Dĩ dật đãi lao - chiến thuật cổ giúp nhà Trần đẩy quân Nguyên sa lầy

Trong tam thập lục kế có kế thứ tư “dĩ dật đãi lao” (lấy nhàn để đối phó với mỏi mệt) và nhà Trần đã vận dụng triệt để binh pháp cổ này để khiến quân Nguyên sa lầy, không lối thoát.

Đỗ Thu Nga
09:10 03/09/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông không chỉ là cuộc đọ sức quyết liệt giữa đế quốc đầu sỏ cỡ nhất thế giới thời bấy giờ với một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường mà đó còn là cuộc đấu tranh gay gắt về tài trí giữa hai nền nghệ thuật quân sự Đại Việt và đế quốc Nguyên Mông.

Sử sách ghi chép rất cụ thể, trong chiến sự Đại Việt - Nguyên Mông, quân xâm lược tuy nhọc nhằn nhưng có sức mạnh vượt trội hơn ta cả về quân số lẫn kinh nghiệm chinh chiến. Còn quân Đại Việt Tuy có cái thế nhàn hạ nhưng phải lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã kiên trì theo đuổi một chiến thuật lâu dài, buộc quân Nguyên phải sa lầy ở thế trận dằn co dai dẳng. Và đó là chiến thuật "dĩ dật đãi lao" (lấy nhàn chống nhọc) - một kế sách kinh điển trong binh pháp cổ phương Đông. 

Nguyên lý của nó rất đơn giản - lấy nhàn chờ mệt, lấy mạnh chờ yếu, lấy sung sức chờ hao mòn - tạo ra thế và thời cơ có lợi để phản công, bí quyết của nhà Trần là phát huy sức mạnh của "cả nước đánh giặc", vận dụng cách đánh: đánh nhỏ, đánh phân tán và đánh lớn, đánh tập trung, kết hợp chặt chẽ với các hoạt động tác chiến của các lực lượng: quân triều đình, quân các lộ, các vương hầu và dân binh. 

nha-tran-su-dung-binh-phap-co-gi-de-danh-quan-nguyen-8

Quân Nguyên sa lầy, Đại Việt đẩy mạnh tập kích

Sau những cuộc truy đuổi ở vùng ven biển phía đông bắc Đại Việt, quân Nguyên một lần nữa vồ hụt vào khoảng trống. Đường Ngột Đải dẫn thủy quân lùng sục vua Trần trên khắp một vùng biển lớn một cách vô vọng. Lúc này, cả hai cánh quân của Thoát Hoan và Toa Đô đều đã cạn lương thực. Thoát Hoan không muốn Toa Đô hội quân vì sợ không chu cấp được nổi lương thực. 

Lúc này, y hạ lệnh cho Toa Đô đóng quân ở lộ Trường Yên để "tự kiếm lương thực". Mệnh lệnh này đã làm quân tướng của Toa Đô vô cùng thất vọng. Họ cho rằng đã theo tướng bao nhiêu năm, trải qua bao gian khó mà chỉ vì thiếu lương thực Thoát Hoan lại bỏ mặc họ. Vì điều này mà tinh thần quân sĩ rệu rạo, chán nản. 

Trong khi đó, Toa Đô là cấp dưới nên đành nhận lệnh của Thoát Hoan. Hắn cho quân thoải mái cướp bóc, tiếp tục gây ra nhiều nợ máu với nhân dân Đại Việt. Thế nhưng, dù chúng ra sức cướp bóc thì cũng không đủ nuôi quân.

nha-tran-su-dung-binh-phap-co-gi-de-danh-quan-nguyen
Binh pháp cổ mà nhà Trần sử dụng đã khiến quân Nguyên từ đoàn đội hùng mạnh thành rệu rã, đói khát, hoang mang

Khối đại quân của Thoát Hoan cũng không khá khẩm hơn. Lương thảo, khí giới của quân Nguyên trên tuyến đường vận chuyển từ trong nước đến đại doanh của Thoát Hoan rất nhỏ giọt, lại bị đánh phá thường xuyên nên không đủ cung cấp cho hàng chục vạn quân. Các đồn, các trạm, đường hậu cầu, đường liên lạc của quân Nguyên trở thành mục tiêu để các toán quân nhỏ của Đại Việt tập kích. Cuộc xâm lược Đại Việt của quân Nguyên kể từ khi chúng vượt qua biên giới cho đến khi quân Đại Việt rút lui về Thanh Hóa đã kéo dài gần 3 tháng. Khi đó là cuối mùa xuân, đầu hạ trời chuyển nóng nên quân Nguyên không chịu được khổ bắt đầu xuống sức.

Sau khi chiếm được Thiên Trường, tả thừa Lý Hằng đã bàn với Thoát Hoan khuyên nên chia quân đóng giữ tại đây, tích lương xây dựng cứ địa. Song tướng giặc không đồng ý vì lo ngại chia quan nhiều nơi càng dàn mỏng lực lượng và dễ bị quân Đại Việt tập kích. 

Khi đã không còn điều kiện để dàn quân kiểm soát nhiều vùng như trước, nhưng cũng không thể dồn ứ lại một chỗ để chịu đói. Thoát Hoan chia khối quân của mình thành một chuỗi đồn trại lớn nhỏ kéo dài từ Thăng Long đến các vùng Thiên Mạc, Khoái Châu nằm dọc theo sông Hồng với các đồn trại lớn là Chương Dương (thuộc Thường Tín, Hà Nội), Hàm Tử, Tây Kết (thuộc Khoái Châu, Hưng Yên), A Lỗ (ngã ba sông Luộc giáp với sông Hồng, thuộc thành phố Hưng Yên ngày nay)… Mục đích để vừa có thể tỏa ra cướp bóc, vừa có thể ứng cứu cho nhau khi bị tấn công. Thoát Hoan đóng đại doanh ở Thăng Long chỉ huy toàn quân xâm lược.

Nhà Trần an toàn ở Thanh Hóa

Khi Toa Đô tiến ra bắc hội quân với Thoát Hoan thì các lộ từ Thanh Hóa, Diễn Châu đến Nghệ An, Bố Chính, THuận Hóa trở thành vùng vắng bóng quân Nguyên. Trần Hưng Đạo nắm được điều đó đã khéo léo thực hiện chiến dịch nghi binh, rút lui tài tình để đưa quân vào đóng ở Thanh Hóa. Triều đình và đại quân tạm thời được an toàn, có thời gian củng cố lực lượng và chờ đến khi địch suy kiệt.

Quân Đại Việt đóng ở gần mặt biển, chia quân đóng giữ các chốt hiểm yếu để phòng quân Nguyên tấn công. Vài ngày sau, vua Trần đem quân vào Thanh Hóa thì Toa Đô mới dò biết được tung tích quân Đại Việt. Y liền báo lên Thoát Hoan. 

nha-tran-su-dung-binh-phap-co-gi-de-danh-quan-nguyen-7
Quân Thoát Hoan và Toa Đô cướp bóc của người dân để lấy lương thảo

Biết tình hình, Thoát Hoan phái Ô Mã Nhi đem 60 chiến thuyền, 1.300 thủy quân phối hợp cùng khối quân của Toa Đô quay lại Thanh Hóa tấn công Đại Việt. Quân Toa Đô lúc này suy kiệt, chán nản vì thiếu lương thực và đường hành quân dài. 

Binh lính ở Trường Yên ì ạch kéo xuống Thanh Hóa. Ở đây, quân Nguyên gặp phải sự kháng cự của Thượng tướng Thái sư - Chiêu Minh vương Trần Quang Khải. Quân của Trần Quang Khải nắm được ưu thế trên chiến trường. Trong tháng 4/1285, Toa Đô và Ô Mã Nhi giao chiến với Trần Quang Khải nhiều trận nhưng không thắng nổi. Cứ giằng co như vậy khiến Ô Mã Nhi và Toa Đô mệt mỏi, quân đội xuống sức. 

Trần Quang Khải một mặt lấy quân nhà hạ mà kiên trì phòng thủ, chắn ngang đường tiến quân của địch. Mặt khác , vùng Thanh Hóa khi đó thưa thớt, quá xa hậu phương nên dẫn đến tình trạng đã đói khát trong quân của Toa Đô càng thêm trầm trọng. Không thể làm được gì hơn, Toa Đô cùng Ô Mã Nhi dẫn quân ngược ra bắc, đóng tại bến Tây Kết. Chỉ tại vùng trung tâm đồng bằng sông Hồng quân Nguyên mới có hy vọng cướp bóc lương thực trong dân. Song không hề dễ dàng khi dân ta đã thực hiện kế "vườn không nhà trống" và chống trả quyết liệt quân cướp bóc. Trần Quang Khải cũng không vội truy kích Toa Đô, bỏ mặc quân Nguyên suy yếu dần vì đói khát và bệnh tật.

nha-tran-su-dung-binh-phap-co-gi-de-danh-quan-nguyen-6

Với sự che chắn siêu tốt của Trần Quang Khải, vua Trần an toàn tuyệt đối ở Thanh Hóa, yên tâm dưỡng sức, tích lũy lương thực. Cũng nhờ vào thời bình kinh tế phát triển, có sự chuẩn bị kho tàng từ trước chiến tranh mà quân Đại Việt có thể đi khắp trong nước mà không thiếu hậu cần. Thêm nữa, nhân dân cũng luôn sẵn sàng góp gạo nuôi quân. 

Theo như lời thơ của vua Trần Nhân Tông là “Hoan Diễn do tồn thập vạn binh” (có thể là quân số mà vua Trần nói phao lên, thực tế chưa chắc đến 10 vạn), cộng thêm binh lực còn lại từ đồng bằng sông Hồng rút vào đây thì ước chừng quân chủ lực của Đại Việt vẫn còn khoảng hơn 20 vạn quân. Về số quân chủ lực, Đại Việt vẫn ít hơn quân Nguyên. Nhưng bấy giờ thế quân Đại Việt ngày càng lên cao, trong khi quân địch ngày càng yếu đi. Càng kéo dài thời gian, Thiên thời càng ủng hộ quân dân Đại Việt.

Xem thêm: Nhà Trần đã biến Đại Việt thành "ông lớn" phương Nam như thế nào?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận