Nhà Thơ Nguyễn Xuân Trường & nét quê trong các tác phẩm

Hòa bình không lâu thì Xuân Trường theo cha mẹ vào Phố núi Pleiku sinh sống. Kể từ đó Tây Nguyên trở thành quê hương thứ hai của Xuân Trường- gã “Trầm Hương phố núi”.

Bùi Huyền
17:13 23/04/2024 Bùi Huyền
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Không giống phần đa người dân xa quê khác, ngoài việc giữ được chất giọng đất bắc gần như nguyên bản, đến với những trang viết của Xuân Trường, mỗi người đọc hầu như đều có chung một cảm nhận đó là “nét quê” trong thơ của anh chàng thi sĩ này vẫn còn khá đậm nét. Chắc cũng phải lâu lắm rồi mới có dịp trở về quê cũ nên ngay trong câu mở đầu bài “Nhớ quê”, Xuân Trường đã viết:

Một lần thăm lại chốn xa

Đón tôi chỉ có nếp nhà bụi vương

Dù là một người đàn ông thật đấy và dù chưa đến mức mủi lòng đánh rơi những giọt nước mắt trước những đổi thay của quê cũ nhưng rõ ràng Xuân Trường, hay nói đúng hơn là anh chàng thi sĩ trong thơ cũng phải thú nhận:

Bao năm sấp ngửa vô thường

Nay nhìn bóng của cố hương nghẹn ngào

Như một thước phim chiếu chậm, phong cảnh quê hương cứ lần lượt hiển hiện trong mắt của anh chàng thi sĩ

Cánh cò cõng gió lao xao

Đàn trâu cõng bọn cào cào trên lưng

Cỏ may đội nắng phừng phừng

Lũy tre cõng dửng dừng dưng đầu làng

01713867784.jpeg

Nguyễn Xuân Trường tái hiện lại Tết quê trong tác phẩm

Đọc những câu thơ trên, dù ai đó chưa một lần đặt chân đến vùng đồng bằng Bắc bộ, trước những nét đặc trưng như những con cào cào, đàn trâu, vạt cỏ may hay lũy tre đầu làng…. hẳn cũng sẽ phải thốt lên rằng: Ồ làng quê Việt Nam là đây chứ đâu! Song “nét quê”- làng quê trong thơ Xuân Trường không chỉ có vậy. Vẫn trong “Nhớ quê”, những chi tiết tưởng như đã chìm vào quên lãng cứ lần lượt được tái hiện, mô tả một cách chân thực nhất:

Mái chèo cõng cả đò ngang

Chiều quê cõng ruộng lúa vàng mênh mông

và cũng rất giàu chất nghệ thuật:

Diều ai cõng ngọn gió đồng

Cá tôm cõng cả nước sông đục ngầu

Con sông quê bao đời chở nặng phù sa, là nơi cung cấp nguồn nước, giúp từng đàn cá tôm trú ngụ trong thơ Xuân Trường bỗng như hoán đổi tính năng để chúng cõng chở chính mình.

Chia tay với dòng sông quê, thấy gần hơn, dịu dàng và chân chất hơn một chút của chốn quê xưa là hình ảnh:

 Đàn gà cõng mảnh áo nâu

Hoàng hôn vịn gió ngả đầu vào đêm.

Nhưng quê xa trong thơ của Xuân Trường không chỉ có lũy tre, đàn gà hay dòng sông dập dềnh sóng nước. Quê hương trong thơ của chàng thi sĩ này còn có sự hiện diện của cánh đồng lúa xen kẽ bởi nét chấm phá của những cánh cò trắng. Chả thế mà thông qua sự mô tả của Xuân Trường, người đọc lại thêm một lần được cảm nhận bức tranh quê thật đẹp:

Quê xưa vẫn trải sắc vàng

Đồng chiều giờ vẫn mênh mang cánh cò

(Quê xa - Xuân Trường)

Dù không còn là những cánh cò năm cũ nhưng như một nét phác họa của muôn đời, cánh cò và đồng lúa vẫn luôn hiện hữu và thân thiện trong thơ của gã Trầm Hương phố núi.

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu về quê mà không một lần đến với chợ quê. Có thể nói chợ quê nói chung và chợ quê trong thơ Xuân Trường nói riêng gần như gói ghém đầy đủ nhất những nét bình dị của vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Chợ quê của ngày tết thì lại càng đặc biệt.

Lâu rồi thăm lại chợ quê

Hình như mùi tết đã về lao xao

“Mùi tết” mà chàng thi sĩ Trầm Hương đề cập ở đây không hẳn là mùi cá, mùi tôm mà nó là nét đặc trưng, nét văn hóa của chợ quê muôn đời. Đến với chợ quê là đến với cái gì đó rất dung dị, thân thuộc:

Quê nghèo phủ kín cao sang

Quẩn quanh bầu bí làng nhàng bó rau

Và chỉ có đến với chợ quê, sống giữa làng quê của vùng đồng bằng Bắc bộ người ta mới có thể cảm nhận được:

Nét quê chân chất một màu

Chẳng quen mà vẫn chào nhau mỉm cười.

Chính bởi những nụ cười, những lời chào ấy mà chợ quê dẫu râm ran, tấp nập nhưng vẫn giữ lại được cái bản ngã, bản sắc mộc mạc muôn đời

Chợ quê xóa bỏ sang hèn

Râm ran mà chẳng đua chen giật giành

          (Chợ quê- Xuân Trường)

….Còn nhiều điều để nói về “nét quê” và “chất quê” trong thơ Xuân Trường lắm nhưng cứ như vậy sẽ khiến người ta như lạc vào “mê cung yên bình” của chốn quê xưa. Xin được mượn lời nhận xét của một độc giả khi đọc và cảm nhận về thơ của Xuân Trường rằng: “Chỉ có những người đã từng sống ở vùng châu thổ Sông Hồng và nặng lòng với quê xưa mới có thể viết ra được những câu chữ đậm chất quê như Xuân Trường”.

11713867784.png

Hình ảnh bài thơ mang chất quê của Nguyễn Xuân Trường

Song “nét quê” và “chất quê” trong thơ văn của Xuân Trường không chỉ có vậy. Nếu muốn cảm nhận rõ rét hơn nét quê xưa, thậm chí cả “chất men tình” trong thơ Xuân Trường, độc giả hãy thử một lần đến với những trang viết của gã Trầm Hương phố núi để cùng khám phá và tìm hiểu.

Nhà Thơ Nguyễn Xuân Trường hiện đang công tác tại trường TH & THCS Hoàng Hoa Thám xã Bar Maih, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, đồng thời, ông là Tư vấn chuyên môn của The Poet Magazine. The Poet là trang tổng hợp thơ, văn, ca dao tục ngữ và những câu nói hay. Trang xây dựng tính năng Kiểm Tra Chính Tả hỗ trợ bạn đọc tra cứu từ đúng dễ dàng.

Ngoài ra, trang còn tổng định hướng phát triển chuyên mục ngôn ngữ Việt với việc tổng hợp vè, đồng dao, truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích. Nhà thơ Nguyễn Xuân Trường mong muốn có thể cùng đội ngũ The Poet Magazine phát triển thư viện online lớn nhất, giúp mỗi độc giả yêu thích văn học có thể dễ dàng tiếp cận khi có nhu cầu.

Tổng hợp thông tin của Nhà thơ Nguyễn Xuân Trường - Tư vấn chuyên môn The POET magazine tại đây.

Theo dõi kênh Youtube tại đây: https://www.youtube.com/channel/UCD0HSB0uo3EQQAJgA5KX6-Q/about

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận