Chuyện đời của "nữ hoàng Wushu" Thúy Hiền: Vinh quang và cay đắng luôn song hành

Từ cô gái chạy chân đất học võ, Thúy Hiền đã trở thành nhà vô địch thế giới. Thế nhưng, "nữ hoàng Wushu" Việt Nam lại từng trải qua những năm tháng trắc trở trong hôn nhân.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thành tích vô tiền khoáng hậu

Khi nhắc tới Wushu Việt Nam, chắc chắn khán giả sẽ nghĩ ngay đến "nữ hoàng Wushu" Nguyễn Thúy Hiền - cô gái nhỏ nhắn từng tung hoành trên thảm đấu đem vinh quang vô tiền khoáng hậu cho thể thao Việt Nam.

Năm 1993, Thúy Hiền tạo "cú sốc" đầu tiên trong sự nghiệp với tấm HCV Wushu thế giới tại Malaysia nội dung Đao thuật, mở đầu cho hành trình kéo dài 10 năm đứng trên đỉnh cao sự nghiệp. Tính từ năm đó đến hết SEA Games 22, Thúy Hiền giành được tổng cộng 7 HCV Thế giới, 2 HCV Châu Á, 1 HCB ASIAD, 8 HCV SEA Games, 6 lần là VĐV tiêu biểu của thể thao Việt Nam, đạt Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba...

Được biết, Thúy Hiền sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống thể thao tại Gia Lâm, Hà Nội. Bố của chị vốn là cựu cầu thủ của đội Sông Lam Nghệ An, chị gái Nguyễn Thúy Vinh là tuyển thủ quốc gia môn cầu mây. 

Hồi nhỏ, Thúy Hiền hay xem phim võ thuật Trung Quốc, Hong Kong, cộng với việc mỗi ngày đều được xem bố luyện võ nên bắt đầu đam mê. Lớn lên, gần nhà chị có thầy Nguyễn Tùng Lâm mở lớp võ cổ truyền mang tên Thiếu Lâm Tự ngay gần nhà, chị liền đến xin học.

Chuyen-doi-cua-nu-hoang-Wushu-Thuy-Hien-70
Hình ảnh về Nguyễn Thuý Hiền khi còn thi đấu

Ngày ấy, cũng vì mê võ mà ngày nào chị cũng chạy bộ đến lớp bằng chân đất, bất kể nắng mưa. Lúc đó, chị chỉ thích học võ chứ không có khái niệm đi giày mặc dù đường đến nhà thầy gập ghềnh.

"Gia đình tôi lúc đó nghèo lắm, mỗi buổi sáng tới nhà thầy đều phải chạy bằng chân đất. Sau đó vài năm, tôi đi thi đấu những giải võ thuật ở TP thì dần mới biết đi giày", chị Thuý Hiền nói.

Thời gian sau, HLV Hoàng Vĩnh Giang đưa Wushu về Việt Nam. Khi đó, trong nước chưa có VĐV chính thức nào nên ông Giang đã gửi những băng video đi các môn phái để mọi người tìm hiểu. Chị Thúy Hiền cũng bắt đầu tập thử 6 tháng nhưng HLV và chuyên gia Trung Quốc không thích vì thần thái của chị không phải chất Wushu. Lúc đó, bản thân chị cũng gầy gò, xanh xao, không giống một vận động viên chuyên nghiệp. 

"Tuy nhiên, sau quá trình tập luyện hết mình, bác Hoàng Vĩnh Giang đã đề nghị đưa tôi vào đội tuyển để tham gia các giải đấu", Thúy Hiền tâm sự.

Vào đội tuyển, Thúy Hiền nhận được sự dẫn dắt của HLV đội Nam Ninh (Trung Quốc). Gần 1 năm sau, khi đó 14 tuổi, chị được chọn tham gia giải vô địch thể giới tổ chức tại Malaysia. Thời đó, cái tên Thúy Hiền đã gây chấn động khi giành HCV nội dung đao thuật và HCB nội dung trường quyền. Sự kiện này cũng đánh dấu việc chị trở thành VĐV đầu tiê trong lịch sử thể thao Việt Nam giành HCV thế giới. 

Chuyen-doi-cua-nu-hoang-Wushu-Thuy-Hien-6

Trong 10 năm thi đấu đỉnh cao, Thúy Hiền đã đạt được nhiều thành tích nhưng cũng gặp không ít thất bại. Đằng sau ánh hào quang là những nỗi đau ít người biết: đau dạ dày, đau cột sống bởi những chấn thương do thi đấu và luyện tập. Có thời điểm chị chỉ còn 40kg, gầy gò và muốn bỏ cuộc.

"Đầu tiên là khi rời khỏi Việt Nam đi tập luyện, xa ngôi trường, gia đình bạn bè bởi thời đó hay có những cái Tết phải ăn ở Trung Quốc khiến tôi nhất nhớ nhà.

Sau đó là những chấn thương, những người VĐV như tôi thì chắc chắn sẽ bị chấn thương theo đuổi. Tôi nhớ nhất là năm 1994, tại ASIAD, do bị lỗi ở bài thương thuật nên không có huy chương. Đến năm 1995, tại giải vô địch thế giới, do bài đao thuật không tốt, một lần nữa tôi đánh rơi HCV, chỉ giành được HCB.

Ban huấn luyện mong chờ rất nhiều vào tấm HCV trên đất Mỹ nhưng tôi đã không làm được. Mỗi lần thất bại, tôi đều không hài lòng về bản thân. Nhưng thể thao là vậy, chỉ có thể cố gắng hết sức chứ không thể đoán trước được điều gì", chị tâm sự.

Những tưởng SEA Games 22 tổ chức tại Việt Nam là cơ hội để chị hoàn thành tâm nguyện. Nhưng trong một lần thực hiện động tác kỹ thuật cao, tư thế tiếp đất không được tốt đã khiến chị bị rách bao khớp, đó là hệ quả của những buổi tập cường độ cao. Chấn thương này khiến chị phải nghỉ tập dài để điều trị và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng dự SEA Games trên sân nhà.

"Mình đã phải bó bột trong 1 tháng, việc đi lại sau khi tháo bột cũng rất khó, gần như không co, duỗi và đi lại được bình thường. Lúc đó việc thi đấu rất khó, vì mình bị chấn thương chân phải, vốn là chân trụ - bật chính của mình".

Chuyen-doi-cua-nu-hoang-Wushu-Thuy-Hien-5

Lúc ấy, mình đã chủ động xin ban huấn luyện sang Trung Quốc để làm vật lý trị liệu. Một năm chuẩn bị cho SEA Games khi ấy thực sự rất dài, mỗi ngày 3 buổi tập, có những hôm tập xong cũng phải ứa nước mắt vì đau quá.

Tôi rất sợ giáo án, khi đó tập huấn, tôi là người thường xuyên không hoàn thành giáo án nhưng chỉ có mình mới hiểu bản thân mình.

Ví dụ những buổi chạy 2 vòng tôi chỉ chạy 1 vòng vì bị rút lưng, nằm vật ra nghỉ. Sau buổi đó tôi sẽ không chạy 2 vòng mà chạy 1 vòng thôi, thầy có phạt thì cũng phải chịu. Chuyên gia dạy mình nhiều năm cũng nhìn thấy những chấn thương và hiểu được những cái đau đớn mà tôi phải chịu nên họ cũng đồng ý.

Hay có những buổi tập xong tôi nôn tại chỗ luôn, thế nhưng sau đó chuyên gia lại nhắc nhở 'Thuý Hiền, chuẩn bị tiếp tục'.

Đó là những lúc nghe thấy giáo án 'tôi phải ứa nước mắt vì quá sợ', chuyên gia họ không cho mình nghỉ, không có lý do gì mà VĐV chuyên nghiệp có thể nghỉ, nếu sốt sẽ có bài tập lúc sốt, nôn thì nôn xong lại tập tiếp...", chị Thuý Hiền kể lại.

Nhiều người thân đã khuyên chị sao không đi học nghề gì đó. Nếu dừng lại sớm thì đi học không bị muộn. Nếu đi học sớm, sau này dừng làm thể thao sẽ không bị muộn. 

Chuyen-doi-cua-nu-hoang-Wushu-Thuy-Hien-4
Thúy Hiền là gương mặt nổi bật nhất của thể thao Việt Nam thời điểm những năm 1993-2003

Thời gian đó, Thúy Hiền cũng nhận được một số lời mời hấp dẫn tham gia khóa học về diễn viên võ thuật để góp mặt trong điện ảnh ở Hollywood. Đó có thể là bước ngoặt khác cho cuộc đời của chị nhưng vì tình yêu thể thao, muốn cống hiến cho thể thao Việt Nam nên chị đã ở lại. Bây giờ nghĩ lại về quyết định đó, chị vẫn thấy rất đúng đắn.

Thúy Hiền tâm sự, nếu không có SEA Games 2003 tổ chức tại Việt Nam thì chị cũng giải nghệ rồi. Đứng trên  thảm đỏ tại Việt Nam rồi những người thân của mình được xem tận mắt mình thi đấu, đó là những động lực để chị vượt qua những cơn đau của chấn thương. Kỳ SEA Games đó, Thuý Hiền giành 3 HCV, như một lời chia tay đẹp với sự nghiệp thể thao.

Phía sau ánh hào quang thảm đấu là chuyện tình duyên trắc trở

Phải nói rằng, Thúy Hiền có sự nghiệp thể thao quá vinh quang mà cho đến giờ, ít người sánh được. Thế nhưng, chuyện đời tư của chị lại trải qua không ít thăng trầm. Năm 23 tuổi, chị kết hôn với ca sĩ Anh Tú sau 3 năm yêu nhau. Cuộc hôn nhân này chị có hai người con. Thế nhưng, sau 4 năm chung sống cả hai ly hôn vì không tìm được tiếng nói chung. 

Khi phát hiện chồng có cảm xúc với người khác, Thúy Hiền đau khổ, khóc gọi cho chồng. Nhưng chỉ 3 ngày sau, nước mắt ngừng rơi, chị mạnh mẽ đưa cuộc sống của mình trở lại quỹ đạo.

Chuyen-doi-cua-nu-hoang-Wushu-Thuy-Hien-3

"Tôi nghĩ trong con người ai cũng có những cá tính của cả nam và nữ. Tôi là người có phần nam mạnh hơn. Khi tôi khóc với anh ấy, tôi thấy tự ái, thấy nhục. Tôi nghĩ việc khóc trước mặt đàn ông là không nên", Thúy Hiền nói.

Sau ly hôn, chị chọn nuôi con một mình, trong khi chồng cũ đã đi tìm hạnh phúc mới. Giờ đây, ngoài công việc HLV, chị còn kinh doanh thời trang để có thêm thu nhập. Chị vận động cứ như con thoi, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi.

Chị nói, nếu không làm thì sao đủ tiền nuôi hai đứa con. Lương công chức hàng tháng cũng chỉ vài triệu đồng. Mỗi khi rảnh chị lại tập chơi bóng bàn như một cách cân bằng cuộc sống và cũng là cách tìm lại cảm giác thi đấu.

Chuyen-doi-cua-nu-hoang-Wushu-Thuy-Hien-1

Ở tuổi 40, Thúy Hiền sở hữu nhan sắc đằm thắm, nụ cười luôn nở trên môi. Trong chương trình "lối ra", Thúy Hiền đã chia sẻ về cuộc hôn nhân không trọn vẹn của mình. 

"Thường thì người ta nghĩ phụ nữ đau khổ hơn nhưng tôi nghĩ ai cũng vậy, ai cũng sẽ có những mất mát và có những nỗi niềm riêng, khi mình vượt qua được rồi, mình sẽ trở lại.

Đến với chương trình, tôi hy vọng sẽ mang lại cho những người đang chưa có lối thoát trong chuyện tình cảm sẽ hiểu được và có thêm kinh nghiệm tích cực sau hôn nhân", Thuý Hiền nói.

"Sau ly hôn, tôi không bao giờ nghĩ sẽ kết hôn nữa đâu, tôi đã có 2 con gái, nếu có đến với người đàn ông nào chỉ là yêu thôi. Ở tuổi của tôi, đương nhiên người đàn ông họ cũng sẽ có tuổi và sẽ có con thôi nên việc kết hôn sẽ không nặng nề. Hơn nữa, tôi phải dành thời gian cho các con.

Trong lòng tôi luôn nghĩ nếu như có người bạn trai đồng hành, sẻ chia buồn vui trong cuộc sống nếu có thể sẽ giúp bản thân bớt đi cô đơn. Ai cũng nhu cầu có thêm người đồng hành, đến khi con cái đã ổn định thì tôi cũng có nhu cầu đó để chia sẻ, hỏi thăm nhau hằng ngày.

Khi tôi gặp người bạn từ nhỏ, gần phố, bản thân bạn ấy cũng chưa từng kết hôn, nên chúng tôi đến với nhau qua một buổi tiệc nhẹ nhàng", Thuý Hiền chia sẻ về việc năm 2019 chị quyết định đi bước nữa sau 13 năm ly hôn chồng.

Chuyen-doi-cua-nu-hoang-Wushu-Thuy-Hien-2
Thúy Hiền và người chồng hiện tại

Thúy Hiền cho biết, hiện chị đang thực hiện MV Đường Đến Ngày Vinh Quang của cố nhạc sĩ Trần Lập mà chính chị là ca sĩ cover lại, cổ vũ tinh thần cho đoàn Thể thao Việt Nam.

"Với MV này, tôi hy vọng sẽ truyền tải cho những người yêu thích thể thao, những vận động viên đang thi đấu rằng họ là lứa trẻ, họ hãy cố gắng cống hiến cho đất nước", chị Thuý Hiền chốt lại.

(Theo Tổ Quốc)

Xem thêm: Câu chuyện truyền cảm hứng từ 8 tuyển thủ bóng ném nam VN vừa giành HCV SEA Games 31: Là thạc sĩ, từng chạy xe ôm công nghệ

Đọc thêm

Nguyễn Hai Long là một trong những cầu thủ nổi bật gần đây, có lối đá tinh khôn, kỹ thuật khá và thể lực dẻo dai, kỳ vọng sẽ là bước đột phá cho U23 Việt Nam.

Nguyễn Hai Long: Cầu thủ với cái tên lạ được kỳ vọng sẽ tạo ra kỳ tích cho U23 Việt Nam tại SEA Games 31?
0 Bình luận

Tô Thị Trang đã không thể tặng tấm Huy chương vàng (HCV) SEA Games 31 của mình cho bố thân yêu của mình nữa... 

Nỗi đau mất cha phía sau tấm HCV SEA Games 31 của Tô Thị Trang
0 Bình luận

Kurash là môn thể thao "lạ" được đưa vào SEA Games 31. Và bộ môn này dã giúp đoàn thể thao Việt Nam "bội thu" HCV.

Kurash là môn thể thao gì mà từng giúp Việt Nam 'bội thu' HCV ở SEA Games 30?
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất