Đi
Nguồn gốc ly kỳ như trong phim của những tấm hộ chiếu
Ngày nay, ai ra nước ngoài dù với mục đích gì cũng cần mang theo hộ chiếu. Cuốn sổ nhỏ quen thuộc này lại có một nguồn gốc lịch sử rất ly kỳ.

Cuốn sổ nhỏ này thường được đánh số, chứa một tập hợp thông tin nhất định về một người, chẳng hạn như tên, ngày sinh, nơi sinh, một tấm ảnh chân dung, và dường như những đặc điểm này trao cho hộ chiếu một thứ giá trị thực thụ bởi nếu thiếu nó, chúng ta sẽ khó có thể đi qua được biên giới quốc tế, hoặc tệ hơn, bị trừng phạt khi ở nước ngoài. Mặc dù vậy, thực ra trong phần lớn lịch sử, người ta từng không cần có hộ chiếu để đi lại từ nơi này qua nơi khác, và ban đầu cơ chế quản lý đi lại bằng hộ chiếu có mục đích rất khác so với ngày nay.

Ngược dòng lịch sử, ở Anh, khái niệm về giấy tờ bảo đảm an toàn cho bản thân khi đi đâu đó xuất hiện vào thời vua Henry V, năm 1414. Lúc bấy giờ, những loại giấy tờ này được ban hành bởi nhà vua đến bất cứ ai, dù họ có phải người Anh hay không.

Đến năm 1540, việc ban hành lại thuộc về hội đồng Cơ mật. Từ "hộ chiếu" (passport) mới dần trở nên phổ biến vì người dân phải dùng để qua cảng biển hoặc cổng tường thành. Đây cũng là điều kiện cần để du lịch nước ngoài.

Từ nước Anh, hộ chiếu từng bước được áp dụng ở các quốc gia châu Âu khác vì nhà cầm quyền thấy rõ sự hiểu quả của việc ban hành loại giấy thông hành này.

Vào thế kỷ 19, hệ thống hộ chiếu bắt đầu sụp đổ khi các tuyến đường sắt được mở, chạy khắp châu Âu. Việc phát hành và kiểm tra hộ chiếu tất cả các công dân đi lại tự do khắp nơi là việc làm vô nghĩa, dẫn đến việc hộ chiếu bị hủy bỏ.

Hộ chiếu chỉ thực sự trở lại giữa Thế chiến thứ nhất, khi các chính phủ muốn kiểm soát sự đi lại của điệp viên. Do mục đích này, hộ chiếu được sản xuất một cách tinh vi để chống việc bị làm giả.

Hộ chiếu của người Anh khi đó còn là sản phẩm của luật công dân Anh 1914 với hình thức một tờ giấy gấp làm 8 phần, được giữ chặt bởi miếng bìa bao ngoài.

Mỗi cuốn có giá trị trong hai năm, chứa hình ảnh và chữ ký cùng một số đặc điểm nhận dạng của người sở hữu. Các quốc gia khác cũng có cấu trúc hộ chiếu giống nước Anh và chỉ thêm một số nét riêng biệt tùy theo văn hóa từng nơi.

Đến giữa thế kỷ 20, quyển sổ hộ chiếu hoàn chỉnh như ngày nay mới hình thành rõ nét, chuẩn hóa quốc tế và được sử dụng rộng rãi.
Đọc thêm: Thông điệp đặc biệt đằng sau bộ vest làm từ ria mép của nam giới
-
Đi 15:04 23/11/2022
Các địa điểm du khách nhất định phải ghé thăm khi du lịch Anh Quốc
-
Đi 09:13 15/09/2022
Bạn biết chưa: Việt Nam vừa lọt top 10 điểm du lịch rẻ và đáng đi nhất thế giới
-
Đi 13:17 10/09/2022
5 lý do khiến Cam Ranh Mystery Villas là điểm đến không thể bỏ lỡ
-
Đi 10:05 08/09/2022
Hoa chi pâu phủ tím, biến "nóc nhà Yên Bái" trở thành chốn thần tiên đẹp lịm tim
-
Đi 10:05 06/09/2022
Về xứ Huế mộng mơ chiêm báo quốc tự Báo Quốc - nơi in dấu huyền tích lạ về "giếng cấm" Hàm Long
-
Đi 09:10 30/08/2022
Chuyện về cặp vợ chồng già tình nguyện làm "kiểm lâm viên" bảo vệ "lá phổi xanh" Rú Chá
-
Đi 09:59 26/08/2022
4 thác nước nổi tiếng nào được in trên bộ tem bưu chính "Thác nước Việt Nam"?
-
Đi 11:46 24/08/2022
Có một vùng đất xinh đẹp ở Việt Nam được The Travel gọi bằng cái tên “viên ngọc quý”
0 Bình luận