Điều chưa từng tiết lộ về mối liên quan giữa nơi vua Minh Mạng chào đời và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh

Theo ghi chép của sách sử, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (Quận 3, TP.HCM) vốn là chùa Khải Tường - nơi vua Minh Mạng chào đời năm 1791. Khi đó chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn Truy đuổi.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đôi nét mảnh đất tọa lạc của Bảo tàng chứng tích chiến tranh

Bảo tàng chứng tích chiến tranh  (War Remnants Museum) là một bảo tàng vì hòa bình ở số 28 đường Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, là thành viên của hệ thống Bảo tàng vì hòa bình thế giới và Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM). 

Bảo tàng này là nơi nơi nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày nhiều tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Qua đó, hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên.

Nội dung trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh không đi theo niên đại mà được trình bày chủ yếu theo trình tự vấn đề; hướng các nội dung trưng bày về cộng đồng và vì cộng đồng; xây dựng câu chuyện trong trưng bày gắn kết từ quá khứ đến tương lai; tổ chức các hình thức giao lưu gắn với nội dung trưng bày,… Qua những lần bổ sung, chỉnh lý, nâng cấp trưng bày đến nay, Bảo tàng đã có một hệ thống trưng bày bao gồm:

- Chuyên đề "Những sự thật lịch sử"

- Chuyên đề "Hồi Niệm - Bộ sưu tập ảnh về chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam"

- Chuyên đề "Việt Nam - Chiến tranh và hòa bình"

- Chuyên đề "Tội ác chiến tranh xâm lược"

- Chuyên đề "Hậu quả chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh xâm lược Việt Nam"

- Chuyên đề "Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam"

- Chuyên đề "Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến"

- Chuyên đề "Hiện vật vũ khí trưng bày ngoài trời"

- Phòng trải nghiệm dành cho thiếu nhi: "Bồ Câu Trắng"

dieu-chua-biet-ve-noi-vua-minh-mang-chao-doi
Bảo tàng chứng tích chiến tranh ngày nay

Về mảnh đất tọa lạc của bảo tàng chứng tích chiến tranh hiện nay thì theo Wiki, vào thời nhà Nguyễn, nơi đây là vị trí của chùa Khải Tường, một ngôi chùa lớn do vua Gia Long (niên hiệu Gia Long) truyền dựng để đánh dấu nơi sinh của hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (tức vua Thánh Tổ, niên hiệu Minh Mạng sau này). 

Đến thời Pháp thuộc, năm 1880, chính quyền thực dân cho phá bỏ chùa. Riêng pho tượng Phật được lưu giữ và chuyển vào Bảo tàng Blanchard de la Brosse (tiếng Pháp: Musée Blanchard de la Brosse). Nền chùa cũ bị lấp và xây biệt thự lên trên, mang số 28 đường Testard.

Chùa Khải Tường vốn tọa lạc ở Tân Lộc thôn, tỉnh Gia Định (có sử liệu ghi là thôn Hoạt Lộc). Ban đầu, chùa chỉ là một am tranh. Tương truyền vào năm Giáp Ngọ 1744, Thiền sư Phật Ý - Linh Nhạc theo nhóm lưu dân vào phương Nam khai phá. Trên đường đi, thiền sư đã gặp một tăng sĩ cùng tuổi, kết làm huynh đệ. Họ cùng nhau đến làng Tân Lộc, phá rừng, khai khẩn ruộng đất canh tác và dựng lên một am lá thờ Phật. Vì năm sau, tăng ni cùng kết nghĩa tách lập am riêng, cách am cũ vài mươi mét, để tiện việc tu hành.

Đến năm 1752, hai am lá lần lượt được Thiền sư Linh Nhạc cùng vị tăng sĩ kết giao tu bổ thành chùa, đặt tên là "Từ Ân" (ngụ ý nhờ lòng từ bi và ân huệ của đức Phật mà dân chúng được bình an, tạo dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc nơi vùng đất mới) và "Khải Tường" (hàm ý mở rộng phước lành cho bá tánh). Đến năm 1790, trong quá trình bôn tẩu tránh quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã tá túc tại chùa Từ Ân. Chùa Khải Tường là nơi trú ngụ của các cung phi. 

Vua Minh Mạng xuất bạc trùng tu nơi mình chào đời

Theo sách Biên niên sử Phật giáo Gia Định - Saigon - TP HCM 1600-1992 ấn hành năm 2001, Khải Tường và chùa Từ Ân gần đó (ở vị trí trong Công viên Tao Đàn hiện nay) là 2 chùa cổ của Sài Gòn, nổi tiếng vì là nơi vua Gia Long từng ẩn náu quân Tây Sơn. Trong đó, chùa Khải Tường chính là nơi hoàng tử Đảm (vua Minh Mạng) chào đời.

Cụ thể, vào năm 1788, nội bộ nhà Tây Sơn có nhiều mâu thuẫn, đây là cơ hội tốt để Nguyễn Ánh lật ngược ván cờ, giành lại Gia Định và củng cố lực lượng cũng như xây dựng thành trì, biến nơi đây thành trung tâm chính trị của nhà Nguyễn.

dieu-chua-biet-ve-noi-vua-minh-mang-chao-doi-3
Tượng phật A-Di-Đà vua Gia Long tặng chùa Khải Tường hiện được trưng bày ở bảo tàng lịch sử Việt Nam - TP.HCM

Hai năm sau, trong lúc thành Gia Định mới được xây dựng, hoàng gia và bộ máy quan lại lúc này ở Gia Định phải tá túc trong 2 ngôi chùa nằm gần nhau là chùa Từ Ân và chùa Khải Tường. Theo một số tư liệu, vào ngày 25/5/1791, Nhị phi Trần Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu) sinh Nguyễn Phúc Đảm nơi hậu liêu chùa Khải Tường.

Sau khi thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối, năm 1802, vua Gia Long cho trùng tu lại hai ngôi chùa này. Để cảm tạ ơn che chở, vua đã dâng cúng tượng Phật A-Di-Đà cao 2,5 m bằng gỗ mít, ngồi trên tòa sen, sơn son thếp vàng.

Sách Lược Khảo Phật giáo sử Việt Nam của Vân Thanh, xuất bản tháng 3/1975, viết: "... chùa Khải Tường, Thôn Hoạt Lột, huyện Bình Dương, xây cất năm Tân Hợi (1791), hiện nay nền chùa là Trường Đại Học Y Khoa cũ, đường Trần Quý Cáp, do Nguyễn Vương Phúc Ánh kiến tạo để kỷ niệm nơi sinh Hoàng tử Đởm (hay Đảm, tên vua Minh Mạng)".

dieu-chua-biet-ve-noi-vua-minh-mang-chao-doi-4
Vua Minh Mạng

Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn năm xưa cũng cho rằng: "Chùa nầy có dật sử chính hoàng tử Đảm (sau lên ngôi là Đức Minh Mạng) sanh nơi hậu liêu vào năm Tân Hợi (1791) giữa cơn tị nạn Bình Tây Sơn. Qua năm 1804, Cao Hoàng nhớ tích cũ, để tạ ơn Phật dày công che chở mấy năm bôn tẩu nên gởi tặng chùa một cốt Phật Thích Ca thật lớn bằng gỗ mít, thếp vàng tuyệt kỹ".

Năm 1820, vua Gia Long băng hà, Minh Mạng đăng cơ. Năm 1832, sau khi tìm kiếm được địa chỉ nơi cha mẹ ở và cũng là nơi mình chào đời, vua Minh Mạng đã sai người xuất 300 lạng bạc nhằm trùng tu chùa và đặt tên là Quốc Ấn Khải Tường. Đồng thời cho "mộ sư đến ở, cấp ruộng tự điền" để lo việc lễ tiết hàng năm (Khải Tường là mở bày điều tốt lành. Ám chỉ nơi chốn vua sinh là vùng đất quý, phát phúc lâu dài, rộng rãi). Chùa Từ Ân gần đó cũng được phong Sắc Tứ Từ Ân.

Quy mô của chùa Quốc Ấn Khải Tường từ ngoài vào trong gồm có lầu chuông trống 3 gian hai chái; tiếp đến điện Phật ba gian; hai bên có hai hành lang dài nối với Tăng xá và nhà ăn đều ba gian hai chái. Chùa làm xong thỉnh 20 nhà sư đến cư trú, ban ruộng đất để cày cấy, lấy hoa lợi lo việc cúng bái hàng năm. Nơi đây có các vị Cao Tăng trụ trì hoằng dương đạo pháp, được triều đình bảo hộ nên trở thành ngôi chùa tiêu biểu, ảnh hưởng rộng lớn đến quần chúng Phật khắp Nam kỳ lục tỉnh.

Chùa Khải Tường dưới thời Pháp thuộc

Năm 1859, quân Pháp tấn công Gia Định, sau khi chiếm đóng được thành, chúng đóng cửa chùa Khải Tường và các ngôi chùa lớn  như Từ Ân, Kim Chương, Kiểng Phước, Mai Sơn... thiết lập phòng tuyến quân sự để chống lại các đợt tấn công của người Việt. 

Riêng chùa Khải Tường, đại úy thủy quân lục chiến Pháp là Barbé nhận nhiệm vụ dẫn quân vào chiếm giữ. Barbé cho đem tượng Phật bỏ ngoài sân, cưỡng bức các sư phải rời chùa. 

dieu-chua-biet-ve-noi-vua-minh-mang-chao-doi
Chùa Khải Tường khoảng năm 1871-1874

Đến chiều ngày 7/12/1860, quân Việt phục kích giết chết Barbé khi viên sĩ quan này cỡi ngựa đi tuần đêm từ chùa Khải Tường đến đền Hiển Trung (nay được cho là ngã ba Võ Văn Tần - Trần Quốc Thảo).

Nhà văn Sơn Nam từng chia sẻ, khoảng năm 1867, chùa Khải Tường trở thành trường sư phạm nam. Mười ba năm sau chùa bị tháo dỡ, trường dời qua cơ sở mới là trường Chasseloup Laubat xây cất xong khoảng 1877.

Khi tháo dỡ, tấm hoành phi "Quốc ân Khải Tường tự" được chuyển về chùa Từ Ân (nay ở đường Tân Hóa, quận 6) cất giữ, còn tượng Phật A-Di-Đà phải dời đi nhiều nơi, sau cùng được trưng bày trong Viện bảo tàng Quốc gia Sài Gòn (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP.HCM).

Thời gian sau, trên nền chùa bỏ hoang, người Pháp cho xây dựng dinh thự dành cho quan chức trong bộ máy cai trị. Trước năm 1963 dùng làm Trường Đại học Y dược, sau khi chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các tướng lãnh cho các cố vấn quân sự đến trú đóng. Sau ngày năm 1975, nơi đây được dùng làm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.

Xem thêm: Minh Mạng - vị vua tổ chức lễ Vu Lan nhiều nhất lịch sử

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Trong thời gian trị vì, vua Minh Mạng đã chủ trương thực hiện nhiều chính sách cụ thể nhằm khẳng định chủ quyền cương hải một cách rất bài bản và quyết liệt.

Những chính sách bài bản, quyết liệt của vua Minh Mạng với chủ quyền biển đảo Việt Nam
0 Bình luận

Trong phim "Phượng khấu", mẹ vua Minh Mạng - Nhân Tuyên Hoàng thái hậu được miêu tả là bà hoàng uy quyền và tàn ác của triều Nguyễn. Thế còn trong chính sử và văn học, đây là người phụ nữ thế nào?

'Phượng khấu' miêu tả mẹ vua Minh Mạng tàn độc: Chính sử và văn học có đồng tình không?
0 Bình luận

Có ghi chép cho rằng, Lê Văn Duyệt phản đối Minh Mạng lên ngôi, bảo vệ tín đồ Công giáo... từ đó dẫn đến việc thường xuyên xung đột với vua. Cuối cùng ông bị vua Minh Mạng san bằng mộ, viết lời cay đắng.

Chân tướng vụ vua Minh Mạng san bằng mộ Lê Văn Duyệt, viết lời cay đắng
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất