Cô gái xứ Quảng từ chối công việc ngân hàng về quê cùng cha "hồi sinh" làng lụa Mã Châu

Trần Thị Yến lắc đầu với công việc ngân hàng nhàn nhã để dấn thân vào nghiệp dâu tằm, nghề dệt lụa nhằm vực dậy nghề lụa Mã Châu.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trần Thị Yến sinh ra và lớn lên tại làng lụa Mã Châu (khối Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Ngày xưa, ngôi làng của Yến nổi tiếng với nghề đưa thoi dệt lụa. Tuổi thơ của cô cũng gắn liền với tiếng thoi đưa khung dệt của bà của mẹ. Ai thì Yến không biết chứ với cô, tình yêu dành cho nghề truyền thống này đã ngấm sâu vào trong máu. 

Thế nhưng, trải qua thời gian, tơ tằm Việt Nam trải qua giai đoạn khủng hoảng, người dân làng lụa Mã Châu đứng ngồi không yên. mọi người vò đầu bứt tai để tìm kiếm lối đi mới, tìm giải pháp cho đầu ra của sản phẩm.

Để rồi cuối cùng, ai nấy ngậm ngùi lũ lượt giã từ nghề ươm tơ dệt tằm. Những bộ khung cửi kéo kẹt ngào nào giờ bị màng nhện giăng kín, nằm bất động trong kho. Mọi người tản đi tứ xứ để tìm việc mưu sinh.

Ở làng ấy duy chỉ có cha Yến là ông Trần Hữu Phương (truyền nhân lụa Mã Châu đời thứ 18) quyết bám trụ với nghề truyền thông dù không ít thành viên trong gia đình khuyên bỏ nghề. Thương cha cả đời gắn bó với nghề tơ lụa truyền thống, sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Kinh tế Đà Nẵng), Yến nuôi ý định về trợ sức cha trong hành trình vực dậy làng nghề truyền thống, hồi sinh giá trị lụa Mã Châu.

co-gai-xu-quang-hoi-sinh-lua-ma-chau-3
Biết làng nghề đứng trước nguy cơ mai một, Yến từ chối công việc công sở về quê cùng bố hồi sinh làng lụa

"Ban đầu, có một ngân hàng nhận mình vào làm việc, bản thân cũng đã có kế hoạch rồi. Nhưng chỉ sau một đêm ngồi bên cha, nghe cha kể về lụa của cha ông, mình quyết cùng cha theo đuổi con đường này. Dù vạch xuất phát của hai cha con chỉ ở số 0", Yến tâm sự.

Gác lại ước mơ, lắc đầu với công việc mà bao người mơ ước, Yến thu xếp hành lý rời Đà Nẵng trở về làng. Cô theo chân cha cùng các “tiền bối”  thạo nghề trồng dâu, dệt lụa trong làng để học hỏi. Hàng loạt thắc mắc hình thành trong tâm trí của cô gái trẻ cũng chính là bài học cho chuỗi ngày thức khuya, dậy sớm tập nuôi tằm lấy tơ.

Dù phận con gái chân yếu tay mềm nhưng Yến không ngại ra ruộng dâu cắt cỏ, tỉa lá bởi theo cô: "Muốn tìm hiểu về tấm lụa, trước hết phải học cách làm ra nó từ những điều căn bản đầu tiên". 

Yến bắt đầu hỏi cha về nguyên lý hoạt động của các bộ phận máy móc, cách phân biệt sợi tơ tự nhiên, sợi tơ có thành phần hóa học. Vào giờ nghỉ trưa thì tranh thủ tìm đến chỗ thợ lành nghề để học hỏi kỹ năng luộc kén, ươm tơ...

co-gai-xu-quang-hoi-sinh-lua-ma-chau-7
Mỗi khi nhắc về con gái và làng lụa Mã Châu, ông Phương vô cùng tự hào

Tìm hiểu được cái gì về lụa là Yến lại viết ra, vẽ mô hình kín sổ sách. Đêm về lại thao thức để nghiền ngẫm. Từ đó cô tiến hành so sánh lụa quê hương với lụa Ấn Độ, Trung Quốc... hay lụa của các làng nghề khác.

Sau nửa năm tìm hiểu, nghiên cứu và tập tành làm đúng quy trình sản xuất, Yến như bị "thôi miên" bởi cái hồn của những dải lụa đẹp tự nhiên ấy. Và cô đã tìm ra lý do lụa Mã Châu đang dần bị mai một.

“Trước kia, những người thợ ở đây chỉ dệt hàng thô, sau đó xuất bán đi các nơi. Từ hàng thô của mình, qua các công đoạn hoàn thiện như trụi mềm, nhuộm, in hoa văn…, người ta cho ra một sản phẩm lụa với thương hiệu khác chứ không phải lụa Mã Châu. Hẳn vì thế mà cái tên lụa Mã Châu dần trôi vào quên lãng”.

Năm 2013, Yến về làm việc tại Công ty TNHH lụa Mã Châu và xem đây là "cái nôi" tìm lại dư âm đời sống lụa xưa. Cô gái trẻ thuyết phục cả công ty không xuất bán hàng thô với câu nói khiến ai cũng ngỡ ngàng: "Đừng bán con của mình cho người khác".

Thay vào đó các xưởng dệt cơi nới ra, khâu hoàn thiện sản phẩm, nhuộm và in cũng được xúc tiến. Yến đứng ra làm marketing, định hướng người tiêu dùng nhận ra giá trị của dòng sản phẩm lụa 100% tơ tằm. 

co-gai-xu-quang-hoi-sinh-lua-ma-chau-0

Tiếp đó cô gái trẻ mang lụa của quê hương đi khắp Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn để giới thiệu. Tuy gian nan nhưng không bỏ cuộc. Ròng rã nhiều năm chật vật, cuối cùng Yến cũng tìm ra được tập khách hàng am hiểu và tỏ ý gắn bó với lụa Mã Châu với đơn đặt hàng 3000m/tháng (mỗi mét có giá từ 380.000 đồng đến 1 triệu đồng tùy loại). Có đầu ra, tức là Yến đã giải quyết được ổn thỏa nguồn lương cho thợ để họ gắn bó với nghề.

Đến năm 2015, cô gái trẻ khai trương cửa hàng trưng bày lụa Mã Châu tại 135 Nguyễn Thái Học, TP Hội An. Bên cạnh đó, cô mở thêm một cửa hàng bán lẻ tại cơ sở sản xuất, lập trang mạng xã hội để giới thiệu lụa Mã Châu đến khách thập phương.

Gặp bất cứ ai, dù là đối tác hay người đến mua lẻ, Yến cũng bày tỏ lòng hiếu khách. Cô vui về giới thiệu về lụa, đưa mọi người đi tham quan mô hình nuôi tơ, dệt lụa. Và giờ, hễ ai hỏi Yến về mối duyên đến với nghề, cô lại ví mình như “tằm trót vương tơ”.

Mỗi lần nói về con gái, ông Trần Hữu Phương vô cùng tự hào: "Con bé chính là động lực cuối cùng giúp tôi duy trì lụa Mã Châu. Cũng từ niềm hăng say học hỏi của nó, tôi có thêm nhiều bài học cho chính bản thân mình. Từ đó, hai cha con cùng học, cùng tiến bộ”.

Xem thêm: 9x mạnh dạn rời thành phố, về quê khởi nghiệp với nghề làm heo đất vì đam mê tuổi thơ

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Hành trình "săn" nấm lim xanh tuy có cực khổ nhưng mang đến những cao thủ thu nhập rất khá. Vùng núi Nam Giang là nơi nấm lim xanh sinh trưởng mạnh nhất.

Chuyến trải nghiệm cùng những cao thủ xứ Quảng vào rừng Nam Giang 'săn' loại nấm quý
0 Bình luận

Từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch là mùa rong mơ, người dân xứ Quảng lặn sâu từ 7 - 10 mét để hái. Rong mơ cho thu nhập cả triệu đồng mỗi ngày nhưng cũng phải đặt cược cả tính mạng.

Người dân xứ Quảng 'cược tính mạng' lặn biển kiếm tiền từ loại cây mọc sâu 10 mét
0 Bình luận

Không chỉ nổi tiếng với những bức ảnh du lịch bụi, Lê Quang Long còn được biết đến qua dự án thiện nguyện Bếp Hoàng Cầm cho trẻ vùng cao.

Chàng trai xứ Quảng và dự án 'bếp Hoàng Cầm' đem bữa trưa đủ dinh dưỡng đến trẻ em vùng cao
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Xúc động khoảnh khắc con trai gả mẹ 53 tuổi đi lấy chồng: “Dù ở độ tuổi nào, ai cũng xứng đáng có được những hạnh phúc riêng của mình”

Trong ngày cưới, người con trai đã chủ động trao tặng nhẫn vàng, kiềng vàng và bày tỏ lời cảm ơn, biết ơn vì công sinh thành, nuôi dưỡng, cũng như chúc phúc cho mẹ.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Mùa hè tình nguyện đặc biệt của những bạn trẻ Mỹ tại Việt Nam

Dù chỉ mới 16,17 tuổi và không phải là những thợ xây chuyên nghiệp nhưng nhóm bạn trẻ đến từ Mỹ đã không ngại ngần xắn tay áo, khiêng gạch, trộn xi măng giúp người dân Quảng Ngãi xây nhà tình nghĩa.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Hà Nội chi 3.000 tỷ hỗ trợ bữa trưa cho học sinh tiểu học

Từ năm học 2025-2026 tới đây, 768.000 học sinh tiểu học ở Hà Nội, gồm cả công lập và tư thục, sẽ được hỗ trợ 20.000-30.000 đồng bữa ăn trưa mỗi ngày.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Nam sinh đưa em đến điểm thi nhờ người trông hộ đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội

Nam sinh Nguyễn Mạnh Đức từng được biết đến với khoảnh khắc đưa em gái đến điểm thi nhờ anh chị tình nguyện viên trong hộ để vào thi lớp 10 đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Tin vui: Toàn dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí từ năm 2026

Từ năm 2026, người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí ít nhất một lần mỗi năm, theo dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị đang được xây dựng.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Ông ngoại Hà Nội một tay chăm cháu 7 tháng tuổi từ A đến Z khiến cộng đồng mạng trầm trồ

Nhìn khoảnh khắc ông ngoại U70 chăm sóc cháu nhỏ từ bế ru, cho ăn, quấy cháu,… đến chơi cùng cháu cả ngày với thái độ ân cần, yêu thương khiến ai cũng xúc động và ngưỡng mộ.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Cảnh sát Hà Nội huy động ca nô giải cứu nữ sinh viên chới với dưới sông Hồng

Nhận được thông tin một nữ sinh viên nhảy cầu Vĩnh Tuy, chới với dưới dòng nước xiết ở sông Hồng, Cảnh sát PCCC&CNCH đã kịp thời huy động ca nô để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Khoảnh khắc ấm lòng: CSGT kịp thời hỗ đưa tài xế đột quỵ trên cao tốc đi cấp cứu

Phát hiện tài xế xe cẩu bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân – Cầu GIẽ, CSGT đã ngay lập tức mở đường, hỗ trợ đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
Không chờ đủ thủ tục, bác sĩ quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho chàng trai “vô danh, ví rỗng”

Chàng trai 20 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, không giấy tờ, không người thân. Không chờ đủ thủ tục, các bác sĩ quyết định mổ khẩn cầu để cứu người trong thời gian vàng.

Hải An
Hải An 05/07
Người dân Quảng Ngãi mở rộng vòng tay san sẻ chỗ ở với cán bộ từ Kon Tum chuyển về

Thấy các cán bộ Kon Tum mới chuyển về chưa có chỗ ở, người dẫn Quảng Ngãi đã mở rộng vòng tay giúp đỡ, chào đón, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc.

Thanh Tú
Thanh Tú 04/07
Không chỉ kịp thời đưa cháu bé tai nạn đi cấp cứu chiến sĩ CSGT còn hỗ trợ viện phí

Phát hiện cháu bé bị tai nạn giao thông khi đang trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ đội CSGT số 6 (CATP Hà Nội) đã kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu và hỗ trợ một phần viện phí.

Hải An
Hải An 03/07
Giao hàng gặp trời mưa, nam shipper nhanh tay dọn đậu phộng giúp chủ nhà

Giao hàng gặp trời mưa, thấy nhà chỉ có người già và trẻ nhỏ, nam shipper liền nhanh tay gom đậu phộng giúp. Hành động ấm lòng khiến dân mạng tấm tắc khen ngợi.

Hải An
Hải An 03/07
Ấm lòng trước khoảnh khắc loạt ô tô che chắn cho xe máy qua cầu lúc mưa to gió lớn ở Hà Nội

“Những lúc này, tôi chỉ mong xe mình to hơn để che được nhiều người hơn”, chia sẻ của tài xế xe tải khiến nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 02/07
CSGT Lâm Đồng kịp thời hỗ trợ sản phụ sinh con an toàn trên đường

Vào khoảng 4h50 ngày 1/7, trong lúc tuần tra giao thông, CSGT Lâm Đồng đã kịp thời phát hiện và hỗ trợ một sản phụ chuyển dạ sinh con ngay trên xe đặc chủng.

Hải An
Hải An 02/07
3 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng cao đẹp

Sau tai nạn giao thông, một người phụ nữ ở TP.HCM được xác định chết não, gia đình đã quyết định hiến tạng, đem lại sự sống cho 3 bệnh nhân đang nguy kịch.

Hải An
Hải An 01/07
PC Right 1 GIF
Đề xuất