Có nên ăn đu đủ vào ngày Tết hay không?
Đu đủ là một trong những loại trái cây ngon miệng, không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết. Không ít người thắc mắc, có nên ăn đu đủ vào ngày Tết không?
Trong cuộc sống hằng ngày, đu đủ là loại quả quen thuộc, xuất hiện trong nhiều món ngon như ăn trực tiếp, làm gỏi, nấu canh, làm sinh tố. Trong đu đủ dồi dào các loại vitamin, beta carotene cùng hoạt chất chống oxy hóa, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho làn da và sắc đẹp của phái nữ.
Tại sao nên ăn đu đủ hàng ngày?
Trong Đông y, đu đủ có tính hàn, vị ngọt, mùi hơi hắc, có công dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, mát gan, nhuận tràng, tiêu thũng, giải độc. Đu đủ còn giàu vitamin, khoáng chất, tới 90% là nước, không tinh bột, giàu chất béo, canxi, photpho, magie, sắt, thiamin, riboflavin… vô cùng tốt cho sức khỏe.
Do đó, đu đủ là loại quả nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày nhờ hàng loạt lợi ích dưới đây:
Tăng cường tiêu hóa: Đu đủ là một trong những loại quả có khả năng chống ngán, giúp tăng cường tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng. Có thể ăn đu đủ chín, ninh đu đủ xanh với xương, thịt để chống ngán, cân bằng chế độ ăn uống ngày Tết.
Giảm viêm: Đu đủ có các loại enzyme được gọi là papain và chymopapain, giúp kháng viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính hiệu quả. Vì vậy, ăn đu đủ thường xuyên có thể hỗ trợ điều trị những bệnh liên quan đến viêm như phù nề, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp...
Tăng cường hệ miễn dịch: Đu đủ giàu vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, cải thiện tâm trạng và kháng viêm. Bên cạnh đó, đu đủ còn giàu chất xơ, chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa cholesterol tích tụ trong mạch máu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, đau tim...
Tăng cường thị lực: Đu đủ chứa vitamin rất tốt cho mắt. Đây là một loại chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt, ngăn ngừa một số vấn đề về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.
Ngăn ngừa cục máu đông: Đu đủ chứa một chất có tên fibrin, giúp làm giảm cục máu đông và cải thiện lưu lượng máu, ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, đau tim và đột quỵ.
Tốt cho da: Lượng vitamin E dồi dào trong đu đủ có tác dụng ngăn chặn tổn thương tế bào, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn. Trong khi đó, vitamin C và vitamin E tăng cường sản xuất collagen giúp da mịn màng, săn chắc còn vitamin giúp da căng tràn sức sống. Đu đủ còn chứa nhiều loại dầu có tác dụng bổ sung độ ẩm cho da và giảm các triệu chứng rối loạn về da.
Có nên ăn đu đủ vào ngày Tết?
Đu đủ là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết của người Bắc và người Nam. Những người dân nơi đây cũng quan niệm việc đu đủ xuất hiện trong mâm ngũ quả cũng như ăn đu đủ ngày Tết sẽ mang lại sự sung túc, đủ đầy.
Tuy nhiên, người dân miền Trung lại quan niệm khác. Người miền Trung kiêng ăn đu đủ vào ngày đầu năm mới bởi theo cách phát âm của họ thì đu đủ sẽ lệch thành “thù đủ” - mang ý nghĩa không may mắn. Do đó, đu đủ là cái tên xui xẻo, không nên ăn vào ngày Tết.
Có thể thấy, với những món ăn truyền thống ngày Tết thì mỗi nơi lại có món ăn kiêng kỵ khác nhau nhưng đều với mong muốn mang đến một năm mới may mắn, an lành, hạnh phúc.
Xem thêm: Có nên ăn tôm vào ngày Tết hay không?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận