Thầy giáo vua Trần Minh Tông mang tiếng "người gàn" chỉ vì một lời thề độc

Cứ như thế cho tới lúc mất, Trần Cụ - thầy giáo vua Trần Minh Tông vẫn quyết thực hiện lời thề của mình theo cách không ai tưởng tượng nổi.

Thùy Nguyễn
19:00 31/10/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người thầy thông minh đa tài của Hoàng đế Trần Minh Tông

Trần Cụ là người Cứu Liên, Cửu Cao (hiện tại là xã Cửu Cao, Văn Giang, Hưng Yên). Dưới triều vua Trần Anh Tông, ông chỉ giữ chức Độc bạ - một chức quan nhỏ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Cụ là người cẩn thận, thật thà, khoan hậu và đa tài. Ông có thể đánh đàn, bắn nỏ và đá cầu. Đặc biệt, món nghề nào cũng cũng có phát kiến và quan điểm độc đáo riêng. Bởi thế, Trần Cụ nhanh chóng được triều đình chú ý. 

Nhiều sử sách ghi chép rằng: “(Trần) Cụ mỗi khi sắp đánh đàn, thì trước hết cắt đầu dây, buộc lại cho chặt dây rồi sau mới gảy. Có người hỏi cớ làm sao, (Trần) Cụ trả lời: “Nếu khúc đàn chưa hết mà dây đứt thì làm thế nào?”.

thay-giao-vua-tran-minh-tong-mang-tieng-nguoi-gan-vi-mot-loi-the-doc-1

Tuy nhiên, không chỉ là người cầu toàn, mỗi khi tiếng đàn của Trần Cụ vang lên đều khiến mọi người say mê. Âm thanh trong trẻo và rìu rặt lòng người khiến không ai nỡ bỏ đi khi khúc nhạc chưa dừng, cũng chẳng ai dám nói câu nào vì sợ phá hỏng tiếng nhạc mê hồn ấy. 

Không chỉ âm nhạc, Trần Cụ còn rất giỏi câu cá, đá cầu. Môn nào ông cũng có nguyên lý riêng để thực hiện tốt nhất. Ví như bắn nỏ, mọi người bắn hay đứng thế nào cũng chưa chắc đã trúng hết nhưng Trần Cụ một khi bắn đều chuẩn xác giữa hồng tâm. 

Tài năng của Trần Cụ được vua Trần Anh Tông hết mực coi trọng. Ông được vua chỉ định làm thầy dạy cho thái tử Mạnh. Sau này, thái tử lên vua, tức Trần Minh Tông (1314-1329). Vua Trần Minh Tông không chỉ chăm lo việc nước từ chốn cung điện nguy nga, vua còn không tiếc thân mình xông pha chiến trường, nhiều lần Nam tiến dẹp loạn Chiêm Thành, Ai Lao. Tất cả đức độ, tài năng, khí phách ấy đều nhờ một phần công lao dạy dỗ của Trần Cụ. 

Cái gàn của Trần Cụ qua một lời thề độc

Như đã nói ở trên, Trần Cụ vốn sinh ra ở mảnh đất Cứu Liên. Tuy nhiên, có một dạo người dân nơi đây xúc phạm nên ông đã lập lời thề độc không bao giờ đặt chân lên mảnh đất Cứu Liên đó nữa. Lúc làm quan ở triều thì không sao, nhưng đến khi “cáo lão hồi hương”, Trần Cụ làm thế nào để giữ lời thề năm xưa?

thay-giao-vua-tran-minh-tong-mang-tieng-nguoi-gan-vi-mot-loi-the-doc-2

Thế mà Trần Cụ làm được, theo một cách mà không ai ngờ tới. Khi về Cứu Liên, ông đi thuyền suốt dọc đường, sau đó ngồi kiệu vào tận cửa, đến tận giường mới xuống. Mọi sinh hoạt của ông đều diễn ra trên giường. Nếu muốn ra ngoài, ông sai người mang kiệu tới tận nơi, sau đó đi thuyền hoặc tiếp tục ngồi kiệu để không phải đặt chân xuống đất. 

Cứ như vậy cho tới tận lúc mất, Trần Cụ không giẫm 1 bước chân nào xuống đất Cứu Liên, một mực giữ lời thề độc năm xưa. Cũng chính vì lý do này, người xưa gọi Trần Cụ là người gàn. Thế nhưng, nếu xét toàn bộ cuộc đời, Trần Cụ vẫn là 1 người tài năng và có đóng góp đáng kể vào việc dạy dỗ 1 vị vua tài đức của nhà Trần.

Xem thêm: Vua Trần Minh Tông và cuộc tranh cãi liên tục trong mấy ngày với bề tôi: Nguyên nhân là gì? 

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận