Phật dạy: Người biết ơn là người có đạo đức

Sống trên cuộc đời này, chúng ta đã chịu ơn rất nhiều người. Nhưng đối với vấn đề ơn nghĩa, con người thường có hai thái độ: Một là biết ơn ân nhân của mình và luôn nghĩ đến chuyện đền trả. Hai là tỏ thái độ vô ơn.

Hoài Lương
07:50 03/10/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ở đây, chúng ta thừa nhận một điều: Phật dạy người biết ơn là người có đạo đức, còn người vô ơn là người không có đạo đức. Nhưng tại sao thái độ biết ơn là biểu hiện thuộc về đạo đức?

Trước hết, mỗi người là chủ sở hữu của chính mình và phải tự lo cho bản thân mình, tự chịu trách nhiệm với cuộc đời mình. Dẫu lâm vào cảnh nghèo khổ, đói rách, không người giúp đỡ, chúng ta cũng không có quyền trách bất cứ ai. Hoặc thấy người hàng xóm đói khổ, chúng ta không quan tâm cũng chẳng ai trách móc hay bắt tội mình.

Đó là lý thường tình trong cuộc đời. Nghĩa là trên nguyên tắc, điều đó không ai bắt buộc được ai. Đây là một nguyên tắc căn bản. Phật dạy nếu trong cuộc sống, con nguời có sự san sẻ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn là nhờ những nguyên tắc ứng xử giữa người với người khi đạo đức xã hội phát triển.

phat-day-nguoi-biet-on-la-nguoi-co-dao-duc-01
Người biết ơn là người có đạo đức, còn người vô ơn là người không có đạo đức.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, Phật dạy không phải lúc nào chúng ta cũng tự lo được cho mình một cách chu đáo. Có những lúc, thực sự chúng ta không đủ sức để lo cho mình. Đó là những lúc rơi vào hoàn cảnh hoạn nạn, ốm đau mà ngay đến những việc đơn giản nhất trong sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, tắm rửa, giặt giũ…, chúng ta cũng không tự làm được.

Những lúc ấy, có người đến chia sẻ trách nhiệm đó với mình hay nói đơn giản hơn là đến giúp đỡ mình, chúng ta cảm thấy đó là điều rất quý. Khi quý trọng sự giúp đỡ của người khác, trong chúng ta xuất hiện một tâm lý gọi là biết ơn. Như vậy, biết ơn là quý trọng sự giúp đỡ, là luôn nhớ đến ân nhân của mình với lòng qúy mến và mong có dịp đền ơn.

phat-day-nguoi-biet-on-la-nguoi-co-dao-duc-02
Người yêu thích sự tử tế, xem trọng sự tử tế nghĩa là xem trọng tính thiện của con người trong cuộc đời.

Từ tâm lý đó, chúng ta có thể suy ra biết ơn cũng có nghĩa là quý trọng lòng tử tế, sự hy sinh của người khác. Vì hành động giúp đỡ của người khác đối với chúng ta là biểu hiện của đức hy sinh, lòng tử tế. Người yêu thích sự tử tế, xem trọng sự tử tế nghĩa là xem trọng tính thiện của con người trong cuộc đời.

Từ đó, chúng ta cũng xuất hiện một tâm lý là chính mình sẽ cư xử tử tế với người khác. Mà đạo đức là những khuynh hướng tốt ở trong tâm, được biểu lộ ra bên ngoài trở thành sự ứng xử tốt đẹp giữa người và người với nhau. Vì vậy, biết ơn là tính chất của đạo đức.

Trái với lòng biết ơn là thái độ vô ơn. Vô ơn nghĩa là không quý trọng sự tử tế, sự giúp đỡ của người khác đối với mình. Chẳng hạn, một lần rơi vào cảnh khó khăn, thiếu thốn, chúng ta được người khác giúp đỡ nhưng khi đã vượt qua cơn khó khăn đó, chúng ta lại không quan tâm, không nhớ đến, nghĩa là không quý trọng sự giúp đỡ của họ.

Như vậy, đối với sự tử tế trong cuộc sống, chúng ta đã không trân trọng. Điều đó cũng có nghĩa là chính mình không cần tử tế với ai. Vô ơn là thái độ trái với đạo đức, với lẽ phải nên thường bị người đời lên án, chỉ trích.”

Phật dạy: Thông cảm cần có trí tuệ, trực giác và tình thương

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận