cô giáo không ra được điểm trường chính sạc bình ác quy, phải sử dụng đèn dầu hoặc nến. Máy tính, điện thoại, các thiết bị điện đều không thể sử dụng được ở đây vì nguồn điện từ pin năng lượng mặt trời không đủ", thầy Phong cho biết thêm.

Thầy mong rằng, thầy trò tại Điểm trường cụm dân cư số 8 sẽ được trang bị quạt, đèn điện... Song sẽ rất lâu nữa điện mới có thể kéo về điểm trường do cụm dân cư nằm sâu trong rừng. Thầy Phong rất mong mỏi rằng, những tấm pin năng lượng mặt trời đủ để thắp sáng bóng đèn điện mỗi khi đêm về.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

 Thầy Phạm Trung Hiếu

Địa chỉ: Giáo viên trường Tiểu học La Văn Cầu, xã Đắk R'măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

ĐT: 0944.65.46.46

Xin chân thành cám ơn!

(Theo Báo Dân trí)

Xem thêm:

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.
PC Right 1 GIF

Bài mới

Chàng trai mồ cô gặp nạn, tính mạng nguy kịch nhưng không có tiền phẫu thuật, cô ruột xót xa cầu cứu

Mồ côi cha từ lúc nhỏ, Tài được ông nội cưu mang, nhà nghèo nên phải bươn chải mưu sinh từ sớm. Vụ tai nạn kinh hoàng ập đến khiến tính mạng Tài “ngàn cân treo sợi tóc”.

Hải An
Hải An 16 giờ trước
Con trai tai nạn, chồng đột quỵ, người vợ nghèo “cắm” cả nhà vẫn không đủ tiền cứu chữa, bất lực cầu cứu

Chỉ trong vòng một tháng, chồng đột quỵ, con trai bị tai nạn nguy kịch. Không có tiền người phụ nữ nghèo đành phải thế chấp căn nhà là tài sản có giá trị duy nhất để lấy tiền chữa bệnh cho chồng con. Nhưng số tiền ấy cũng chẳng thấm vào đâu…

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Rơi vào cơn cùng quẫn, người mẹ khóc cạn nước mắt nhìn con bị ung thư nguy kịch không tiền cứu chữa

Cùng một lúc, cả chồng và con đều mắc bệnh nan y khiến chị Tình bất lực, cùng quẫn khi không xoay xở được tiền chữa bệnh cho chồng và cứu con khỏi căn bệnh ung thư quái ác.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Cha mẹ nghèo vét sạch tài sản, bán cả đàn lợn vẫn không đủ tiền cứu con trai bị ung thư võng mạc

Chỉ mới 2 tuổi, nhưng bé Lý Gia Hiếu (2023) đã mắc bệnh ung thư võng mạc, đã di căn từ mắt phải sang mắt trái, có nguy cơ mù lòa vĩnh viễn. Dù đã vết vét sạch tài sản trong nhà, vợ chồng chị Mui vẫn không đủ tiền tiếp tục chữa bệnh cứu con.

Hải An
Hải An 08/05
3 năm ròng rã chữa ung thư máu cho con, bố nghèo nợ tiền tỷ, đứng trước nguy cơ mất cả ngôi nhà đang ở

Trong thời gian con trai điều trị ung thư máu, mỗi tháng, anh Tuấn phải chi đến 20 triệu tiền thuốc. Khi kiệt quệ tiền bạc, anh "cắm" cả nhà để lấy tiền chữa bệnh cho con. Giờ gánh nợ tiền tỷ...

Mối lương duyên đặc biệt của hai cựu chiến binh: Được đồng đội cứu ở chiến trường, đến thời bình lại cứu con trai đồng đội

Kể về mối lương duyên kỳ lạ của mình, cựu chiến binh Nguyễn Trọng Bồi không khỏi bồi hồi xúc động, bởi nó chẳng khác gì một câu chuyện cổ tích.

Hải An
Hải An 06/05
Cô giáo khuyết tật 16 năm mang chân giả đi làm từ thiện

Suốt 16 năm qua, cô giáo khuyết tật – Nguyễn Thị Minh Tâm (39 tuổi) đã trở thành nguồn cảm hứng về sống và yêu thương khi tận tụy, đi khắp nơi để vận động học bổng cho học sinh nghèo.

Hải An
Hải An 05/05
Xót xa tình cảnh của cô bé 11 tuổi mồ côi mẹ, sống nương tựa bà ngoại giàu yếu

Con thương ngoại nhiều như trái đất, con thương bà ngoại hết tấm lòng" - câu nói của bé gái 11 tuổi dành cho bà ngoại già yếu khiến ai cũng xót xa...

Ấm lòng cựu chiến binh 25 năm miệt mài nấu ăn từ thiện

Dù là thương binh hạng 4/4, nhưng suốt 25 qua, cựu chiến binh Đinh Văn Hai (86 tuổi, Hậu Giang) vẫn miệt mài đi nấu cơm, nấu cháo từ thiện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Thanh Tú
Thanh Tú 03/05
Xúc động hình ảnh người phụ nữ cõng mẹ 100 tuổi đi xem diễu binh

Vì dòng người đổ ra đường xem tổng duyệt diễu binh quá đông, xe lăn không đi được, người phụ nữ quyết định cõng mẹ đi bộ. Hình ảnh đẹp ấy đã khiến nhiều người xúc động!

Hải An
Hải An 01/05
Bé gái 7 tuổi bị suy thận chật vật níu kéo sự sống, gia đình cạn tiền cứu chữa

Để níu kéo sự sống, mỗi ngày bé Trang phải truyền 9 túi dịch để chạy thận, thời gian kéo dài từ 7h sáng đến 3h sáng hôm sau. 

Cụ 80 tuổi vẫn ngày ngày dãi nắng dầm mưa mò cua nuôi 3 con mắc bệnh tâm thần

Ở cái tuổi xế chiều, người ta được vui vầy bên con cháu còn bà Nguyễn Thị Nghị lại còng lưng mò cua sớm tối nuôi 3 con mắc bệnh tâm thần. 

Ước mơ dang dở của cô sinh viên bị ung thư xương: Muốn sớm ra trường đi dạy để giúp đỡ bố mẹ, ai ngờ giờ lại thành gánh nợ của gia đình

Đang là sinh viên năm 2, bất ngờ, Đinh Thị Vân Dung nhận kết quả bị ung thư xương. Bao ước mơ, hoài bão chính thức bị chặn đứng từ đây...

Vì sao người xưa nói 'phòng khách sáng giàu sang, phòng thờ sáng lụi bại'?

"Phòng khách sáng giàu sang, phòng thờ sáng lụn bại" - lời người xưa đã dặn tuyệt đối đừng làm trái. Phạm phải gánh không nổi hậu họa. 

“NGUYỆT VŨ” - TỪ THỦ ĐÔ TỚI VÙNG CAO: HÀNH TRÌNH LAN TỎA YÊU THƯƠNG QUA CON CHỮ

Vào thứ Bảy ngày 12/04/2025 vừa qua, sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã diễn ra thành công tốt đẹp tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Con trai chấn thương sọ não, thần kinh bất ổn, mẹ già đau yếu gồng gánh gia đình

Dẫu tuổi đã cao, đau yếu triền miên nhưng bà Hà vẫn phải gồng gánh con trai chấn thương sọ não và những đứa cháu thơ dại.

PC Right 1 GIF
Đề xuất