Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về bạo lực học đường
Bạo lực học đường là vấn đề nhức nhối nhiều năm qua. Dưới đây là dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về bạo lực học đường học sinh có thể tham khảo.
Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về bạo lực học đường mẫu 1
Mở bài
Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề cần nghị luận xã hội: Bạo lực học đường.
Thân bài
Nêu khái niệm vấn đề
Bạo lực học đường là tình trạng học sinh cố ý xúc phạm danh dự và nhân phẩm của nhau. Nặng hơn là việc các em học sinh dùng vũ lực, kéo bè kéo phái để đánh nhau vì nguyên nhân, lý do nào đó.
Phân tích vấn đề
-
Ở trường học, việc học sinh chửi bới, lăng mạ, sỉ nhục bạn bè vô cùng phổ biến. Bên cạnh đó, hiện tượng học sinh đánh nhau giữa học sinh cũng rất dễ gặp. Không ít sự việc bạo lực học đường để lại hậu quả nghiêm trọng, công an phải vào cuộc.
-
Nguyên nhân tình trạng này là do ý thức học sinh còn kém. Những học sinh này thích thể hiện cá tính, thể hiện bản thân nên dùng bạo lực, ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh. Ngoài ra, một phần do sự quản lý lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, khiến học sinh có tư duy và hành động lệch lạc.
-
Tình trạng bạo lực học đường khiến học sinh hình thành thói hung hăng, thói quen xấu; gây tổn hại sức khỏe, tâm lý cho nạn nhân; gây ra những hình ảnh xấu cho học sinh, nhà trường và gia đình.
Liên hệ bản thân
-
Với vấn đề nghị luận xã hội này, học sinh cần có nhận thức đúng đắn. Tránh xa bạo lực học đường bằng cách sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh, hướng tới điều tốt đẹp, tuyệt đối không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
-
Tích cực học tập và trau dồi bản thân, cố gắng trở thành con người có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội.
-
Hãy sống có khát vọng, ước mơ, biết vươn lên để thực hiện mục tiêu của mình.
Kết bài
Khái quát lại vấn đề bạo lực học đường.
Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về bạo lực học đường mẫu 2
Mở bài
Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề cần nghị luận xã hội: Bạo lực học đường.
Tùy theo năng lực, học sinh có thể dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thân bài
Nêu thực trạng vấn đề
-
Thực trạng học sinh chửi bới, lăng mạ, sỉ nhục bạn bè trong trường học hiện nay rất phổ biến.
-
Không chỉ lăng mạ, học sinh còn đánh nhau, để lại hậu quả nghiêm trọng.
-
Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn có cả các bạn nữ.
Nguyên nhân vấn đề
-
Chủ quan: Do ý thức kém của học sinh, muốn thể hiện bản thân mình hơn người nên đã dùng bạo lực, ngôn ngữ không đúng đắn để chứng minh.
-
Khách quan: Do sự quản lý lỏng lẻo của gia đình và nhà trường; học sinh chưa được định hướng, tư duy đúng đắn.
Hậu quả
-
Bạo lực học đường hình thành thói hung hăng, thói quen không tốt cho học sinh; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lý cho nạn nhân.
-
Gây ra hình ảnh xấu cho học sinh, nhà trường và gia đình.
-
Sau này, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của học sinh.
Giải pháp
-
Học sinh cần có nhận thức đúng đắn, hướng tới những điều tốt đẹp, sống chan hòa với mọi người, không dùng bạo lực giải quyết vấn đề.
-
Tích cực học tập và trau dồi bản thân, cố gắng trở thành con người có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội; sống có khát vọng, ước mơ, biết vươn lên để thực hiện mục tiêu của mình.
-
Gia đình và nhà trường cần quan tâm đến học sinh, giáo dục đúng hướng, có những biện pháp xử lý nghiêm khắc.
Kết bài
Khái quát lại vấn đề bạo lực học đường, rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Bài mẫu đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về bạo lực học đường
Nhiều năm qua, bạo lực học đường là vấn đề nóng sốt được xã hội quan tâm. Bạo lực học đường là hành vi ngang ngược, thô bạo, sử dụng lời nói nặng nề và vũ lực để giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp trong phạm vi trường học. Điều này gây tổn hại cho học sinh bị hành hung về cả thể chất lẫn tinh thần. Bạo lực học đường xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học với nhiều mức độ. Nhiều trường hợp đơn giản chỉ là gây gổ, đánh nhau nhưng cũng có những trường hợp tụ tập nhau để trả thù, ganh tị hơn thua cùng với những vũ khí nguy hiểm như gậy, dao, mã tấu… Nhiều trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng, khiến có quan phải vào cuộc. Không ít trường hợp còn sỉ nhục, đánh đập thầy cô. Nguyên nhân của bạo lực học đường là do học sinh háo thắng, dễ kích động, ảnh hưởng bởi các tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm tới con cái, nhà trường chưa giáo dục, theo dõi sát sao. Bạo lực học đường khiến nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển lớp, chuyển trường, trầm cảm. Đây là hồi chuông cảnh báo toàn xã hội, cần ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này. Mỗi học sinh, hãy sống và học tập chăm chỉ theo lời Bác dạy, không lấy bạo lực giải quyết vấn đề, luôn yêu thương bạn bè, thầy cô.
Xem thêm: Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về tình yêu thương
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận