Nhọc nhằn hành trình đi tìm 3 nữ công nhân "bí ẩn" trên tờ tiền 2.000 đồng

Đã hơn 30 năm trôi qua nhưng thân thế của 3 nữ công nhân xuất hiện trên tờ tiền 2.000 đồng vẫn là một ẩn số. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà máy sợi Nam Định không ai rõ

Theo tìm hiểu, tờ 2.000 đồng được phát hành vào năm 1988. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định lấy bối cảnh khu sản xuất cùng 3 nữ công nhân Nhà máy sợi Nam Định để in lên mặt sau của tờ tiền. 

Có không ít người nhìn hình ảnh trên mặt sau của tờ tiền này chắc mẩm rằng: Có lẽ các nữ công nhân này là những người lao động giỏi nên có vinh dự được xuất hiện trên mặt tờ tiền. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có không ít người thắc mắc, 3 cô gái này có phải là nhân vật có thật ngoài đời không. Nếu là người thật thì họ là ai?

Theo tìm hiểu, nhà máy sợi Nam Định giờ đã đổi tên thành Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định. Trong đội ngũ công nhân sản xuất của nhà máy vẫn còn khá nhiều người thuộc thế hệ công nhân từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Chính vì thế đây được xem là tia hy vọng để tìm manh mối về thân thế 3 nữ công nhân in trên tờ 2.000 đồng.

bi-an-chua-co-loi-giai-ve-3-nu-cong-nhan-tren-to-tien-2000-dong-8
Mặt sau của tờ 2.000 đồng

Khi được hỏi về 3 nữ công nhân trong tờ tiền, nhiều công nhân có tuổi cứ ớ người ra mà rằng: "Đúng... đúng... Đây là 3 nhân công của nhà máy chúng tôi. Đến nay công nhân trong nhà mấy vẫn sử dụng mẫu quần áo bảo hộ lao động như họ đã mặc... Nhưng 3 phụ nữ này là công nhân nào nhỉ? Nhìn họ quen quá... ". Vậy là những công nhân già cứ chuyền tay nhau tờ tiền rồi thầm thì: "Là ai nhỉ?".

Còn Phó Giám đốc Phân xưởng dệt Bùi Văn Đặng thì cứ mãi bần thần. Ông lật ngang, lật ngửa tờ tiền rồi nói: "Tôi về nhà máy công tác và làm quản lý từ năm 1970. Bức ảnh được in trong tờ tiền chính là phân xưởng dệt C2. 3 công nhân trong ảnh chính xác là công nhân của chúng tôi. Tôi nhận được họ qua trang phục lao động - đặc thù của công nhân dây chuyền dệt... Nhưng sao tôi không rõ 3 phụ nữ này là ai nhỉ?". Dứt lời, ông Đặng kéo tôi đi: "Anh đi cùng tôi... Tôi sẽ cho anh thăm phân xưởng dệt C2 và sẽ hỏi cho anh về 3 công nhân được in trên tờ tiền".

Khi đến phân xưởng đệt C2, ông Đặng chỉ từng chi tiết trong bức hình tại mặt sau của tờ tiền. Các hình ảnh đó đều trùng khớp với bối cảnh hiện tại của phân xưởng. Tất cả đều không có nhiều thay đổi dù đã trải qua nhiều năm.

bi-an-chua-co-loi-giai-ve-3-nu-cong-nhan-tren-to-tien-2000-dong-0
Ông Đặng đang cố gắng nhớ 3 phụ nữ được in hình lên tiền là công nhân nào

Ông Đặng cũng gọi không ít công nhân già đến rồi hỏi về 3 nữ công nhân trong tờ tiền. Một cuộc truy tìm 3 cô gái bí ẩn này nhanh chóng lan tỏa khắp khu sản xuất. Nhìn cảnh ấy, ai cũng chắc mẩm chỉ lát nữa thôi, 3 nữ công nhân bí ẩn này sẽ xuất hiện.

Nhưng rồi nguyên cả buổi sáng, 3 nữ công nhân kia vẫn không thấy đâu. Đến đầu giờ chiều, lại tiếp tục tìm kiếm. Lần này, ông Đặng còn lấy điện thoại liên hệ với hàng chục công nhân đã nghỉ hưu. Nhưng tất cả những cầu trả lời đều là: "Tôi không rõ... Tôi cũng không nhớ...". Họa lắm mới có người an ủi: "Có khi họ là những công nhân vẫn đang làm việc trong nhà máy mà năm đó được chụp ảnh rồi vẽ hình lên tiền những họ không biết".

Không tìm được 3 nữ công nhân này, ông Đặng cũng buồn lắm. Ông giãi bày: "Khoảng thời gian Nhà máy Sợi Nam Định được chụp hình đưa lên tờ tiền 2.000 đồng là cuối những năm 80. Lúc đó đất nước đang trong giai đoạn đổi mới, không khí lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa được phát động trong toàn nhà máy. Khi ấy chúng tôi liên tục được các đoàn làm phim, nhà báo về thăm. Đoàn nào về cũng ghi hình, chụp ảnh... Đúng là ngày đó công nhân và nhà máy được chụp ảnh, vẽ hình nhiều quá nên chẳng ai để ý...".

Họa sĩ thiết kế cũng không biết

Không còn chút hy vọng gì từ Nam Định, cuộc hành trình tìm kiếm 3 nữ công nhân trong tờ tiền 2.000 đồng rẽ sang hướng khác. Đó là gặp người họa sĩ thiết kế đồng tiền năm ấy. Theo tài liệu lưu trữ tại Ngân hàng Nhà nước, Họa sĩ Phạm Văn Quế là người trực tiếp thiết kế mặt sau của tờ tiền 2.000 đồng. Ngày đó, ông Quế đang ở tuổi ngoài 40 và công tác tại Tổ họa sỹ, Phòng Thiết kế mẫu (Cục Phát hành tiền tệ và Kho quỹ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam). Tổ họa sĩ của ông có 7 người.

Đến năm 2011 thì họa sĩ Phạm Văn Quế đã nghỉ hưu. Nhưng ông vẫn còn minh mẫn. Khi được hỏi: "Bác thiết kế mặt sau tờ tiền 2.000 đồng có bối cảnh là 3 nữ công nhân Nhà máy Sợi Nam Định. Đây là 3 nhân vật có thật hay chỉ là nhân vật được vẽ theo trí tưởng tượng?".

Họa sĩ trả lời: "Tưởng tượng ra nhân vật làm sao được. Tôi phải có hình mẫu cụ thể mới thiết kế được tờ tiền. Đó là 3 nhân vật có thực, không phải tưởng tượng hay hư cấu gì cả. Đầu năm 1988, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định sẽ phát hành tờ tiền mệnh giá 2.000 đồng. Khi ấy tôi cùng 6 họa sĩ trong tổ được giao nhiệm vụ tìm và lựa chọn những bức ảnh để thiết kế mặt sau cho tờ tiền. Những bức ảnh được chọn lựa phải có tiêu chí phù hợp với bối cảnh đất nước lúc bấy giờ và phù hợp với mệnh giá tờ tiền chuẩn bị phát hành".

Với tiêu chí ấy, tất cả các họa sĩ trong tổ cứ thế đi tìm ảnh. 7 họa sĩ phải tìm 7 ảnh mẫu khác nhau để thiết kế lên tờ tiền. Mẫu thiết kế của họa sĩ nào xuất sắc và phù hợp với tiêu chí sẽ được chọn để in lên mặt sau của tờ 2.000 đồng.

bi-an-chua-co-loi-giai-ve-3-nu-cong-nhan-tren-to-tien-2000-dong-5
Họa sĩ Phạm Văn Quế, người đã thiết kế mặt sau của tờ tiền 2.000 đồng

Có nhiều bối cảnh của đất nước được tổ họa sĩ quan tâm. Có người chọn bối cảnh Nhà hát lớn Hà Nội, có người lại chọn Hồ Gươm với Tháp Rùa, thậm chí Nhà máy đồ hộp Hải Phòng cũng đã được một số họa sĩ để ý.

"Về phần mình, tôi sang kho ảnh của TTXVN để lựa chọn. Tôi miệt mài tìm kiếm cả tuần trời, cuối cùng cũng tìm được 2 bức ảnh chụp về Nhà máy Sợi Nam Định. Một bức chụp về dây chuyền sản xuất sợi, bức ảnh còn lại là chụp về 3 nữ công nhân trẻ đang thao tác trên dây chuyền", ông Quế nhớ lại.

Vậy 2 nữ công nhân đó là ai và đang sống ở đâu? Nghe thấy câu hỏi này, ông Quê tư lự: "Việc thiết kế tiền phải bảo mật cao độ. Khi làm thủ tục xin 2 bức ảnh từ TTXVN, tôi chỉ khai báo một lý do đại khái cho hợp lệ chứ không thể đưa lý do chính xác. Việc xin tên tác giả của 2 bức cũng như những nhân vật trong ảnh tôi cũng chẳng kịp làm". 

Vậy là họa sĩ Phạm Văn Quế cũng không biết 3 người công nhân được in hình lên tờ tiền 2.000 đồng kia là ai. Tính chất bảo mật của ông thiết kế tiền đã không cho ông làm việc đó.

Khi mang 2 bức ảnh về trình, họa sĩ Quế được chấp thuận dùng để thiết kế mặt sau của tiền. Nhiệm vụ của ông là lồng chép, vẽ lại 2 bức ảnh trên thành một. Bức hình mới được vẽ ra phải có các chi tiết hài hòa, cân đối và không phức tạp. 

Ông Quế phải mất nhiều tháng để ngồi vẽ rồi ghép 2 bức ảnh lại với nhau. Ông miệt mài vẽ đến độ thuộc lòng từng chi tiết trong 2 bức ảnh, từng nét mặt của 3 cô công nhân. Những họ là ai, thì ông đành chịu! Ông chỉ biết họ là những người thợ dệt của Nhà máy Sợi Nam Định.

Đến nay, tờ tiền 2.000 đồng đã phát hành được hơn 30 năm. Nhưng 3 nữ công nhân được vinh dự in lên đó vẫn là một bí ẩn.

Xem thêm: Việt Nam từng có tờ 30 đồng nhưng buộc phải dừng phát hành vì lý do này

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Đồng tiền xưa rất có giá trị. Ước tính, một triệu đồng Đông Dương bằng 10.000 tờ giấy Xăng, có thể mua được 22.000 lượng vàng thời bấy giờ.

Giá trị của đồng tiền xưa: Một triệu đồng có thể mua được 22.000 cây vàng?
0 Bình luận

Thói quen hàng ngày là nhân tố quan trọng quyết định thành bại. Dưới đây là 9 thói quen đắt giá từ các doanh nhân hàng đầu thế giới.

9 thói quen đáng đồng tiền bát gạo từ các doanh nhân hàng đầu thế giới: Người bình thường nếu học được ắt sẽ thành công
0 Bình luận

Những câu nói hay về đồng tiền và tình bạn sâu sắc và ý nghĩa nhất sẽ khiến bạn suy ngẫm, hiểu hơn về giá trị đích thực của cuộc sống.

Những câu nói hay về đồng tiền và tình bạn
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Tình mẫu tử thiêng liêng: Mẹ hiến thận cứu con gái khỏi bờ vực tử thần

Thấy con gái 27 tuổi suy thận giai đoạn cuối, sức khỏe ngày một suy yếu, có thể mất mạng bất cứ lúc nào, người mẹ 50 tuổi đã không ngại ngần hiến thận cứu con.

Hải An
Hải An 13 giờ trước
Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 13/05
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất