Ma da - những hồn ma chết đuối vĩnh viễn không thể siêu thoát

Trong mỗi câu chuyện ma do người xưa kể lại, chuyện về những hồn ma chết đuối, những linh hồn ở dưới nước là li kỳ, rùng rợn và bí ẩn nhất. Vậy ma da hay ma nước là gì? Loài ma này có thật không? Cách thoát khỏi ma nước khi chẳng may bị dìm xuống sông hồ?

Minh Hằng
19:00 17/11/2021 Minh Hằng
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thuật ngữ Ma da là gì?

Ma da là thuật ngữ mà dân gian dùng để chỉ linh hồn của những người bị đuối nước, cũng là loại ma đáng sợ nhất. Theo truyền thuyết, ma da thường là linh hồn của những người chết đuối mà không siêu thoát được, vì thế năm này qua năm khác cứ ở dưới đáy sông lạnh. Những ai bơi ở dưới nước nơi hoang vắng, hay một khúc sông có nhiều người chết đuối rất có thể ma da sẽ xuất hiện từ bên dưới, kéo tay chân người đó rồi lôi xuống nước. Kết quả là nạn nhân dù có biết bơi và bơi rất giỏi cũng chết đuối.

Ma da khi tìm được người chết thay sẽ leo được lên bờ, trên gò đống hay cành cây, thoát khỏi đáy nước lạnh lẽo. Có quan niệm còn cho rằng ma da khi kéo được người khác thế chỗ mình sẽ có thể siêu thoát, đầu thai. Xác chết sau khi bị ma da kéo đi sẽ không thể tìm thấy ngay lập tức. Vì thế mà ngày xưa, ở nhiều khúc sông người dân phải mời thầy về cúng viếng, hoặc có người tự tử thì phải hương nhang đầy đủ. Thậm chí lập đàn “xin xác” mới có thể tìm thấy xác nạn nhân.

ma-da-va-nhung-dieu-than-bi-ve-hien-tuong-tam-linh-nay-1

Thời nay, đã không còn nhiều câu chuyện ma dân gian được ông bà, cha mẹ kể lại, vì thế với một số người, ma da có thể là cái tên xa lạ.

Ma da hiểu đơn giản là những hồn ma dưới nước, có thể là sông, hồ, ao. Do Việt Nam có rất nhiều sông lớn, bãi biển và hồ nên việc người chết đuối thường xuyên xảy ra. Từ xa xưa, câu chuyện về những hồn ma da đã lan truyền giữa những thế hệ người Việt, nhằm răn đe con nít không được tắm sông, tắm hồ một mình, đặc biệt vào buổi tối.

Hình dáng của ma da

Vẫn chưa có ai có thể xác định hình dáng thật sự của ma da. Nhưng theo truyền miệng bởi những người dân sống ven sông thuật lại rằng:

  • Ma da đôi khi có hình dạng như trẻ con, có lẽ vì thường chỉ trẻ con mới hay chết đuối khi bơi.
  • Đôi khi lại được kể là đen đúa hoặc xanh nhớt, trơn như rong rêu bám dưới đáy sông.
  • Cũng có khi, người ta chỉ nhìn thấy một bàn tay hoặc một gương mặt kéo nạn nhân xuống dưới nước trước khi chết đuối.
ma-da-va-nhung-dieu-than-bi-ve-hien-tuong-tam-linh-nay-2

Mặc dù không ai gọi tên ma da thường xuyên nữa, nhưng quan niệm người chết đuối dìm chết người sống vẫn phổ biến ngay cả ở thời hiện đại.

Cũng có khi, người ta chỉ nhìn thấy một bàn tay hoặc một gương mặt kéo nạn nhân xuống dưới nước trước khi chết đuối.

Truyền thuyết về ma da

Những hồn ma chết đuối có vô số câu chuyện kể ly kỳ, đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Tại Nhật Bản, đó là yêu quái Funayurei trên biển. Theo truyền thuyết này, Funayurei là những thủy thủ, ngư dân và người chết trên biển. Chúng rất xảo quyệt và ranh ma, sẽ làm mọi cách để nhấn chìm tàu thuyền và kéo người xuống dưới nước.

Tại Việt Nam, ma da cũng xuất hiện trong nhiều chuyện kể, hiện tượng tâm linh kỳ bí. Thậm chí trong bài đồng dao dành cho trẻ em, Bắc Kim Thang, cũng là một câu chuyện về ma da kéo người xuống nước để đầu thai. Chúng cư ngụ ở một con sông, và đợi người đi qua cây cầu khỉ bên trên sẽ làm phép để cầu trơn trượt, người ngã xuống, và để chúng kéo xuống dưới thế chỗ mình.

Dìm chết con người để "thế chỗ"

ma-da-va-nhung-dieu-than-bi-ve-hien-tuong-tam-linh-nay-3

Theo truyền thuyết, ma da thường là linh hồn của những người chết đuối mà không siêu thoát được, vì thế năm này qua năm khác cứ ở dưới đáy sông lạnh. Những ai bơi ở dưới nước nơi hoang vắng, hay một khúc sông, ma da sẽ xuất hiện từ bên dưới, kéo tay chân  người đó rồi lôi xuống nước. Kết quả là nạn nhân dù có biết bơi và bơi rất giỏi cũng chết đuối.

Ở Việt Nam, nơi có nhiều ma da nhất được cho là sông Đá, sông Lốt, sông Cái và các khúc sông, hồ sâu. Tại Hà Nội, Hồ Linh Đàm cũng là một nơi được cho có quá nhiều người chết đuối, tự tử, nhiều vong hồn và nặng ám khí.

ma-da-va-nhung-dieu-than-bi-ve-hien-tuong-tam-linh-nay-4

Ma da khi tìm được người chết thay sẽ leo được lên bờ, trên gò đống hay cành cây, thoát khỏi đáy nước lạnh lẽo. Có quan niệm còn cho rằng ma da khi kéo được người khác thế chỗ mình sẽ có thể siêu thoát, đầu thai. Xác chết sau khi bị ma da kéo đi sẽ không thể tìm thấy ngay lập tức. Vì thế mà ngày xưa, ở nhiều khúc sông người dân phải mời thầy về cúng viếng, hoặc có người tự tử thì phải hương nhang đầy đủ. Thậm chí lập đàn "xin xác" mới có thể tìm thấy xác nạn nhân.

Thậm chí ở những nơi như hồ bơi, đôi khi ma da cũng xuất hiện bởi trước đó từng có người chết đuối.

Chuyện ma da là có thật hay không?

Ma da con ma dân gian vẫn hay đồn đại tuy không biết thật giả thế nào nhưng đến hiện nay vẫn còn 1 bài đồng giao “bắt kim thang”. Ý nghĩa đằng sau câu chuyện này thế nào?

Theo các cụ bà kể rằng, sự thật về bài hát bắc kim thang được bắt nguồn từ một câu chuyện m.a. Nội dung cụ thể như sau: Tại một cù lao nhỏ ven sông, có hai anh bạn chơi thân với nhau, một người làm nghề bắt ếch về đêm và một anh làm nghề bán dầu lúc rạng sáng. Nhà nghèo lại sống tách biệt với khu dân cư nên họ chỉ biết nương tựa vào nhau mà sống như tình nghĩa anh em ruột. 

Hàng ngày, để đến khu họp chợ, họ sẽ phải đi qua cây cầu khỉ mộc mạc, đơn sơ bắc qua sông. Một ngày nọ, mẹ anh bán ếch bị bệnh nặng, không đủ tiền thuốc thang chữa trị nên đã qua đời. Anh bán dầu đã không quản ngại, phụ tiền ma chay để lo đám tang cho mẹ anh bán ếch. Từ đó, tình cảm của hai người họ đã thắm thiết nay càng thắm thiết hơn. 

ma-da-va-nhung-dieu-than-bi-ve-hien-tuong-tam-linh-nay-5

Một đêm nọ khi đi bắt ếch, anh bán ếch phát hiện ra tiếng kêu thảm thiết ở lùm cây kia. Lại gần thì thấy có một con le le và bìm bịp bị mắc bẫy. Vồn bản tính nhân từ, anh đã cứu chúng ra khỏi bẫy và hai con vật rất biết ơn anh. 

Vài ngày sau, hai con chim nghe lỏm được bọn ma da ở bờ sông đang có ý định hại chết hai anh để chúng được đầu thai. Bởi hai con ma này đã chết lâu, trong vòng 7 ngày tới nếu không ai thế mạng thì chúng sẽ không thể đầu thai được nữa. Biết được điều này, bìm bịp và le le tranh nhau đến nhà ân nhân để thông báo về đại họa sắp tới. 

Sau khi nghe tin dữ, anh bán ếch liền đem câu chuyện kể cho anh bán dầu để cùng nhau bàn bạc cách vượt qua kiếp nạn. Nhưng anh bán dầu lại không tin vào chuyện ma quỷ. Tuy nhiên, anh bán ếch vẫn nhất quyết tin vào câu chuyện đó và bày mọi cách để kìm chân không để anh bạn đi họp chợ. Viện cớ đến ngày giỗ mẹ, anh bán ếch gọi bạn qua nhà ăn uống rồi chuốc cho anh say mèm, không thể đi chợ được. Trong những ngày tiếp theo, anh liên tiếp lấy cớ cảm ơn anh bán dầu để bày tiệc rượu nhằm trì hoãn việc đi qua cầu. 

Đến ngày cuối cùng của hạn, do nhậu say nên anh bán ếch đã ngủ quên, không màng tới bạn. Còn anh bán dầu thì sực tỉnh vào sáng sớm và nhận ra mình đã bỏ bán nhiều ngày nên đã nhanh chóng đi chợ. Thấy cơ hội đã đến, bọ ma da liền hóa phép cho cây cầu trở nên chông chênh và trơn trượt hơn, khiến cho anh bán dầu sẩy chân té xuống sông rồi chết. Vì vậy mới có câu hát “Chú bán dầu qua cầu mà té”. 

Còn anh bán ếch sau tỉnh dậy nhận được tin dữ, đợi qua ngày thứ 7 rồi mới dám ra sông vớt xác bạn lên. Thấy ân nhân của mình đau đớn vì cái chết của bạn, le le và bìm bịp đã bay lên, cất tiếng kêu ai oán như kèn trống đám ma để đưa tiễn linh cữu của người bạn xấu số. Vì vậy mà có câu hát:

“Con le le đánh trống thổi kèn

Con bìm bịp thổi tò tí te tò te….

ma-da-va-nhung-dieu-than-bi-ve-hien-tuong-tam-linh-nay-6

Những câu chuyện có thật về ma da do thợ lặn kể lại 

Các thầy đồng săn ma nước

Có thể tìm thấy hàng tá những nhà ngoại cảm chuyên nghiên cứu, tìm hiểu về các hiện tượng tâm linh trên khắp năm châu bốn bể, nhưng để tìm ra được một thầy đồng thợ lặn chính hiệu thì quả không phải dễ dàng. Được biết, các thợ lặn ngoại cảm này không hề giống như những nhà nghiên cứu tâm linh khác.

Một nhóm các thợ lặn ngoại cảm tại bang Florida, Mỹ đã sáng lập ra trung tâm nghiên cứu các hiện tượng siêu nhiên dưới nước đầu tiên trên thế giới với tên gọi Paranormal Divers (tạm dịch: Thợ lặn ngoại cảm). Nhóm chuyên nghiên cứu về các linh hồn sống trong mọi loại nguồn nước trên thế giới. Trong quá trình thực hiện, nhóm thợ lặn ngoại cảm đã gặp không ít những trải nghiệm đáng sợ khi phải đối diện với những linh hồn ẩn náu dưới nước.

Trong một chuyến thám hiểm chốn thủy cung, nhóm các nhà ngoại cảm này đã phát hiện ra luồng sáng kỳ lạ, khó giải thích lóe lên trong làn nước dưới chân cầu Sunshine Skyway, thành phố Tampa, bang Florida.

Sự việc có lẽ sẽ không trở nên quá ly kỳ nếu như không quay trở lại sự kiện những năm 1980. Được biết, trong năm này, cây cầu Skyway đã bị sập, kéo theo cái chết của 35 người đang lưu thông trên cầu lúc đó. Cũng theo lời người dân sống quanh đó kể lại, cây cầu Skyway còn là địa điểm thường xuyên xảy ra các vụ tự tử. Chỉ từ năm 1987, thời điểm hoàn thành xây dựng nhịp cầu nối, cho tới nay, đã có hơn 200 người tự kết liễu cuộc đời mình tại đây. Liệu có bất kỳ mối quan hệ nào giữa những cái chết đó với luồng sáng kỳ lạ kia không?

ma-da-va-nhung-dieu-than-bi-ve-hien-tuong-tam-linh-nay-7
Bức ảnh chụp được ma da đầu tiên trên thế giới

Trong một chuyến thám hiểm khác, nhóm nhà ngoại cảm còn chụp được những hồn ma sống dưới nước. Đây được xem là bức ảnh ma dưới nước đầu tiên trên thế giới. Họ cho biết, bức ảnh được chụp tại một hang ngập ở độ sâu 40m dưới nước. Sau khi nghe thấy tiếng hét phát ra từ sâu trong hang, một thành viên đã nhanh tay chụp lại cảnh tượng này. Có thể thấy, trong bức ảnh phảng phất khuôn mặt của một người nào đó đang nổi trên mặt nước âm u, ớn lạnh.

Theo báo cáo, hồn ma này chính là linh hồn của một thợ lặn khác đã chết ở đây, và tiếng hét kể trên cũng của người đó.

Sự biến mất không dấu vết của những thợ lặn bí ẩn

Một trong số những hiện tượng kỳ bí khác đó là sự biến mất đột ngột, không để lại vết tích của những thợ lặn bí ẩn.

Năm 2012, một huấn luyện viên lặn ở thành phố Santa Rosa, bang California khẳng định đã tận mắt nhìn thấy một người khác đang bơi trong làn nước. Huấn luyện viên này còn mô tả, người kia đeo một chiếc bình hơi màu hồng trên người. Nhưng khi tiến lại gần, người đeo bình hồng đã biến mất không dấu vết. Tuy nhiên, đây cũng không phải là lần đầu tiên cảnh sát Mỹ ghi nhận những cuộc gặp gỡ chớp nhoáng, đáng sợ kiểu như thế này.

Một câu chuyện bị ma nước trêu tương tự cũng từng xuất hiện vào năm 2007 ở vùng đảo Grenada. Sau buổi chiều khám phá vùng nước xung quanh khu vực, một thợ lặn kể về vụ việc gặp người đàn ông mặc áo sơ mi trắng, đeo bình lặn trên người, thậm chí còn vẫy tay chào ông ta. Và phải đến khi được các bạn mình khẳng định không có bất cứ người nào như vậy trong đoàn, người đàn ông mới biết mình đã bị ma nước trêu đùa.

ma-da-va-nhung-dieu-than-bi-ve-hien-tuong-tam-linh-nay-8

Làm sao để tránh không bị ma da bắt?

Khi đang yên đang lành mà người tự nhiên thấy nóng bức ngột ngạt, mà lại không muốn tắm ở bể bơi hay chỗ gần nhà, tự nhiên lại muốn đi đến một nơi khác xa lạ hơn vì thấy cực thích chỗ biển hay chỗ sông đó .. Như vậy là có vấn đề, hãy cẩn thận và không nên đi đến những chỗ lạ, người xưa hãy nói như thế rất có thể do ma quỷ hợp vía muốn bắt và mình dụ đi đó. 

  • 1: Hãy đeo bên mình một vật hộ thân trừ tà, có trì chú bảo hộ tiêu tai ách.
  • 2: Có thể đeo một chiếc vòng được chế tác từ thân cây dâu già ít nhất đã 6 năm thành. Hoặc chỉ đơn giản là một chiếc nhẫn đeo tay, nhẫn dâu.
  • 3: Nếu bạn đi tắm biển hay sông, hay kể cả ở bể bơi, hãy trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống khi bơi như: cần phải khởi động kỹ trước khi xuống nước, xử lý sao khi bị chuột rút, gặp vùng nước xoáy, cách sơ cứu khi gặp người bị đuối nước phù hợp với lứa tuổi... 
  • 4. Tránh xa những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu.

Đặc biệt: 

  • Không tắm ở những nơi đã từng có người chết đuối 
  • Hãy trông coi trẻ em cẩn thận
  • Không soi mình xuống nước ở khu vực có người chết đuối
  • Đừng cậy mình bơi giỏi
  • Không vất đồ dùng xuống sống.

Nếu thấy mình bị đuối nước, ngay lập tức hãy nhớ:

  • + Kêu cứu thật to.
  • + Bình tĩnh làm nổi người lên bằng cách hít một hơi dài, thả lỏng người.
  • + Bơi theo dòng nước để thoát khỏi chỗ xoáy, chỗ sâu và bơi vào bờ.

Với người đứng trên bờ, nhất là trẻ em hãy nhớ: 

Không được biến mình thành nạn nhân thứ 2, mình phải sống thì mới cứu được người gặp nạn.

- Việc đầu tiên là phải kêu cứu thật lớn.

- Rồi phải tìm vật nổi, sào dài, hoặc dây… ném xuống nước cho người bị nạn bám vào.

- Nếu phải nhảy xuống nước thì cũng phải tìm ôm theo 1 vật nổi, để người bị nạn bám vào vật nổi, chứ không bám vào người cứu.

- Rồi khi vớt được người bị nạn, thì việc quan trọng đầu tiên phải là mở đường thở, chứ không phải là dốc ngược nạn nhân lên quay vòng vòng. (Vì nước trong dạ dày không đáng lo bằng nước trong phổi).

- Hãy thật nhanh đưa người bị nạn tới bênh viện, vì vẫn còn nguy cơ chết đuối cạn vì nước trong phổi.

Cách sơ cứu đuối nước:

- Đẩy đầu nạn nhân về phía sau, nâng hai hàm răng gần như chạm nhau, quan sát và lắng nghe hơi thở nạn nhân.

- Nạn nhân không còn thở, bịt mũi nạn nhân dung miệng thổi hơi thật mạnh cho đến khi lồng ngực nạn nhân phồng.

- Ta quỳ cạnh nạn nhân, hai tay thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau đặt nơi lồng ngực xương ức của nạn nhân. Đè tay ép lồng ngực nạn nhân rồi từ từ buông ra làm theo chu kỳ khoảng 15 giây, chúng ta ép ngực nạn nhân khoảng 15 lần và thổi ngạt 2 lần, sau mỗi 4 chu kỳ ta kiểm tra mạch và hơi thở của nạn nhân 1 lần.

- Ủ ấm chống choáng. Khi nạn nhân vào bờ mà còn tỉnh tháo hoặc sau khi xốc nước và làm hô hấp nhân tạo, nạn nhân đã tỉnh lại hãy thay quần áo khô cho nạn nhân, dùng khăn ủ ấm và cho uống nước trà nóng hay café rồi chuyển đến cơ sở y tế.

Kiêng kỵ dân gian khi cứu người chết đuối 

Ngồi phỏng vấn một người chuyên với xác ở bãi sông, anh kể rằng, thi thoảng thấy người nhảy từ cầu Long Biên xuống, nhưng mọi người chỉ đứng nhìn. Khi nào xác nổi lên thì vớt để kiếm hậu tạ từ người thân. Dân ta nhìn thấy thuyền chìm, người chết đuối, nhiều trường hợp kệ cho chết. Bởi vì, tư duy dị đoan tiêm nhiễm vào đầu thế này: "Người chết đuối là do Hà Bá bắt đi, nên nếu cứu họ sẽ phải đền mạng". Toàn dân tộc này tin điều đó, và họ trở nên độc ác, đứng nhìn người khác chết đuối. Còn gì độc ác kinh dị hơn khi mấy ông thuyền chài mặc kệ người rơi xuống sông chết trước mắt mình? Không phải ai cũng tàn ác và lạnh lùng như thế, nhưng chuyện này là có. Và, chính sự tiêm nhiễm dị đoan đó, khiến cho người tử tế ra tay cứu người lại sống trong sự bất an. Tâm động sinh bệnh.

Cái tư duy dị đoan, tạo ra một tầng lớp cư dân mạng như những kẻ tâm thần, hễ mở miệng ra là rủa người khác "nhân nào quả nấy, ác giả ác báo", phổ biến nhất là dùng từ "khẩu nghiệp" để doạ người khác. Những người này tin là dùng lời ác sẽ nhận nghiệp báo, nhưng bản thân họ doạ người khác lại cũng chính là đang "khẩu nghiệp". Tư duy dị đoan tạo ra một tầng lớp thần kinh có vấn đề.

Vì vậy, nếu có khả năng và kỹ năng cứu người đuối nước thì đừng ngần ngại, bạn đang tạo phúc chứ hoàn toàn không phải đắc tội với Hà Bá hay thần linh nào cả. Thấy chết mà không cứu mới là tội tày đình.

(Sưu tầm)

Đọc thêm: Quỷ dạ xoa là gì? Làm sao để hóa giải quỷ dạ xoa?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận