Vua Trần Nhân Tông và 22 lá thư gửi kẻ thù, trước sau nhất quán quan điểm: Không đầu hàng

Trong cả 22 lá thư, vua Trần Nhân Tông Tông đều thể hiện rõ quan điểm: Không đầu hàng, không chấp nhận đánh mất chủ quyền quốc gia bằng cách thỏa mãn đòi hỏi của Hốt Tất Liệt. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vua Trần Nhân Tông (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308) tên khai sinh là Trần Khâm. Ông là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Trần. Ông trị vụ từ năm 1278 đến 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời. 

Trần Nhân Tông được sử Việt đánh giá là vị vua anh minh, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Đại Việt vào cuối thế kỷ XII, cũng như bảo vệ nền độc lập dân tộc, mở rộng lãnh thổ đất nước. Bên cạnh đó, ông cũng là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. 

Ngay từ khi đăng cơ, vua Trần Nhân Tông đã phải đương đầu với hiểm họa xâm lược từ đế quốc Mông Nguyên hùng mạnh ở phương Bắc. Sau khi đẩy lùi được quân xâm lược, ông vẫn giữ quan điểm cương định trước kẻ thù, tập trung củng cố phát triển kinh tế nước và luôn nhất quán quan điểm không khuất phục nhà Nguyên, khi ấy dưới sự điều hành của Hốt Tất Liệt.

vua-tran-nhan-tong-va-22-la-thu-gui-ke-thu-0
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Được biết, vua Trần Nhân Tông đã gửi 22 lá thư cho quan nhà Nguyên trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay, những lá thư này vẫn chưa được công bố và nghiên cứu đầy đủ. 

Trong những lá thư này, có những lá còn nguyên vẹn, có những lá chỉ còn đoạn phiến. Đặc điểm là chúng hầu hết được bảo tồn trong các tư liệu Trung Quốc, chủ yếu là Nguyên sử, Thiên nam hành ký, Trần Cương Trung thi tập và An Nam chí lược. Phía các sử liệu nước ta hình như không bảo lưu một văn bản nào. Có chăng thì cũng chép lại từ các tác phẩm đã nêu bên trên.

Điều đáng nói, trong những lá thư gửi nhà Nguyên, vua Trần Nhân Tông trước sau đều giữ nguyên 1 quan điểm: Không chịu đầu hàng giặc, không chấp nhận đánh mất chủ quyền quốc gia bằng cách thỏa mãn đòi hỏi của Hốt Tất Liệt, yêu cầu vua phải đích thân sang chầu ở Đại Đô của Trung Quốc. 

Thời kỳ đó, Hốt Tất Liệt đã sử dụng nhiều mánh khóe lý luận khác nhau, từ dụ dỗi bằng lời đường mật cho đến những lần đe dọa dùng vũ lực nhưng không thể lung lay ý chí vua Trần và quân dân Đại Việt. Không những vậy, vua Trần Nhân Tông còn vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của những lý lẽ mà Hốt Tất Liệt đưa ra.

Ví dụ, Hốt Tất Liệt khoe rằng, y đối đãi nồng hậu với người chịu đến chầu, coi họ là con cái mà y có trách nhiệm yêu thương. Những sứ giả cử đến đều nói lòng thương bao la của Hốt Tất Liệt như biển như trời. Trước luận điệu ấy, vua Trần Nhân Tông đã vạch ra rằng, nếu Hốt Tất Liệt có lòng thương như thế thì sao lại bắt vua sang chầu? Bắt vua vào chầu, lỡ dọc đường chết phơi xương thì thế nào?

Vua Trần Nhân Tông hiểu rất rõ rằng, vào chầu tức là đầu hàng, đem quốc gia trao cho giặc. Vậy nên, vua dứt khoát không nhượng bộ phương Bắc. 

vua-tran-nhan-tong-va-22-la-thu-gui-ke-thu-8
Tranh vẽ Hốt Tất Liệt

Về phần mình, Hốt Tất Liệt cũng hiểu rõ ràng rằng, vài lá thư vời chầu không thể làm lung lay ý chí kiên định của vua nước Việt. Vậy nên hắn đã vung sẵn lưỡi gươm qua hai lần liên tiếp xâm lược nước ta bằng dàn tướng lĩnh dày dặn kinh nghiệm và hàng chục vạn quân hùng dũng. Song đều thất bại thảm hại.

Những lá thư viết cho các viên quan nhà Nguyên, mà chủ yếu là viết cho phái bộ Lương Tăng đến nước ta vào năm 1293, cũng thế. Đây là những lá thư vừa mềm mỏng, vừa đanh thép, lên án chính sách giả nhân giả nghĩa và vạch trần âm mưu đằng sau những lời lẽ quang minh chính đại của nhà Nguyên. Trong An Nam tức sự của Trần Cương Trung, Trần Phu đã kể lại sự việc sứ bộ của y ngay khi đến nước ta đã bị triều đình Đại Việt đưa đi theo những con đường mới phát quang nhằm gây nỗi kinh hoàng cho chúng: "Sứ thần đến nước ấy, lại không đi theo lỗi cũ, đều phải đục núi mở đường, trèo vượt quanh co, ý là muốn tỏ ra xa hiểm". Giặc biết vậy mà đành ngậm miệng đi theo, không dám ý kiến.

Khi đến Thăng Long, chúng phải nhiều lần đấu tranh mới được vào cửa Dương Minh (cửa chính nam của kinh thành, thay vì phải đi cửa Vân Hội hay cửa Nhật Tân mà triều đình đề nghị). Như Lương Tằng truyện của Nguyên sử 178 tờ 1b3-6 đã ghi: “Tháng giêng năm Chí Nguyên 30 (1293) đến An Nam, nước đó có 3 cửa. Giữa gọi là Dương Minh, trái gọi là Nhật Tân và phải gọi là Vân Hội. Bồi thần ra đón ngoài thành, sắp do cửa Nhật Tân để đi vào. Tăng rất giận, nói: "Đón chiếu không do cửa giữa, thế là ta làm nhục mệnh vua". Liền trở về sứ quán. Thế rồi, mời mở cửa Vân Hội để đi vào. Tăng lại cho là không thể được. Rồi mới tự cửa Dương Minh đón chiếu vào. Tăng trách Nhật Tôn không tự mình ra đón chiếu". 

Đây gọi là đòn nắn gân phái bộ thiên triều. Đòn nắm gân này trước đó vua Trần Nhân Tông đã cho Sài Thung nếm thử vào năm vua mới đăng cơ, khi đang thiết yến tại hành lang. Hắn tức giận bỏ về sứ quán. Năm 1291, phái bộ của Trương Lập Đạo đến nước ta và cũng nếm thử đòn này. Dù sau đó vua Trần Nhân Tông đã tiếp đón vui vẻ nhưng bản thân Trương Lập Đạo đã ghi nhận trong Trương thượng thư hành lục do tên Việt gian Lê Thực chép łại trong An Nam chí lược 3, tờ 45 - 47. 

vua-tran-nhan-tong-va-22-la-thu-gui-ke-thu-5

22 lá thư vua Trần Nhân Tông viết cho quan nhà Nguyên là một tập văn đáng cho chúng ta đọc để thấy cuộc đấu tranh ngoại giao và tư tưởng đầy cam go, thử thách giữa ta và giặc. Chúng thể hiện ý chí sắt đá không chỉ của vua Trần Nhân Tông mà của cả dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, cương quyết không nhượng bộ kẻ thù dưới bất kỳ hình thức nào. Chính vì vậy, có thể coi như mở đường cho sự ra đời của loại văn phục vụ trực tiếp sự nghiệp đấu tranh chính trị và quân sự, mà sau này Nguyễn Trãi nhân danh Lê Lợi đã thực hiện trong quân trung từ mệnh tập.

Và những lá thư vua Trần Nhân Tông gửi nhà Nguyên còn có một vị trí văn học nhất định. Đặc biệt chúng đã đi đầu, tạo nên thể loại văn học mà sau này quân trung từ mệnh tập đã thừa kế và phát huy tới đỉnh cao hiệu quả của nó trong sự nghiệp đấu tranh với quân thù. Đây là thể loại văn học vừa đánh vừa đàm. Trọng lượng của lời nói trong những lá thư đàm phán được quyết định bằng những chiến thắng ngoài sa trường. 

Nói cách khác, lời nói phải được yểm trợ và thể hiện bằng những hành động bạo lực cụ thể. Cho nên, có những lúc, có những nơi dù lời nói có chính nghĩa, mà không có bạo lực thành công, đặc biệt trong quan hệ bang giao giữa hai nước, cũng không được mục tiêu nó nhắm tới, là bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền quốc gia. 

Các văn thư ngoại giao của vua Trần Nhân Tông đáng để đọc và nghiên cứu để thấy sự sâu sắc và trí tuệ của một vị anh hùng dân tộc. Đấy là một con người kiên cường bất khuất, vừa mềm dẻo vừa thâm trầm, đầy độ lượng vị tha nhưng cũng tràn trề ý chí quyết chiến quyết thắng, cương quyết đè bẹp ý đồ của kẻ thù để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

(T/h)

Xem thêm: Dĩ dật đãi lao - chiến thuật cổ giúp nhà Trần đẩy quân Nguyên sa lầy

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Dưới triều Trần, lực lượng quân đội đặc biệt được chú trọng phát triển để dẹp thù trong, giặc ngoài. Bên cạnh đó, nhà Trần đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế giúp Đại Việt để khẳng định vị thế.

Nhà Trần đã biến Đại Việt thành 'ông lớn' phương Nam như thế nào?
0 Bình luận

An Tư công chúa chính là "tình báo cao cấp" của nhà Trần, góp công thầm lặng trong chiến thắng vang dội trước quân Nguyên Mông. Thế nhưng cái chết của nàng đến nay vẫn là 1 bí ẩn.

Chuyện công chúa 'đem thân vào hang cọp' làm tình báo cho nhà Trần, có công không có thưởng
0 Bình luận

Quân Nguyên Mông từng thống trị vùng đất rộng hơn 24 triệu trải dài từ châu Á sang Đông Âu. Thế nhưng cả 3 lần xâm lược nước ta đều bị quân dân nhà Trần đánh bại, vì sao vậy?

Vì sao quân Nguyên Mông 'bất khả chiến bại' lại thua thê thảm trước quân dân nhà Trần?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Tình mẫu tử thiêng liêng: Mẹ hiến thận cứu con gái khỏi bờ vực tử thần

Thấy con gái 27 tuổi suy thận giai đoạn cuối, sức khỏe ngày một suy yếu, có thể mất mạng bất cứ lúc nào, người mẹ 50 tuổi đã không ngại ngần hiến thận cứu con.

Hải An
Hải An 21 giờ trước
Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 13/05
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất