Nhà Trần kiên quyết bắt Ô Mã Nhi đền tội để "rửa hận" cho muôn dân và hoàng tộc

Ô Mã Nhi tàn phá lăng tẩm nhà Trần, gây ra quá nhiều nợ máu nên vua Trần quyết trừng trị kẻ này để trả mối hận cho muôn dân và hoàng tộc.

Thùy Nguyễn
15:00 30/11/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3 là cuộc chiến tranh giữa Đại Nguyên và Đại Việt diễn ra trên lãnh thổ Đại Việt từ tháng 12/1287 đến cuối tháng 4/1288. Cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn và Bộ Thống soái đã giành thắng lợi vang dội.

Chiến thắng là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo kế “dĩ dật đãi lao”- lấy gần chờ xa, lấy khỏe chờ mệt, lấy no chờ đói.

Thua trận thảm hại, nhà Nguyên vẫn ngạo mạn đòi tù binh​

Dù thua trận, nhà Nguyên vẫn ngạo mạn yêu cầu nhà Trần phải trao trả tù binh. Yêu sách này khiến vua Trần khó xử, Khi đó, Phàn Tiếp đã bị quân ta xử tử, Ô Mã Nhi gây quá nhiều nợ máu, tàn phá lăng tẩm nhà Trần. Nếu thả Ô Mã Nhi sẽ khó yên lòng nhân dân, còn nếu không thả có thể gây ra thêm một cuộc chiến nữa. 

nha-tran-kien-quyet-bat-o-ma-nhi-den-toi-theo-cach-khong-ngo-2

Cuối cùng, vua Trần làm theo kế hoạch của Hưng Đạo Vương, một mặt triều đình công khai lệnh cho Nội tư gia Hoàng Tá Thốn đưa Ô Mã Nhi cùng đồng bọn về nước theo đường biển, một mặt ngầm sai người bơi lặn giỏi làm phu chèo thuyền. Khi thuyền tới chỗ nước sâu, phu thuyền nhân đêm hôm lặn xuống đục thuyền cho chìm khiến Ô Mã Nhi chết đuối. 

Khi đó, sứ bộ nước Nguyên vẫn đang ở Đại Việt. Nhà Trần khéo léo dàn dựng cái chết của Ô Mã Nhi như một tai nạn, lại để sứ giả Lương Đình Trực tận mắt chứng kiến việc làm ma chay cho Ô Mã Nhi khiến người Nguyên dù nghi ngờ cũng không thể bắt bẻ. Lúc tiễn sứ bộ nước Nguyên về nước, Hưng Đạo Vương còn lấy cớ vua Trần “tuổi già không đi xa được”. Sau đó, đại phu Đàm Minh cùng Chu Anh Chủng được vua Trần cử theo sứ đoàn nước Nguyên sang gặp Hốt Tất Liệt, gửi biểu biện bạch rằng:

"... Vi thần ở nơi góc biển hẻo lánh, ốm đau lâu ngày đường sá xa xôi, thủy thổ gian nan, tuy số mệnh do trời định nhưng cái chết vẫn là điều sợ nhất đối với con người... Vi thần đã chôn cất ma chay Ô Mã Nhi ở bờ biển, thiên sứ lang trung đã thấy tận mắt. Nếu có sự gì bất kính thì thê thiếp ở đó khó mà che giấu được. Vỉ thần đã sắm đủ lễ vật để đưa thê thiếp cùng với xá nhân, lang trung tiếp tục về nước. Số quân nhân ở chỗ vi thần cộng lại hơn tám nghìn người, trong đó hoặc có kẻ là đầu mục cũng không được biết. Nay nhờ chiếu dụ, vi thần lại tìm kiếm, nếu thêm được bao nhiêu đầu mục, bao nhiêu quân nhân, đều cho theo thiên sứ về nước. Sau đây nếu còn sót lại chưa về được hết thì vi thần sẽ cho về không dám lưu lại một người nào” (Thiên Nam Hành Ký, dẫn theo Hà Văn Tấn).

nha-tran-kien-quyet-bat-o-ma-nhi-den-toi-theo-cach-khong-ngo-1

Có thể thấy, dù tỏ thái độ nhún nhường nhưng nước ta lại không làm theo yêu sách nào của nước Nguyên: Tướng Ô Mã Nhi bị giết, vua cũng không sang hầu, chủ quyền quốc gia vẫn được giữ gìn vững vàng. 

Hốt Tất Liệt ôm hận nhưng không thể làm gì

Thời đó, việc làm của vua Trần thường bị sử gia phong kiến chỉ trích là thất tín. Tuy nhiên không thể phủ nhận việc làm của vua Trần cũng có cái đúng. Vua cho giết Ô Mã Nhi là để trả mối hận cho muôn dân và hoàng tộc nhà Trần, chấp nhận thất tín với nhà Nguyên để giữ được uy tín với các quý tộc và quân dân.

Nghe lời biện bạch của sứ giả Đại Việt cùng biểu trần tình của vua Trần, Hốt Tất Liệt nghi ngờ nhưng không thể bắt bẻ, đành xuống giọng làm hòa vì biết chưa phải lúc để động binh. Chinh Giao Chỉ hành tỉnh là cơ quan lập ra để điều hành việc xâm lược nhận lệnh thu hồi phù ấn. Tuy nhiên Nguyên Mông vẫn tiến hành thao luyện binh mã, đóng chiến thuyền mới, củng cố các vùng phía nam.

nha-tran-kien-quyet-bat-o-ma-nhi-den-toi-theo-cach-khong-ngo-3

Vua tôi nước Nguyên còn bàn nhau mở một hướng khác tấn công vào Đại Việt. Ngày 10/3/1289, Quản quân vạn hộ Thành Đô là Lưu Đức Lộc xin đem 5.000 quân đi chiêu dụ các bộ lạc vùng tây nam nước Nguyên, làm tiền đề tiến đánh Đại Việt và được chấp thuận. Hốt Tất Liệt còn phong Lưu Đức Lộc làm Đô nguyên soái, cấp cho 1 vạn quân Tứ Xuyên, toan tính mở hướng tấn công chính đánh vào vùng tây bắc Đại Việt.

Tuy nhiên, do áp bức bóc lột quá nhiều khiến dân Nguyên chịu khổ, vùng lên đấu tranh ở nhiều nơi, cả vùng phía nam loạn lạc. Thời điểm đó, triều Nguyên điều động vạn quân chính quy đi đánh dẹp nhưng không hiệu quả, cứ đánh chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Không còn cách nào khác, Hốt Tất Liệt hạ lệnh cho Đường Ngột Đải - khi đó là Tả thừa hành tỉnh Kinh Hồ Chiêm Thành điều thêm quân đàn áp. 

Dân Giang Nam diễn ra mạnh mẽ đã góp phần phá hỏng kế hoạch xâm lược Đại Việt của quân Nguyên. Thế nhưng Hốt Tất Liệt vẫn hận thù với nước ta và luôn chờ đợi thời cơ mới. 

Xem thêm: Cái đức của Hưng Đạo Vương: Giao binh cho kẻ đắc tội với mình, tạo nên chiến công ngoạn mục

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận