Bí ẩn vũ trụ: 7 hành tinh là "bản sao Trái Đất", có thể tồn tại sự sống
Các nhà khoa học đã thống kê có một số ngoại hành tinh có thể là bản sao của Trái Đất. Điều này có thể tiến gần hơn tới quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

1. TRAPPIST-1e
Đây là hành tinh dễ sống nhất trong số những hành tinh giống Trái Đất trong hệ TRAPPIST. Trong khi một số "anh em" của TRAPPIST-1e có thể là hành tinh đại dương, một dạng hành tinh có quá nhiều nước mà các nhà khoa học vẫn còn hoài nghi về khả năng bảo tồn sự sống, thì TRAPPIST-1e là một hành tinh đá hoàn toàn có khí hậu ôn đới giống Trái Đất.

2. Proxima Centauri b
Với khoảng cách chỉ 4 năm ánh sáng, Proxima Centauri b là đối tượng được các nhà thiên văn chăm sóc đặc biệt. Nó nằm hoàn toàn trong vùng sự sống của sao mẹ, một ngôi sao nhỏ và mát hơn nhiều so với Mặt Trời, tỏa ra ánh sáng màu cam dịu. Hành tinh lớn hơn Trái Đất 1,27 lần, cũng có khí hậu ôn đới nhưng trở ngại duy nhất cho sự sống là nó có thể bị nhận bức xạ cực tím lớn do nằm quá gần sao mẹ.
3. Kepler-1649c
Ngoại hành tinh này có kích thước tương tự Trái Đất và được NASA chính thức xác nhận vào năm 2020. Kết quả nghiên cứu chi tiết hơn công bố trong năm 2021 cho thấy hành tinh này có khí hậu mát mẻ hơn Trái Đất vì nhận được ánh sáng từ các sao mẹ vào khoảng 75% so với ánh sáng Trái Đất nhận được từ Mặt Trời. Nhưng đó vẫn là thông số hoàn hảo để tồn tại sự sống. Kepler-1649c cách Trái Đất 300 năm ánh sáng.

4. Kepler-452b
Hành tinh này có kích thước lớn hơn 1,6 lần Trái Đất này quay quanh một ngôi sao lớn hơn Mặt Trời 10%. Các dữ liệu khá rõ ràng đã được thu thập dù nó cách Trái Đất tới 1.400 ánh sáng. Đây là một hành tinh đá cùng kiểu với Trái Đất và nằm trong vùng sự sống của sao mẹ. Về cơ bản đây là một hành tinh có khả năng có thể tồn tại sự sống.
5. Kepler-442b
Hành tinh lớn hơn Trái Đất 33% này là một trong những ứng cử viên hiếm hoi được giới khoa học khẳng định là "đủ ánh sáng để duy trì một sinh quyển lớn". Nghiên cứu công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society cho biết các nhà khoa học đã xét đến nhiều điều kiện khả dĩ cho sự sống thông qua dữ liệu quang phổ và nhận thấy sự quang hợp rất có thể đang diễn ra trên hành tinh. Hành tinh này mất 112 ngày để quay quanh sao mẹ và cách trái đất 1.194 năm ánh sáng.

6. Europa
Mặt trăng Europa được cho là có mặt địa chất giống như Trái đất. Vì sức ép mạnh của thủy triều làm nóng phần kim loại đá bên trong và khiến nó nóng chảy một phần. Bề mặt của Europa là một vùng băng nước rộng lớn. Nhiều nhà khoa học cho rằng bên dưới bề mặt đóng băng là một lớp nước lỏng tạo ra một đại dương trên toàn hành tinh. Ở dưới đáy của thế giới đại dương này, các nhà khoa học tưởng tượng có thể tìm thấy các miệng phun thủy nhiệt và núi lửa. Trên Trái đất, những đặc điểm này thường hỗ trợ các hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng.
7. Enceladus
Enceladus là một mặt trăng phủ băng với một đại dương nước lỏng dưới bề mặt. Enceladus lần đầu tiên được các nhà khoa học chú ý đến như một thế giới có thể tồn tại sự sống sau khi phát hiện về các mạch nước phun khổng lồ gần cực nam của hành tinh này. Không chỉ vậy, Enceladus còn có các phân tử hữu cơ và các hạt đá silicat nhỏ - những dạng vật chất chỉ có thể hình thành nếu nước dưới đại dương tiếp xúc đá dưới đáy đại dương ở nhiệt độ 90˚C. Đây là bằng chứng cho thấy sự tồn tại của các miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương, cung cấp hóa chất cần thiết cho sự sống và các nguồn năng lượng.

Xem thêm: Bí ẩn vũ trụ: Những điều kỳ lạ ngoài không gian có thể bạn chưa biết
Đọc thêm
Vũ trụ quanh ta với biết bao điều kỳ lạ và bí ẩn luôn khiến các nhà khoa học tò mò và miệt mài tìm hiểu với mong muốn giải mã được những điều khó lý giải nhất
Theo một báo cáo được NASA công bố, sau 30 năm làm việc của các nhà thiên văn học trên thế giới, họ đã tìm ra 5.005 ngoại hành tinh, trong đó có 1.551 “siêu Trái Đất”.
Bạn có biết rằng, Mặt Trăng Titan - vệ tinh của Sao Thổ chứa nhiều loại khí dễ cháy hơn Trái Đất. Vậy nếu chúng vô tình bốc cháy thì kết quả sẽ ra sao?
Tin liên quan
Nhóm các nhà thiên văn học làm việc tại ở Baltimore, Maryland, Mỹ, đã công bố phát hiện hố đen có khối lượng cực nhỏ đang lang thang trong Dải Ngân Hà của chúng ta.
Trung Quốc xây kính viễn vọng để săn tìm “kho báu” trong vũ trụ. Nếu thành công, kính viễn vọng này sẽ dẫn đầu trong việc tìm kiếm vật chất tối.
Những ngôi sao trên bầu trời luôn phát sáng, nhưng tại sao khi mặt trời lặn, bầu trời đêm lại chỉ có một màu tối tăm như vậy? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn lý giải hiện tượng này.