Giàu có đến mấy cũng không đủ mua lại mái đầu bạc và sức khỏe mẹ cha
Dù thu nhập cả trăm triệu/tháng, sở hữu nhiều căn hộ đắt đỏ nhưng người đàn ông vẫn cảm thấy trống trải vì không có “nhà” để về.
Dù là ai, bao nhiêu tuổi đi chăng nữa, gia đình vẫn là nơi trú ẩn an toàn và bình yên nhất.
Nhiều người có tâm lý an cư lạc nghiệp, muốn sở hữu một căn nhà cho riêng mình. Họ làm việc quên cả giờ giấc, ăn uống để mua nhà, nhưng đó liệu thực sự là “nhà”, là nơi mỗi người có thể trở về sau ngày dài mệt mỏi, nơi có bàn tay ấm áp sẵn sàng ôm ta vào lòng, che chở mọi giông bão?
Dù sự nghiệp thành công, tài sản đa dạng nhưng một ông chủ tòa báo lớn vẫn tự nhận mình là người “không nhà để về”. Ông có thu nhập cả trăm triệu mỗi tháng, sở hữu nhiều căn hộ đắt đỏ khắp thành phố nhưng vẫn cảm thấy trống trải, không tìm thấy tổ ấm thực sự để dừng chân.
Ngày mẹ ông - người thân duy nhất qua đời cũng là thời điểm mọi sự yên bình đã mất đi. Bận rộn loa toan sự nghiệp, ông chưa kịp nói ba tiếng “Con xin lỗi” thì mẹ đã ra đi mãi mãi. Người đàn ông đành viết lại 10 điều đã chôn giấu trong lòng bấy lâu.
Nuôi dạy con nên người không cần báo đáp
Hết những năm tháng vất vả thì mẹ đã già, ngày lành chưa kịp hưởng mẹ đã ra đi. Khi mẹ còn khỏe mạnh, con rong ruổi khắp nơi mà không về nhà. Khi mẹ đi rồi, con chẳng còn nhà mà về nữa. Con đúng là đứa con bất hiếu của mẹ.
Gặp nhau rồi ly biệt
Khi mẹ sinh con, khoảnh khắc cắt đứt cuống rốn máu thịt là giây phút bi tráng nhất sinh mệnh. Đến khi mẹ ra đi mãi mãi, trút hơi thở cuối cùng lại là giây phút bi ai nhất cuộc sống.
Tình yêu không bình đẳng
Mẹ hi sinh cả đời vì con, cho con nhiều đến mấy vẫn cảm thấy chưa đủ. Thế nhưng, con cho mẹ một chút thời gian, ít tiền trong ngân hàng đã cảm thấy quá đủ rồi.
Trống rỗng tột cùng
Khi mẹ còn sống, con cứ tưởng đây là gánh nặng cuộc đời. Khi mất đi mới cảm thấy trống rỗng, lạc lõng không có nơi để về. Chẳng ai gọi con, mắng con vì những điều nhỏ nhặt, nhắc con ăn uống đủ bữa và mong con trở về.
Sự vinh quang
Ngày trẻ khi còn ham hư vinh, con chưa từng tự hào vì cha mẹ mình. Khi mẹ ra đi con mới cảm thấy hối tiếc. Sợ rằng kiếp sau con chẳng đủ phúc phận để làm con của bố mẹ nữa.
Mẹ chính là nhà
Ngày mẹ còn trên đời, quê hương chính là nhà của con. Khi mẹ đi rồi, quê hương chỉ còn là cố hương để con nhớ tới. Dù nhớ nhiều nhưng lại không có động lực để về, vì người con khao khát muốn gặp đã không còn nữa.
Chỗ dựa vững chắc nhất
Ngày còn nhỏ, mẹ chính là điểm tựa vững chắc nhất, dạy con tập đứng, tập đi. Sau này, mẹ lại là chỗ dựa để con học tập, trưởng thành từng chút từng chút. Khi con rời nhà ra xã hội bươn chải, mẹ lại là chỗ dựa tinh thần để con vượt qua bão giông. Khi con về nhà, nụ cười của mẹ là chỗ dựa, an ủi nỗi nhớ da diết trong con. Mẹ đi rồi, con biết dựa vào ai cho đến cuối đời nữa đây?
Thay đổi
Từ ngày mẹ mất, dường như cả thế giới của con thay đổi. Trái tim của con cũng đã đổi thay. Con trở thành đứa trẻ “mồ côi”, không có mẹ khiến con yếu đuối, nhạy cảm vô cùng. Nếu ví tình yêu của mẹ rộng như trời như biển thì trời của con đã sụp, biển của con đã cạn khô.
Mọi thứ đều không còn quan trọng
Nhiều khi con tự hỏi mình, dù vui bản thân cũng không nhận ra thì sao biết được mình đang buồn? Vui buồn không biết thì sinh tử còn màng làm gì? Sinh tử không để ý thì tiền bạc công danh còn quan trọng không?
Tình yêu vô điều kiện
Con sinh ra từ máu thịt, lớn lên trong tình yêu thương, sự hi sinh, lo lắng và nước mắt của mẹ. Đến khi nhận ra một chữ “hiếu” nặng nề tới nỗi báo đáp cả đời không nổi. Mẹ giúp con hiểu thế nào mới là tình yêu vô điều kiện, chỉ cần cho đi mà không cần báo đáp.
Ai cũng vậy, khi còn cơ hội hãy gọi cho cha mẹ và nói “Con yêu người!”. Đừng để khi bố mẹ ra đi, có muốn nói cũng đã quá muộn.
Xem thêm: Trẻ ngoan sẽ không bao giờ nói "Không": Nhầm lẫn tai hại của nhiều bậc cha mẹ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận