Quang Tự: Vị hoàng đế "bù nhìn" cùng lễ tang long trọng nhưng không một người quỳ lạy

Là một vị hoàng đế có thời gian tại vị khá dài trong lịch sử phong kiến Trung Quốc song quyền lực của vua Quang Tự chỉ là “hữu danh vô thực”.

Thùy Nguyễn
15:00 12/11/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Quang Tự là vị hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh. Là người đứng đầu một nước cùng thời gian tại vị lên đến 34 năm nhưng cuộc sống của ông vô cùng bi thảm. Từ nhỏ, ông thường xuyên bị Từ Hi thái hậu đánh đập, quát tháo, đối xử khắt khe. Đến khi trưởng thành, Từ Hi còn ràng buộc, ngăn cấm khiến Quang Tự không thể chấn hưng lại nhà Thanh như mong muốn của mình. 

Suốt 34 năm chỉ là hoàng đế “bù nhìn”

Năm 1898, chính biến đã khiến vua Quang Tự bị giam lỏng tại Doanh Đài. Ông đã trải qua những năm tháng còn lại của cuộc đời tại đây, cùng với sự cô đơn và hiu quạnh. Ngày 14/11/1908, vua Quang Tự đột ngột qua đời tại Hàm Nguyên Điện ở Doanh Đài khi đang ở độ tuổi sung sức nhất - sau hơn 10 năm bị giam lỏng. 

tai-sao-khong-ai-quy-lay-trong-tang-le-vua-quang-tu-2

Thời điểm ông qua đời, không một ai bên cạnh, cũng chẳng một ai để ý bởi tất cả tùy tùng, thuộc hạ đang túc trực ở Nghi Loan Điện - tẩm cung của Từ Hi thái hậu - khi đó cũng đang hấp hối. Khi còn tại vị, Quang Tự chỉ là vị hoàng đế “bù nhìn”, không thực quyền nên khi qua đời, việc chôn cất ông là một vấn đề nan giải.

Sau khi hội họp bàn bạc, các đại thần đưa ra quyết định rằng, đầu tiên linh cữu vua Quang Tự sẽ được đặt tại Lương Các Trang (một tòa cung điện của hoàng gia nhà Thanh ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Sau đó, vua Quang Tự sẽ được đưa đi an táng sau khi lăng mộ chính thức được xây dựng xong. 

Khi đó, triều đình nhà Thanh dù suy yếu nhưng vẫn xoay sở, đầu tư một lượng lớn ngân lượng để lo hậu sự cho vua Quang Tự, xem như một cách giữ thể diện cuối cùng cho hoàng gia. 

Tang lễ long trọng không một ai quỳ lạy

Trong tang lễ vua Quang Tự, chỉ tính đoàn người đi đưa tang đã lên tới 10.000; trong đó gần 8.000 người được giao nhiệm vụ khiêng linh cữu vua. Sau đó, 8.000 người được chia thành 60 nhóm, còn có 240 người “dự bị” để thay thế cho những người bị đuối sức trong quá trình đưa tang. Linh cữu của vua quá to và cồng kềnh, những người khiêng quan tài đã phải tập luyện ở quảng trường lớn ở ngoài Đức Tinh Môn ròng rã 10 ngày sao cho nhịp chân đồng đều nhất có thể. 

tai-sao-khong-ai-quy-lay-trong-tang-le-vua-quang-tu-3

Đoàn xe trong lễ đưa tang có tới 1.400 chiếc tham gia. Được biết, lễ tang long trọng của vua Quang Tự đã hao tốn hơn 400 nghìn lượng bạc. Tuy nhiên, tang lễ này phần nào giúp bộ máy chính quyền nhà Thanh khi ấy lấy được chút hào quang trong phút chốc.  

Ngày 12/3/1909, linh cữu vua Quang Tự chính thức được chuyển từ Quan Đức Điện ở Công viên Cảnh Sơn (Bắc Kinh) đến hành cung Lương Các Trang ở khu vực Tây Lăng (thuộc tỉnh Hồ Bắc). Khoảng cách 240km khiến quãng đường đưa tang bộ tốn rất nhiều thời gian. Dẫn đầu đoàn là hàng ngựa do đội Lục Doanh của Thái Ninh trấn cưỡi, hai bên dọc đường là Đại Nội thị vệ (lực lượng bảo vệ Tử Cấm Thành) và Quân Cảnh (tương đương với cảnh sát ngày nay). Cuối cùng là đội phụ trách mang nghi trượng, nối đuôi nhau dài hơn 5km. 

Khi đoàn đưa tang chưa ra khỏi kinh thành, các quan viên tứ phẩm cùng người dân, thương nhân, học sinh… đã tụ tập trên đường, nơi đoàn sẽ đi qua. Tuy nhiên, dù người đứng xung quanh vô cùng đông đúc nhưng không một ai quỳ lạy trước linh cữu của hoàng đế. 

tai-sao-khong-ai-quy-lay-trong-tang-le-vua-quang-tu-4

Điều này trái ngược hoàn toàn bởi đám tang hoàng đế là đại sự quốc gia, nhà nước phong kiến quy định rõ linh cữu vua đến đâu, người dân phải quỳ lạy đến đó. Tuy nhiên, khi ấy triều Thanh đã suy yếu, địa vị hoàng đế trong lòng dân chúng cũng không còn như trước nên việc họ không quỳ lạy trước linh cữu vua Quang Tự là điều dễ hiểu.

Trước cảnh tượng này, đội cưỡi ngựa của Lục Doanh và Đại Nội thị vệ vốn có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự trong đoàn cũng chỉ còn cách coi như không nhìn thấy, không trách cứ cũng như không hỏi tội người dân. Sau khi đến Lương Các Trang, linh cữu của vua Quang Tự được đặt ở chính điện. Một lần nữa, linh hồn của ông lại tiếp tục nằm đây cô đơn suốt 4 năm 8 tháng mới được đưa vào lăng mộ chính thức.

Xem thêm: Từ Hi Thái hậu quỳ trên nền tuyết, gác bỏ sự cao quý, dập đầu vái sống 1 vị thiền sư, người đó là ai?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận