Chuyện ít biết về "kho báu" dưới đền Thục An Dương Vương: Bác Hồ đến thăm và giải nghĩa

Trong đền Thục An Dương Vương (đền Thượng ở khu di tích Thành Cổ Loa hiện đang lưu giữa 1 "kho báu" có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, khoa học. Đó là gì?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa

An Dương Vương tên thật là Thục Phán. Ông là vị vua lập nên nhà nước Âu Lạc - nhà nước thứ 2 trong lịch sử Việt Nam, sau nhà nước Văn Lang của các vua Hùng

Sau khi đánh tan 50 vạn quân Tần, Thục Vương quyết định xây thành Cổ Loa. Hiện di tích này nằm ở xã Cổ Loa, huyện Đông An, Hà Nội. Tuyên truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ, sau nhờ có thần Kim Quy giúp đỡ diệt yêu quái thì việc xây thành mới thuận lợi. 

Cho đến nay, nhân dân vẫn tương truyền về truyền thuyết An Dương Vương xây thành như sau:

Khi đã chiếm được đất Văn Lang, An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê. Khu đất chọn để đắp thành là một quả đồi đất rắn như đá. Ðám đông người hì hục đào đất, khuân đất hết ngày nọ sang ngày kia, tòa thành cao dần. An Dương Vương cùng đoàn tùy tùng đến xem rất lấy làm hài lòng, cho là một tòa thành có thể đứng vững muôn đời, sấm sét không lay chuyển, mưa bão không làm sạt được, và quân giặc cũng không thể phá nổi.

Nhưng một đêm cả bức tường thành quanh co đều đổ sập xuống như đất bằng. Vua An Dương Vương đến xem rất lấy làm tức giận. Ngài hỏi dò dân chúng gần đó, họ kể lại: Ban đêm họ nghe thấy những bước chân rầm rập ở các khắp ngã kéo đến với những tiếng xì xào có thể là ma quỷ. Người đâu mà lại đông đến thế ! Họ sợ quá nên không dám nhìn ra. Rồi họ lại nghe những tiếng đổ ầm ầm như sấm dậy.

Chuyen-it-biet-ve-kho-bau-duoi-den-Thuc-An-Duong-Vuong

An Dương Vương sai các tướng lãnh đốc thúc đắp lại thành cho kỳ được. Ðám người hăng hái đắp lại không ngừng. Tường thành mỗi ngày một cao dần và lại cao như tường thành cũ. Nhưng rồi một đêm cả dãy tường thành lại sập xuống như đất bằng. An Dương Vương sai người đi hỏi dân chúng ở gần đó thì họ lại nói như trước. Ban đêm họ cũng nghe thấy những bước chân rầm rập như thiên binh vạn mã trẩy qua rồi lại những tiềng huỳnh huỵch tiếp đến những tiếng ầm ầm như sấm động.

An Dương Vương lại xem chỗ địa thành để cầu trời phù hộ mình đắp cho xong tòa thành. Vua đi vòng quanh chân tường vừa đi vừa suy nghĩ. Ðột nhiên vua thấy một ông già râu tóc bạc từ phía xa đi lại. Ðến gần An Dương Vương ông tự xưng mình là thổ thần của vùng đất này, nói với vua rằng:

- Nhà vua đừng lo, sáng mai nhà vua ra đợi ở bờ sông sẽ có sứ giả Thanh Giang đến giúp nhà vua đắp thành.

Nói xong ông già biến mất.

Hôm sau mới tờ mờ sáng, An Dương Vương đã ra tận bờ sông để đợi Giang sứ. Vừa bắt đầu tan sương thì có một con rùa vàng rất lớn nổi lên mặt sông từ phía Ðông bơi vào bờ đến gần nhà vua, rùa tự xưng mình là thần Kim Quy sứ giả của vua Thủy Tề. An Dương Vương sai đặt Giang sứ lên một chiếc mâm vàng và khiêng vào cung. Vua hỏi kế đắp thành, thần Kim Quy bảo rằng:

 - Ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống lâu năm thành tinh có phép biến hoá khôn lường. Nó thường hãm hại khách qua đường và khách ngủ ở quán trọ trong vùng này. Các vua thời trước cùng bọn nhạc công chết đi đều chôn ở núi Thất Diệu, những u hồn ấy từ lâu không tan lẩn khuất trong khe đá ở hang sâu. Những u hồn ấy có thù với nhà vua nên đêm thanh vắng họp thành từng đàn từng lũ đến xúi dục con tinh gà trắng phá thành đang xây của nhà vua. Con tinh gà trắng đã dẫn những u hồn ấy đến chân thành dùng phép ma phá đổ tường thành rồi gần sáng lại bay về núi. Con tinh gà trắng có tiền duyên với con gái lão chủ quán gần chân núi nên hay hiện hình làm khách bộ hành ghé vào nhà lão khi thì nhập vào con gái lão khi thì nhập vào con gà trắng của lão. Muốn đắp cho được thành, trước hết phải trừ cho tiệt giống yêu ma và giết đứa con gái cùng con gà trắng của lão chủ quán kia đi.

Chuyen-it-biet-ve-kho-bau-duoi-den-Thuc-An-Duong-Vuong-0

Nghe lời thần mách bảo, Vua sai mấy viên tướng đem quân vào rừng mai phục rồi vua cải trang cùng thần Kim Quy giả làm khách bộ hành đến quán xin ngủ trọ. Chủ quán từ chối lấy cớ là trong núi có nhiều yêu quái hay làm hại khách đi đường. Nhưng An Dương Vương và thần Kim Quy nhất định xin ở. Chủ quán phải chiều theo ý hai người.

Ðêm đêm An Dương Vương nghe thấy những bước chân rầm rập ở ngoài. Những bước chân từ khắp các ngả đi lại rộn ràng rồi thốt nhiên có bàn tay rất mạnh đập vào cái phên nhà lão chủ quán tiếp đến tiếng gọi người con gái lão. Thần Kim Quy lên tiếng nạt nộ, tiếng ngoài im ngay. Những tiếng chân bước cũng xa dần.

Gần sáng lại có những tiếng chân rầm rập ở ngoài, thần Kim Quy bảo An Dương Vương mở cửa phên ra gọi quân mai phuc đuổi theo đám yêu tinh đang rút lui về Thất Diệu, quân lính vừa đuổi vừa giương nỏ bắn theo. Cứ một loạt tên bay đi là lại nổi lên những tiếng ma kêu quỷ khóc rùng rợn. Tiếng rên rỉ khóc than mỗi lúc một thưa dần. Ðến khi mặt trời mọc thì yêu khí tan. Quân lính của An Dương Vương đào được rất nhiều hài cốt và nhạc khí cổ trong các hang núi, họ chất thành từng đống cao đốt đi rồi tro than đổ xuống suối cho tan hẳn oan hồn.

An Dương Vương và thần Kim Quy trở về quán trọ bảo chủ quán hiến cho mình con gà trắng để tạ trời đất. Gà vừa bị cắt tiết thì con gái chủ quán cũng lăn ra chết. Giữa lúc ấy có một con chim tứ trong nhà bay vụt ra, thần Kim Quy biết đó là con yêu tinh đã tìm đường chạy trốn, liền tung phép giết chết.

Yêu ma đã trừ xong, thần Kim Quy lại hiện nguyên hình là con rùa vàng rất lớn. Thần rút một cái móng của mình trao cho An Dương Vương, dặn rằng:

- Nhà vua giữ lấy móng chân này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng ngìn quân giặc.

Nói xong, thần biến mất, nhờ có thần Kim Quy trừ hết yêu ma. An Dương Vương ra lệnh cho quân lính và nhân dân xây lại thành. Chẳng bao lâu tòa thành đắp xong, rộng tới ngàn trượng, vừa dầy vừa cao xoáy vòng như hình con ốc, nên gọi là Loa thành.

Cổ Loa - kinh đô cổ lâu đời nhất của Việt Nam nói riêng, Đông Nam Á nói chung

Các nhà khảo lục nhận định, nhà nước Âu Lạc và An Dương Vương là có thật. Trong bộ sử lâu đời nhất "Sử ký Tư Mã Thiên" có nhắc đến nước Âu Lạc, còn "Cựu Đường thư" của Lưu Hú dẫn Nam Việt chí đề cập đến việc "vua Thục đưa con mình là An Dương Vương trị đất Giao Chỉ". Tác phẩm này và sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng chép lại rằng, Triệu Đà đã dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn của con trai mình mà thành công chinh phục Âu Lạc.

Ngoài ra, các nhà khảo cổ Việt Nam còn tìm được dấu tích còn lại, từ nhưng thứ họ thấy rằng Cổ Loa được xây dựng với đủ chức năng như quân thành, thị thành và kinh thành.

Cổ Loa là một trong những kinh đô cổ lâu đời nhất của Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Nơi đây được biết đến là kinh đô nước Âu Lạc trong thời điểm từ năm 208 đến 179 trước Công nguyên. Thời kỳ Âu Lạc, kinh đô Cổ Loa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự của cả nước. Ngày nay, tại đây vẫn lưu giữ các dấu tích về cuộc sống hay các vòng thành là bằng chứng thể hiện trình độ kỹ thuật quân sự cao của người Việt cổ. 

Chuyen-it-biet-ve-kho-bau-duoi-den-Thuc-An-Duong-Vuong-8

Trong quá trình thực hiện các bước phân tích, các nhà khảo cổ xác định thành Cổ Loa có niên đại cách đây 2.300 năm. Thành được thiết kế theo kiểu vòng ốc nên còn được gọi là Loa thành. Tương truyền, thành Cổ Loa có tới 9 vòng nhưng ngày nay chỉ còn lại 3 vòng gồm thành nội, thành trung và thành ngoại được nối từ các gò, đống tới các dải đất cao dọc theo sông. Tổng chiều dài của thành là 15,8km.

Thành Cổ Loa nằm ở vị trí tam giác Châu thổ sông Hồng. Không chỉ nằm trên một khu đất cao ráo, vị trí của thành còn giúp An Dương Vương có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng và sơn địa. Thành Cổ Loa nằm ở tả ngạn sông Hoàng, một nhánh của sông Hồng và cũng là nơi nối liền sông Cầu (thuộc hệ thống sông Thái Bình).

Thời ấy, sông Hồng và sông Thái Bình là 2 mạng lưới đường thủy lớn nhất của Bắc Bộ Việt Nam. Từ sông Hoàng, tàu thuyền có thể di chuyển lên vùng Tây Bắc của Bắc Bộ hoặc ra biển. Chính vì thế, thành Cổ Loa tọa lạc tại những điểm quan trọng của đường bộ và đường thủy của Âu Lạc.

Chuyện ít biết về "kho báu" dưới ngôi đền

Trong quần thể di tích thành Cổ Loa có đền Thượng - di tích giữ vị trí trung tâm. Đền này còn được gọi là đền Thục An Dương Vương được xây dựng trên khu đất cao nằm ở phía Tây Nam thành Nội, thuộc địa phận xóm chùa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Đền này được xây dựng trên nền nội cung trước đây. Đền được xây vào năm 1687 đời Lê Hy Tông (vị vua thứ 21 của nhà Hậu Lê). Sau đó, đền được sử lại vào năm 1689, 1896 và gần đây. Nhân vật thờ trung tâm trong đền là An Dương Vương.

Đền Thục An Dương Vương tọa lạc trên một gò đất mà theo phong thủy là đầu con rồng. Hai bên đền là 2 cánh rừng, ngày bên dưới là 2 hố tròn được gọi là mắt rồng. Điểm đặc biệt của hai hố này là 1 một hố đầy nước dù vào mùa hạn hán và hố còn lại khô cạn dù trời mưa to.

Trong đền Thượng có nhiều di vật lịch sử quý giá. Trong đó, bức tượng đúc An Dương Vương bằng đồng là 1 di vật có giá trị rất lớn về văn hóa, lịch sử, khoa học. Tuy nhiên, ít ai biết được, quá trình chế tác bức tượng này có nhiều điểm đặc biệt.

Chuyen-it-biet-ve-kho-bau-duoi-den-Thuc-An-Duong-Vuong-6

Tương truyền, vàoo năm 1893, người dân quyết định tu bổ đền. Khi đào nền điện, họ vô tình phát hiện 1 khoa đồng bên dưới. Sau khi bàn bạc, họ quyết định đem số đồng này đúc thành tượng An Dương Vương để thờ.

Theo Ban quản lý khu di tích, tượng vua An Dương Vương làm bằng đồng hun theo đúng quy chuẩn tạc tượng. Tượng có kích thướng lớn hơn người thật, được tạc theo thể tượng tròn. Bức tượng đồng này được đúc nguyên khối gồm cả bệ, mũ, quần, áo và hài của nhà vua. Tượng nhà vua được tạc trong tư thế ngồi với khuôn mặt vuông, tai lớn, trán cao, mắt xếch. 

Vua mặc long bào cổ cao, đầu đội mũ Bình thiên có trang trí lưỡng long chầu mặt nhật, điềm áo trùm xuống mũi hài khắc bachir. Vua đi hài mũi cong khắc hình hoa cúc mãn khai. Hai tay khiếp trước ngực, ngón tay dài cầm hốt. Trên miếng hộ tâm dưới bụng có khắc dòng chữ: "Thánh tổ An Dương Vương hoàng đế", ngài đeo đai ngọc to bản trễ xuống.

Trên web của Ban quản lý khu di tích Cổ Loa và Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào một ngày mùa xuân năm 1961, Bác Hồ đến thăm đền Thượng. Bác hỏi người dân rằng có ai biết bức tượng vua An Dương Vương được đúc năm nào, nặng bao nhiêu cân không.

Khi đó, không ai biết trả lời sao. Người lớn tuổi nhất chỉ biết rằng, ngôi đền được trùng tu năm 1678. Đôi ngựa tía của nhà vua được tạc từ gỗ quý vào năm 1716.

Lúc này, Bác mới đi tới sau bức tượng và nói rằng, phía sau tượng có khắc chữ. Dòng chữ bên trái khắc: "Tượng đồng nhị bách ngũ thập cân" (Nghĩa: Tượng đồng nặng 250kg), bên phải "Đinh dậu niên ngũ nguyệt thập lục nhật tu tạo" (Nghĩa: 16/5 năm Đinh Dậu 1897 đúc tượng).

Từ cuối năm 2004 đến năm 2007, các nhà khảo cổ học đã tiến hành 3 đợt quật tại đền Thượng, với 9 hố, trên tổng diện tích 311,5m2. Qua những đợt khai quật này, đã phát hiện được hệ thống lò đúc mũi tên đồng và nhiều hiện vật có giá trị liên quan khác.

Xem thêm: Thành Cổ Loa - Dấu vết lịch sử và những câu chuyện xoay quanh tòa thành "bất khả xâm phạm" của An Dương Vương

Đọc thêm

Nỏ thần hay còn có tên gọi là nỏ liên châu có thể bắn một phát được nhiều mũi tên, trở thành vũ khí lợi hại dưới thời An Dương Vương. Theo nhiều nhận định nỏ thần thực chất chỉ là hư cấu.

Nỏ thần của An Dương Vương có thật sự tồn tại?
0 Bình luận

Tương truyền, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng qua đời, triều đình đã làm 99 chiếc quan tài đưa vào chôn trong khắp vùng núi Hoa Lư. 

Giải mã phong thủy đặc biệt ở khu lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng
0 Bình luận

Theo quan niệm phong thủy cổ xưa của người Trung Quốc, có những chi tiết nhỏ nhưng lại làm ảnh hưởng không ít đến vận khí của cả gia đình mà bạn nhất định không được bỏ qua.

2 điều đại kỵ trong phong thủy được cổ nhân truyền lại, gia đình cần hết sức lưu ý để tránh làm ảnh hưởng đến vận khí
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất