Dạy con kiểu Nhật: Giáo dục con cái về tiền bạc từ sớm, coi trọng học lực và bằng cấp
Nhật Bản thực tế là một xã hội coi trọng bằng cấp, vì thế, cha mẹ nước này sớm đầu tư cho con đi học, cũng dạy chúng về tiền bạc từ sớm.

Hầu hết các quốc gia ở Châu Á, cha mẹ sẽ quản lý tiền tiêu vặt của con cái và sẽ chi thêm cho các khoản phát sinh. Tuy nhiên, phụ huynh ở Nhật Bản lại không nghĩ vậy, họ muốn dạy con giá trị của tiền bạc từ sớm.
Vì thế, họ thwofng đưa tiền tiêu cho con cái một lần vào đầu tháng, nếu chẳng may các em có tiêu hết thì cũng sẽ không được cho thêm khoản nào cả. Do đó, ngay từ đầu các bé đã phải học cách tính toán, chi tiêu sao cho hợp lý trong 1 tháng. Nếu trẻ khao khát một kế hoạch nào đó liên quan đến tài chính thì buộc phải lao động để nhận được thù lao và tích lũy lại để đạt được món tiền cần có cho kế hoạch đó.
Người Nhật ý thức rất rõ về tài sản của họ. Họ làm giàu bằng nỗ lực bản nhân chứ không phụ thuộc vào ai cả. Mọi người Nhật đều làm việc và kiếm tiền ngay cả khi họ đã về hưu. Họ am hiểu công nghệ, tìm hiểu hoạt động thị trường kinh tế và tự đầu tư trực tuyến chứ họ không nghĩ mình già rồi con cái phải chăm lo mình để báo đáp. Vì vậy, khi về già, người Nhật không nhất thiết sau này con cái phải nuôi lại họ, thích sống tự lập...

Công ty bảo hiểm Sony Life từng thực hiện một cuộc khảo sát trên 1.000 người ở Nhật Bản, với câu hỏi là: "Các cha mẹ suy nghĩ gì về việc chi tiêu tiền cho con?". Có 4 câu hỏi được đưa ra và câu trả lời là "Đồng ý" hoặc "Không đồng ý". Kết quả là:
- 65,5% người đồng ý "Học lực và bằng cấp được quyết định bằng số tiền đầu tư về giáo dục cho con".
- 63,8% người đồng ý "Thay vì để dành tiền dưỡng lão thì tôi sẽ để tiền đầu tư cho con đi học".
- 73% người đồng ý "Học trước chương trình hoặc chương trình giáo dục thần đồng là điều cần thiết cho tương lai của con".
- 44,2% người đồng ý "Muốn chi tiền cho con học ở các trường luyện thi hơn là học thể thao hoặc nghệ thuật".
Có thể thấy, cha mẹ Nhật Bản rất coi trọng việc học của con, họ mong muốn con có học lực tốt, thi vào trường học danh tiếng và có tương lai xán lạn. Đây là thực tế ở nước này, họ cho rằng nếu bạn tốt nghiệp ở ĐH danh tiếng thì sẽ dễ dàng kiếm việc hơn, có lương cao, phúc lợi tốt. Ngược lại, nếu lỡ "sa chân" vào một trường đại học nhàng nhàng hoặc không học đại học thì dù bạn là một người có năng lực cũng sẽ chẳng ai công nhận bạn.

Cũng vì thế, họ sẵn sàng mạnh tay chi tiền cho việc học của con, hi vọng con trẻ thể phát triển toàn diện. Nhiều cha mẹ Nhật cho con đi học thêm ở các trường luyện thi. Thậm chí, nhiều đứa nhỏ dù chỉ mới học mẫu giáo nhưng vẫn phải đi đến trường học thêm để có thể vào được trường tiểu học tốt.
Tất nhiên, suy nghĩ này không phải là tốt 100%, bởi chúng có thể khiến trẻ em bị áp lực, căng thẳng. Nếu bạn muốn dạy con trở nên thông minh, khéo léo, bạn có thể đầu tư cho con đi học, nhưng cũng đừng ép chúng quá đáng. Cứ để con phát triển tối đa điểm mạnh của mình, cũng như chỉ định hướng để các con tự tìm ra lối đi riêng.
Tổng hợp theo Kilala
Đọc thêm
Bà mẹ Việt này đã dạy con gái ở Nhật yêu thích sách từ sớm, đến nay bé đã đọc được 3 thứ tiếng, sở hữu cả ngàn quyển sách.
Người Nhật từ lâu đã nổi tiếng với cách dạy con khôn khéo, giúp chúng phát triển toàn diện, thông minh và độc lập.
Mới 12 tuổi, cậu bé thần đồng Mike Wimmer đã tốt nghiệp THPT, rồi nhanh chóng tốt nghiệp đại học và sở hữu nhiều công ty.
Tin liên quan
Các em bé lúc nào cũng thật dễ thương với đôi má phính, ngón tay bé xinh, nhất là lúc ngủ say lại càng thêm phần đáng yêu.
3 câu chuyện là 3 bài học quý giá cho những ai đang trong nghịch cảnh, đang đi tìm câu trả lời cho những khó khăn mà mình đang gặp phải...
Vừa làm giỗ mẹ được 2 ngày thì bố đột quỵ qua đời trong đêm. Sáng ngủ dậy, 3 anh em Phúc bỗng trở thành trẻ mồ côi, đứng trước nguy cơ thất học.