Bị cước chân mùa đông có phải là bệnh không?

Bị cước vào mùa đông khiến 10 đầu ngón chân đỏ ửng, sưng tấy, ngứa ngáy vô cùng bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày. Vậy cước chân mùa đông có phải là bệnh không?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bị cước chân mùa đông có phải là bệnh không?

Một bài đăng trên thầy thuốc Việt Nam chia sẻ, cước chân là một loại dị ứng thời tiết tại chỗ. Khi nhiệt độ xuống thấp thì bệnh cước bắt đầu xuất hiện. Cước chân vào mùa đông thường xuất hiện ở người lao động ngoài trời hoặc những người trực tiếp tiếp xúc với nước lạnh. 

Theo Đông y, nguyên nhân dẫn đến cước là do khí độc bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Các loại khí độc này có tính hàn và thấp (ẩm ướt) khí. 

Khi cơ thể không được giữ ấm, phải tiếp xúc với cái lạnh nhiều ngày thì các mạch máu sẽ co lại, làm cho quá trình lưu thông tuần hoàn máu diễn ra chậm, dẫn đến lượng oxy cần và đủ cho tế bào hoạt động trơn tru bị thiếu hụt. Hoặc khi cơ thể được làm ấm đột ngột, mạch máu ngoại vi sẽ bị vỡ làm cho vùng da ở đầu ngón chân  hoặc ngón tay bị tổn thương.

bi-cuoc-chan-mua-dong-co-phai-benh-khong
Cước chân (hoặc tay) vào mùa đông là một dạng dị ứng thời tiết tức thời

Khi bị cước chân (có người bị cước cả chân và tay) thì có biểu hiện ngứa ở đầu ngón chân. Thời tiết lạnh làm cho sự tuần hoàn máu dưới da kém làm cho vùng da đó sinh ra sự co thắt, rối loạn tuần hoàn máu có thể gây ra thiếu máu tạm thời ở đầu ngón chân hoặc tay. Nếu chúng ta làm ấm đột ngột khu vực đó cũng khiến cho các mạch máu bị vỡ làm tổn thương gây nên hiện tượng sưng đỏ, lâu ngày không được chữa trị sẽ dẫn đến hoại tử.

Theo các chuyên gia da liễu, cước chân sau 3 - 5 ngày sẽ xuất hiện bị mụn nước, màu vùng da bị cước sẽ chuyển sang màu tím sẫm, xung quanh sưng đau. Khi đến 7 ngày thì vùng bị cước không cảm thấy đau xuất hiện hoại tử khô.

Kể từ 2 - 3 tuần sau mô hoại tử tổn thương do bị cước và mô bình thường phân ly. Lúc này nếu bị cảm nhiễm độc có thể chuyển sang hoại tử ướt, bệnh nhân toàn thân bị sốt, sợ lạnh.

Ở trường hợp nặng nếu bị cước thân, ban đầu sẽ thấy lạnh rùng mình, đờ người, mất sức dẫn đến buồn ngủ. Nhiệt độ cơ thể giảm xuống, mạch đập yếu, thậm chí tim ngừng đập dẫn đến tử vong.

Nói tóm lại, cước chân hoặc tay là một bệnh dị ứng thời tiết tức thời. Bệnh có thể gây nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bởi vậy các bác sĩ khuyến cáo người dân vào mùa đông nên giữ ấm cơ thể, đeo găng tay, tất chân khi ra ngoài để tránh da mạch máu bị tổn thương. Đồng thời hạn chế tiếp xúc với nước lạnh.

Tổng hợp những cách chữa cước chân vào mùa đông ngay tại nhà

Thời tiết miền Bắc đang ở những ngày vô cùng lạnh, một số địa điểm núi cao như Y Tý (Bát Xát), Sa Pa, đỉnh Mẫu Sơn đã xuất hiện tuyết, băng. Thời tiết ở miền Bắc có nơi xuống chỉ còn vài độ C. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh cước chân, tay bắt đầu hoành hành. Dưới đây là một số cách chữa cước chân nhanh nhất, hiệu quả nhất ngay tại nhà:

Giữ ấm cơ thể

- Khi thời tiết chuyển lạnh, người dân cần mặc đủ ấm.

- Khi đi ra ngoài cần đeo tất tay, tất chân đầy đủ, có thể sử dụng thêm một số công cụ hỗ trợ sưởi ấm như chườm đa năng.

Tập thể dục

Mặc dù mùa đông rất lạnh nhưng đừng quên tập thể dục nhé. Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe của bạn. Nó có thể giúp giải quyết một số vấn đề như đau lưng, đau khớp.... Vào mùa đông, tập thể dục còn giúp máu được tuần hoàn, lưu thông dễ hơn, giảm bớt tình trạng phát sinh bệnh cước.

Tuyệt đối không được gãi

Khi bị cước các đầu ngón chân, ngón tay sẽ đỏ lên, có cảm giác vô cùng ngứa ngáy khó chịu. Trong trường hợp đó, người bệnh tuyệt đối không được gãi. Bởi nếu cố tình gãi sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến tổn thương và nhiễm trùng. Khi bị ngứa hãy xoa nhẹ để làm dịu cơn ngứa.

bi-cuoc-chan-mua-dong-co-phai-la-benh-khong-0
Bị cước chân (hoặc tay) tuyệt đối không được gãi vì gãi sẽ khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn

Người bị cước nên ăn, uống ra sao?

Vào mùa đông nhiều người ngại uống nước, song việc mất nước vào mùa đông chính là nguyên nhân dẫn đến khô da. Vậy nên, chúng ta hãy nhớ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra ăn các loại trái cây, rau xanh để bổ sung nước, cung cấp vitamin thiết yếu cho cơ thể.

Khi bị cước chân tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, rượu, bia... vì chúng tăng khả năng ngứa ngáy.

Trong mùa đông nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu protein.

Cách chữa cước chân theo dân gian

Hiện nay có nhiều cách dân gian để chữa cước chân, song phương pháp ngâm chân trong nước gừng là bài thuốc vẫn được sử dụng nhiều nhất vì nó đơn giản và hiệu quả.

Theo đó, người bị cước chân đun nước với gừng giã nhỏ sau đó để nước ấm và cho chân vào ngâm từ 15 đến 20 phút. Sau khi ngâm xong lấy khăn khô lau khô chân và đeo tất để giữ ấm hai bàn chân.

Ngoài bài thuốc trên thì có thể sử dụng một số bài thuốc cầu kỳ hơn như:

- Quế chi 60g, nước 1 lít, cho 2 thứ vào nồi đất, đun nhỏ lửa, sau khi sôi được 10 phút thì lấy ra, cho vào chậu. Ngâm chỗ bị phát cước vào nước này, kết hợp xoa bóp nhẹ. Mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần 5 – 15 phút.

- Anh đào (500g) ngâm với rượu trắng nồng độ cao tạo thành một chất như rượu anh đào. Dùng rượu này xoa bóp nhẹ vào chỗ bị cước nhiều lần sẽ đỡ, chân tay không còn lạnh.

- Nhục quế: 12g, đinh hương: 6g, ngũ linh chi: 6g. Tất cả nghiền thành bột mịn, trộn với dầu gừng thành đám bột dẻo, ráo. Dùng hỗn hợp này đắp vào vùng bị phát cước ở tay, chân kể cả những chỗ bị loét. Đắp như vậy 1 – 2 lần/ngày.

Đọc thêm

Thiền định giúp thư giãn cơ thể, tạo lập cân bằng nội tại, giúp tâm thanh tịnh, an yên.

Những bí ẩn diệu kỳ đến từ thiền định
0 Bình luận

Nghệ sĩ Giang Còi vừa xác nhận bị mắc bệnh ung thư hạ họng giai đoạn 3 và phải hóa trị mỗi tuần 1 lần. Vậy bệnh ung thư hạ họng nghệ sĩ Giang Còi mắc phải nguy hiểm thế nào?

Bệnh ung thư hạ họng mà nghệ sĩ Giang Còi mắc phải nguy hiểm thế nào?
0 Bình luận

Sáng 29/1, Hà Nội ghi nhận 1 ca nhiễm COVID-19 mới ở Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Người này từng đến nhà BN 1553 chơi.

Bệnh nhân 1581 ở Times City, quận Hai Bà Trưng đã đi những đâu?
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất