Có nên ăn thịt gà vào ngày Tết hay không?

Thịt gà thường xuyên xuất hiện trong các mâm cỗ, mâm cúng nhưng "Có nên ăn thịt gà vào ngày Tết?" vẫn là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc.

Thùy Nguyễn
20:00 09/12/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thịt gà là món ăn quen thuộc với người Việt, mang lại nhiều tác dụng sức khỏe. Ăn thịt gà giúp cung cấp nhiều protein cho cơ thể - nhóm chính tạo ra cấu trúc tế bào, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cân nặng, chiều cao và trí não con người.

Bên cạnh đó, ăn thịt gà điều độ, đúng cách còn rất tốt cho tim mạch, bổ mắt, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Thịt gà còn bổ sung chất giúp tăng cường sức khỏe của răng, xương, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư, giúp loại bỏ áp lực và căng thẳng. 

Tùy theo vùng miền và thời gian chế biến, thịt gà có thể biến tấu thành nhiều món ngon như luộc, hấp, xào, kho, quay…  

Có nên ăn thịt gà vào ngày Tết?

Thịt gà là món ăn quen thuộc xuất hiện trong mâm cỗ, mâm cúng cổ truyền của người Việt. Do đó, để trả lời cho câu hỏi “có nên ăn thịt gà vào ngày Tết hay không” thì câu trả lời là có. 

co-nen-an-thit-ga-vao-ngay-tet-hay-khong-4

Theo quan niệm của người xưa, gà mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ trong 12 con giáp. Trong văn học, gà là loài sở hữu 5 đức tính lớn gồm: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín.

Theo sách chiêm tinh, mỗi ngày trong 8 ngày đầu năm mới thuộc về một con giống. Gà thuộc ngày mồng 1 Tết, vậy nên cỗ cúng chắc chắn không thể thiếu món gà. Do đó, thịt gà, đặc biệt là thịt gà luộc trở thành yếu tố quan trong mâm cỗ. 

Tầm quan trọng của thịt gà còn được thể hiện qua một truyền thuyết nổi tiếng. Truyện kể rằng, khi Ngọc Hoàng mới tạo ra cuộc sống dưới hạ giới, Người đã sai 10 mặt trời ngày đêm chiếu sáng sấy khô mặt đất. Khi đất đã khô nứt nẻ, Ngọc Hoàng quên không thu mặt trời lại khiến con người và cỏ cây khốn đốn vì nắng hạn.

Khi đó, một chàng dũng sĩ đã giương cung bắn rụng 9 mặt trời, mặt trời cuối cùng sợ quá liền bay trốn tít tắp trên cao. Từ đó, mặt đất lại lạnh lẽo, tối tăm, nhiều người và loài vật rủ nhau đi gọi mặt trời đều không có tác dụng. Cuối cùng, chú gà trống khỏe mạnh cất vang tiếng gáy khiến mặt trời tò mò ngó xuống. Thế là, mặt đất lại được chiếu sáng bởi mặt trời. 

co-nen-an-thit-ga-vao-ngay-tet-hay-khong-1

Người ta quan niệm, đêm giao thừa là thời điểm trời đất tối tăm nhất vì Mặt trời ẩn mình rất sâu. Do đó, người ta bảo nhau cúng gà trống để đánh thức mặt trời, với hi vọng cả năm nắng ấm, mọi chuyện suôn sẻ. Đây cũng là ước mong "mưa thuận gió hoà" của cư dân nông nghiệp, khiến gà trở thành nét văn hóa đi cùng tín ngưỡng tôn sùng Mặt trời của nghề trồng lúa nước.

Không chỉ giới hạn ở cỗ cúng mà gà luộc rắc lá chanh còn là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn cổ truyền, ngày lễ Tết ở Việt Nam.

Ăn thịt gà vào ngày Tết cần lưu ý những gì?

Ăn thịt gà vào ngày Tết cần biết loại thực phẩm này kỵ với một số món ăn khác, nếu ăn chung có thể gây hại cho sức khỏe. 

Không ăn thịt gà với cải bẹ xanh vì thịt gà có tính ôn còn cải bẹ xanh cũng có tính ôn, nếu dùng chung thì tính ôn (ấm nóng) dễ tăng lên gây nhiệt cho cơ thể.

co-nen-an-thit-ga-vao-ngay-tet-hay-khong-3

Thịt gà và cá chép là hai thực phẩm kỵ nhau. Thịt gà có tính cam ôn, cá chép lại có tính cam hàn, khi ăn chung dễ dẫn tới tình trạng mụn nhọt.

Bên cạnh đó, không ăn thịt gà với rau kinh giới, muối vừng; không ăn với tỏi và hành sống vì dễ khiến người ăn bị kiết lỵ. 

Đặc biệt, không nên ăn thịt gà vào ngày Tết quá nhiều, cần lựa chọn thêm nhiều loại thực phẩm khác để cân bằng dưỡng chất và bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình trong những ngày đầu năm mới. 

Xem thêm: Có nên ăn đu đủ vào ngày Tết hay không?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận