Cuộc đời 4 nữ truyền nhân của các nhân vật lịch sử: Con gái Hoàng Hoa Thám bỗng thành công chúa xứ người

Điều đáng nói, những nữ truyền nhân này đều mang những số phận kỳ lạ, nhiều sóng gió và đầy tranh cãi...

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sương Nguyệt Anh

Nhiều người vẫn lầm tưởng là Sương Nguyệt Ánh nhưng Sương Nguyệt Anh mới là con gái thứ 4 của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Bà có tên thật là Nguyễn Thị Khuê hoặc Nguyễn Ngọc Khuê, tên trong nhà là Năm Hạnh. 

Không chỉ là con gái của cụ đồ Chiểu, Sương Nguyệt Anh còn là nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam, có nhiều đóng góp cho báo chí, thơ văn và nữ quyền. Bà phụ trách tờ báo Nữ giới chung - tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn. 

cuoc-doi-cua-4-nu-truyen-nhan-cua-cac-nhan-vat-lich-su-noi-tieng-1

Tuy nhiên, số phận của bà lại khá bi ai. Sương Nguyệt Anh hết khóc cha rồi lại khóc chồng, lại cạn nước mắt khóc con trai. Đến những năm cuối đời, bà còn không cảm nhận được ánh sáng, sau đó trút hơi thở cuối cùng năm 1922 khi mới 58 tuổi. 

Sương Nguyệt anh là một tấm gương hoạt động cho phái nữ lưu, một cây bút rắn rỏi trên tờ Nữ giới chung. Đặc biệt trong thời buổi giao thời, bà càng xứng đáng là nữ sĩ tiền phong trên đất Việt.

Hoàng Thị Thế

Hoàng Thị Thế sinh ngày 31/3/1901 ở Phồn Xương, Yên Thế (Bắc Giang). Mẹ của bà là Đặng Thị Nho, tục gọi là bà Ba Cẩn, vợ thứ 3 và là cộng sự của anh hùng "Hùm thiêng Yên Thế" Hoàng Hoa Thám.

Thời đó, tại Yên Thế liên tục diễn ra các cuộc phục kích. Đến tháng 6/1909, Hoàng Thị Thế bị người Pháp bắt giữ sau nhiều lần muốn tiêu diệt cuộc khởi nghĩa của phong trào nông dân Yên Thế và bắt sống thủ lĩnh Đề Thám. Đến ngày 1/12/1909 bà Đặng Thị Nho cũng bị bắt giữ sau đó bị đày sang Guyanne (Pháp). Đến ngày 25/11/1910, bà Ba Cẩn qua đời tại trại cách ly Alger.

cuoc-doi-cua-4-nu-truyen-nhan-cua-cac-nhan-vat-lich-su-noi-tieng-2

Cha bà là Hoàng Hoa Thám sau đó cũng bị giết vào ngày 10/2/1913, còn Hoàng Thị Thế đến năm 1917 được đưa sang Pháp sau khi theo học trường Tây ở Bắc Kỳ. Tại đây, bà được Albert Sarraut (Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ) nhận làm con nuôi, cho theo học ở trường nội trú Jeanne D’Arc ở Biarritz (Pháp) và lấy tên là Marie Beatrice Destham.

Sau một thời gian làm thủ thư tại tòa Thống sứ Hà Nội, bà quay trở lại Paris và được Albert Sarraut giới thiệu như là công chúa, có cha đỡ đầu là Tổng thống nước Cộng hòa Paul Doumer.

Năm 1930, bà dấn thân vào điện ảnh và trở thành một trong những nữ diễn viên điện hành đầu tiên của việt Nam. Nhiều người cảm thấy số phận quá éo le, khi những người Pháp không hề vô can trong cái chết của Hoàng Hoa Thám lại nhận con gái của ông làm con nuôi và con đỡ đầu. 

Đến năm 1988, Hoàng Thị Thế qua đời tại Bắc Giang, kết thúc một cuộc đời kỳ lạ, một vận mệnh khác thường chưa từng được ghi nhận. Tất cả cuộc đời được bà chia sẻ trong một hồi ký bằng tiếng Pháp, sau đó dịch giả Lê Kỳ Anh (bút danh khác của nhà thơ Hoàng Cầm) đã chuyển ngữ mang nhan đề: Kỷ Niệm Thời Thơ ấu....

Bà Nghè - Nguyễn Thị Khánh

Bà Nguyễn Thị Khánh là con gái quan Khâm sai Nguyễn Cửu Vân và là vợ một viên thư ký. Thời đó, Nguyễn Cửu Vân là một nhân vật quan trọng, có nhiều công lao trong việc giúp đỡ các chúa Nguyễn khẩn hoang và ổn định vùng đất Nam Bộ ngày nay.

cuoc-doi-cua-4-nu-truyen-nhan-cua-cac-nhan-vat-lich-su-noi-tieng-3

Con trai ông Nguyễn Cửu Vân là Nguyễn Cửu Đàm được coi là vị kiến trúc xưa đầu tiên quy hoạch thành phố Sài Gòn, tên tuổi gắn liền với Lũy Bán Bích nổi danh một thời. Theo như Trịnh Hoài Đức có viết, do có chồng là thư ký mỗ nên người đương thời gọi là Bà Nghè mà không xưng tên.

Bà Nghè Nguyễn Thị Khánh rất được dân chúng quanh vùng kính trọng, không chỉ do công lao của cha anh mà bởi chính bà cũng góp sức vào công cuộc khẩn hoang, xây cầu kết nối giao thông trong vùng. 

Nàng công chúa ẩn tu - em vua Minh Mạng

Theo ghi chép, từng có một vị công chúa là em gái vua Minh Mạng đến núi Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) để ẩn tu. Tuy nhiên, tên tuổi và cơ duyên ẩn tu của vị công chúa này vẫn còn nhiều bí ẩn.

Trong nhiều bút ký của người phương Tây khi lên viếng cảnh Ngũ Hành Sơn có nhắc về điều này. Khi mô tả vùng ven ở Ngũ Hành Sơn, Bougainville có viết: “Gần các ngôi làng có một ngôi nhà nhỏ được trang hoàng xinh xắn. Đây là nơi ẩn cư trong thời gian dài của một người em nhà vua; bà này đã sống tại đây, xa lánh mọi người trong sự tịnh tâm”. 

cuoc-doi-cua-4-nu-truyen-nhan-cua-cac-nhan-vat-lich-su-noi-tieng-4

Theo một số sử liệu của đất cố đô, nàng công chúa ấy chính là Công Chúa Nguyễn Phúc Ngọc Ngôn. Việc bà lên núi ẩn tu có liên quan đến vụ án vua Minh Mạng xử Lê Văn Khôi tạo phản. Lê Văn Khôi là con nuôi của Tả Quân Lê Văn Duyệt còn chồng công chúa Ngọc Ngôn lại là con trai ruột của Tả Quân, tên Lê Văn Yến. Khi chồng bị chính anh trai xử tử và các con bị đày lên Cao Bằng, bà đã ấm ức, đau đớn và quyết đi tu. 

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Công Thuần, sau khi xuất gia, công chúa Ngọc Ngôn đổi tên thành Ngọc Lan. Sau này, khi được vua Tự Đức minh oan, công chúa Ngọc Ngôn rời Ngũ Hành Sơn trở về sống với các con tại phủ thờ Vọng Các công thần Lê Văn Duyệt ở thôn Phú Mộng. Năm 1854, bà được vua Tự Đức phong An Nghĩa Thái trưởng công chúa và qua đời năm 1856.

Xem thêm: Chuyện gặp gỡ sứ thần Miến Điện và cách hành xử khéo léo hơn người của vua Minh Mạng

Đọc thêm

Nguyễn Trung Ngạn chính là vị nhân tài đất Việt mà Sống Đẹp muốn nhắc đến. Ông đã vận dụng tài trí của mình để giữ uy danh cho Đại Việt và khiến sử giả nhà Nguyên từ hống hách chuyển sáng ôn hòa, lịch sự.

Có 1 vị nhân tài cùng thời với Mạc Đĩnh Chi khiến sứ nhà Nguyên hống hách trở nên ôn hòa, lịch sự
0 Bình luận

Hàng năm, các thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa, bão lũ, cháy rừng… có thể khiến 100 nghìn người thiệt mạng, hơn 150 triệu người chịu ảnh hưởng.

10 thảm họa thiên nhiên đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại: Việt Nam cũng góp mặt
0 Bình luận

Nhiều học giả phương Đông từng giải thích tỉ mỉ về ngũ hành với tiến trình lịch sử của các triều đại Trung Hoa, nhưng với lịch sử Việt Nam thì sao?

Khớp với các triều đại Trung Hoa xưa, liệu ngũ hành có ứng với lịch sử Việt Nam?
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất