Câu nói truyền cảm hứng: "Cứ đi rồi sẽ đến"

Có một câu nói đã và đang truyền cảm hứng tích cực đến người trẻ trong hành trình chinh phục những ước mơ, đó là: 'Cứ đi rồi sẽ đến'.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nếu không bắt đầu thì không có điều gì trong đời này sẽ là “khả thi” cả!

Lúc còn trẻ, tôi “hãi” vụ thuyết trình. Hồi lớp 10, bị cử lên sân khấu cho phần thi hùng biện của lớp, tôi chối bay chối biến, vì sợ mình nói dở. Kết quả, tôi nói dở thiệt, lớp rớt. Nhưng bây giờ, tôi đã trở thành một diễn giả.

Lúc còn trẻ, tôi không bao giờ nghĩ mình có thể đóng phim. Cái mặt đơ còn hơn cây cơ mà diễn gì trời! Một ngày đẹp trời, YanTV mời tôi đóng "14 ngày đấu trí". Tôi sợ mình xấu, diễn đơ, quên thoại. Kết quả, tôi diễn đơ thiệt, không bao giờ dám coi lại lần hai. Sau nhiều lần như thế, tôi biết, diễn xuất là điểm yếu của mình.

Lúc mới ra trường, tôi sợ viết báo, dù trong lòng thích lắm. Lần đầu nhận lời mời của phóng viên Thanh Niên, tôi đã định từ chối liền, ngay và lập tức vì sợ mình viết dở, độc giả cười vô mặt. Kết quả, bài báo đầu tiên được khen, đến nay tôi đã viết gần 300 bài báo.

Lúc còn trẻ, khi được mời đào tạo huấn luyện kỹ năng mềm cho doanh nghiệp, tôi sợ lắm, lần nào cũng định "giả vờ bận rồi từ chối". Doanh nghiệp đầu tiên mời tôi lại là một tập đoàn lớn trong ngành hàng không. Một tuần trước ngày lên lớp, tôi lo toát mồ hôi. Năm đó, tôi 24 tuổi. Sau buổi đào tạo đầu tiên ấy, họ lại mời tôi huấn luyện lần 2 cho cấp cao hơn. Sau đó, các khách hàng kế tiếp là bệnh viện, công ty dệt, tập đoàn điện tử, các sở ban ngành... và hàng chục công ty lớn khác. Sau lần đầu tiên dám thử, tôi mới biết: "Mình có thể!".

Lúc còn trẻ, tôi sợ kinh doanh lắm! Dân sư phạm mà, hoàn toàn “ngu” về kỹ năng buôn bán. Không chỉ vậy, nhiều dân sư phạm rặt như tôi còn nghĩ kinh doanh là cái gì đó hơi "tội lỗi", rất ngại nhắc đến chữ "tiền". Năm 2012, tôi xắn tay khởi nghiệp. Kết quả, tôi lỗ 2 tỉ rưỡi để dành và “bay” phân nửa mái tóc của mình vì stress. Lần đầu tiên kinh doanh, tôi đã không đến đích. Tôi biết mình còn "ngu" tới đâu, mình còn thiếu cái gì. Không chỉ nhận ra lỗ hổng của mình, sau lần thất bại đó, tôi đã gặt được hàng trăm bài học vô giá về thiết lập mô hình kinh doanh, quản trị nhân sự, marketing, quản lý tài chính doanh nghiệp. Tiền lỗ ấy là học phí cho "trường đời".

cau-noi-truyen-cam-hung-cu-di-roi-se-den-0
Ảnh minh họa

Và nhiều lần khác, từ một cậu bé "hồn nhiên, ngây thơ, mong manh dễ vỡ" đúng nghĩa, tôi đã cố gắng vượt qua sự sợ hãi để làm lớp trưởng năm lớp 7, từng vào đứng bếp, làm hướng dẫn viên du lịch, làm MC, nhà quản trị, người đàm phán... Trải qua bao nhiêu tao đoạn cuộc đời, bây giờ tôi đang viết sách. Đó là bộ giáo trình kỹ năng sống cho lớp 1 đến lớp 12, chứa đựng những tinh hoa mà mình học được, giúp các em ở mỗi bậc thang của cuộc đời có thể bản lĩnh hơn, "đi khôn ngoan hơn - để đến đích nhanh hơn". Ước nguyện là đến cuối cuộc đời, mình có thể viết được một quyển "Binh pháp kỹ năng sống" đối phó 365 khó khăn, để các bạn trẻ "mong manh dễ vỡ" có thể vững vàng trước những cơn gió ngược.

"Đi rồi sẽ đến", nếu đi một cách thông minh thì sẽ đến nhanh hơn. Nhưng hiếm ai có thể đi thông minh từ những bước đầu tiên. Người ta chỉ "khôn ra" khi vấp váp, lạc đường, thậm chí té “dập mặt” trên con đường mình bước. Còn nếu đã học hỏi được từ những người đi trước, người ta đỡ té hơn, nhưng chắc chắn cũng phải “dập mặt” ít nhiều.

Bây giờ, khi chuẩn bị đặt bước đầu tiên qua cái dốc bên kia cuộc đời, ngẫm nghĩ lại, tôi thấy mãn nguyện khi tuổi trẻ mình dám thử, dám làm những điều mình muốn, không chỉ để đến đích, mà còn để hiểu bản thân. "Dám trải nghiệm" nghe có vẻ dễ, nhưng để làm được, ta phải chiến thắng kẻ thù lớn nhất chính là "nỗi sợ" thường trực trong mình.

Dám ra khỏi vòng an toàn để bước đi, sẽ có thất bại, sẽ có thành công. Còn nếu có khát khao mà chẳng bao giờ làm, thì trong tay chỉ là thất bại. Bởi điều tiếc nuối lớn nhất khi chúng ta sắp lìa đời, không phải những thất bại mình đã trải qua, mà là hối hận bởi những gì mình chưa dám.

Tôi rút ra được bài học cuộc đời mình rằng: Cứ đi rồi sẽ đến, dù không đến được thành công, thì bạn cũng “thành nhân”.

(Theo Thanh Niên)

Xem thêm: Động lực học tập: Những câu nói khơi dậy sự hào hứng trong bạn

Đọc thêm

Theo các chuyên gia, đây là 5 câu nói khích lệ tinh thần mà bất kì người thành công nào cũng thuộc nằm lòng.

5 câu nói khích lệ tinh thần người thành công nào cũng biết: Tôi không bị ép, mà tôi có cơ hội được làm điều đó!
0 Bình luận

Đây là bài văn nghị luận dài 5 trang giấy của nữ sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu (Quỳnh Lưu, Nghệ An) được cô giáo nhận xét "sâu sắc, tính triết lý cao".

Bài NLXH 9 điểm của nữ sinh xứ Nghệ về câu nói của tỷ phú Bill Gates được cô khen 'xuất sắc, tính triết lý cao'
0 Bình luận

Hi vọng những câu nói truyền cảm hứng của bà sẽ trở thành nguồn động viên tuyệt vời dành cho các bạn học sinh.

Điểm chạm ngôn từ - 10 câu nói truyền cảm hứng từ Helen Keller
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất