6 kẻ thù dẫn đến sự thất bại của nhà Nguyễn trong chiến dịch Nam Kỳ

Nhắc đến thất bại ở Nam Kỳ những năm 1858-1862, ngoài nguyên nhân đơn giản là do nhà Nguyễn hèn yếu thì còn nhiều nguyên nhân quan trọng khác.

Thùy Nguyễn
11:30 24/10/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những nguyên nhân này mới là yếu tố thực sự khiến nhà Nguyễn không thể dồn sức đánh lùi quân Pháp xâm lược. Ngoài giặc ngoài, nhà Nguyễn thất bại thảm hại là do phải căng mình chống trả nhiều kẻ thù trong nước khác.  

Khởi nghĩa lương dân - giáo dân ở Bắc Kỳ

Vào thời điểm đó, đây được xem là trọng điểm của loạn lạc. Ngoài Bắc khi đó thiên tai liên miên, đê Văn Giang mười mấy năm liền đều bị vỡ khiến dân chúng “tức nước vỡ bờ” vùng lên.

Người nổ phát súng đầu tiên chính là Cao Bá Quát. Tuy nhiên do sức người sức của còn hạn chế, mộng lớn còn chưa thành Cao Bá Quát đã bỏ mạng giữa những trận chiến đầu tiên. Khởi nghĩa Cao Bá Quát bị đàn áp, nhưng đây chỉ là khởi đầu của một phong trào phù Lê đang ngày càng dâng cao. Bà con hừng hực khí thế lật đổ triều đình thối nát, mong muốn gây dựng nên một tân triều thịnh vượng, cuộc sống ấm no.

6-ke-thu-dan-den-su-that-bai-cua-nha-nguyen-trong-chien-dich-nam-ky-2

Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp thất bại. Đỉnh điểm của phong trào là cuộc nổi dậy của Tạ Văn Phụng. Tạ Văn Phụng còn có các tên là Bảo Phụng, Lê Duy Phụng, Lê Duy Minh. Ông là người Việt thân Pháp và là thủ lĩnh cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ khởi từ cuối năm 1861 đến cuối năm 1865 thì kết thúc.

Giặc phỉ Trung Quốc

Vào khoảng những năm 1850 đổ về sau, nhà Thanh bắt đầu suy thoái trầm trọng. Loạn Thái Bình Thiên Quốc nổ ra, nhiều toán cướp người Tàu bắt đầu tràn qua biên biên giới sang phía Bắc nước ta tàn phá, cướp bóc. Chỉ trong khoảng từ tháng 11/1858 đến 1859, nhà Nguyễn đã ghi nhận 2 toán cướp tràn vào Lạng Sơn và Quảng Yên ( Quảng Ninh). 

Toán cướp thứ nhất có tới 2000 tên, được trang bị đủ loại gươm giáo súng đạn. Khi đó, tỉnh Hải Dương phải chia thêm 500 quân sang Quảng Yên để tiếp viện diệt giặc.  

Các cuộc nổi dậy của đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên

Những chính sách cai trị sai lầm của nhà Nguyễn đã khiến đồng bào thiểu số liên tục nổi dậy. Vua Minh Mạng không đồng ý chính sách đàn áp diệt chủng, nhưng lại không có biện pháp để chấn chỉnh các biện pháp cai trị. Điều này vô tình khiến tình trạng càng thêm tồi tệ, thù oán trong dân ngày càng chồng chất. 

Không còn cách nào khác, nhà Nguyễn buộc phải xây đồn chốt chặn mọi con đường dẫn lên núi. Tuy nhiên, đến thời vua Tự Đức, dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên vẫn tiếp tục tràn xuống miền duyên hải với nhiều nhóm độc lập. Các tỉnh Quảng Nam bị quân Pháp đổ bộ, tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đều bị tấn công. 

6-ke-thu-dan-den-su-that-bai-cua-nha-nguyen-trong-chien-dich-nam-ky-1

Đến tháng 7/1858, trấn thủ nguyên Chiên Đàn ở Quảng Nam bị giết. Nhà Nguyễn buộc phải bỏ 6 đồn ở Bình Định, rút quân vào 2 đại đồn Nhiếp Man và núi Sắc Thạch cố thủ. Tức là, nhà Nguyễn chỉ còn cai quản được miền duyên hải Nam Trung Bộ mà thôi.

Hải tặc hoành hành

Dưới thời nhà Nguyễn, hải tặc hoành hành dọc các bờ biển của nước ta. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ tháng 8/1858 đến năm 1859, đã có 4 toán hải tặc tấn công Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Hà Tiên.

Không chỉ chặn cướp tàu bè trên biển, hải tặc còn cướp của đốt nhà ở Khánh Hòa, thậm chí đốt luôn đồn trại của quan quân ở Bình Định, Phú Yên. Lúc này, ngoài Bắc đang mất mùa, loạn lạc. Hải tặc hoành hành cộng với việc Pháp chiếm Nam Kỳ khiến đường tải gạo tiếp tế từ Nam ra Bắc bị cắt đứt, nhà Nguyễn đã khó khăn càng thêm nguy khốn. 

Campuchia

Thời điểm ban đầu, Campuchia còn ở thế trung lập. Nhưng chỉ 1 năm sau, khi Pháp chuyển quân vào Gia Định, phía Cam cũng nhanh chóng hưởng ứng. Nhà Nguyễn buộc phải củng cố thêm quân dọc biên giới Việt - Cam để đề phòng, lực lượng chống Pháp cũng vì thế mà bị giảm bớt. 

Hoa kiều

Hoa kiều là lực lượng ủng hộ Nguyễn Ánh thời phục quốc. Nhóm này nhận được rất nhiều quyền lợi của nhà Nguyễn. Khi quân Pháp kéo vào Gia Định, bật đèn xanh cho việc mở cửa thông thương, phía Hoa kiều liền trở mặt.

Trong tình cảnh Nam Bộ quá ít giáo dân, Hoa kiều là lực lượng hỗ trợ kinh tế cực mạnh cho Pháp. Chính họ là người đã vơ vét hết gạo miền Nam để xuất khẩu, khiến tình hình an ninh lương thực của Đại Nam - đặc biệt là miền Bắc - càng lúc càng trầm trọng. Đây cũng là lý do không còn gạo để tiếp tế ra Bắc.

Xem thêm: Danh tướng Lê Tần - khắc tinh của quân Mông Cổ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận