Phật dạy: Thông cảm cần có trí tuệ, trực giác và tình thương

Thông cảm nghĩa là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu nỗi đau khổ của họ, hiểu sự khát khao của họ, và hiểu cả những lầm lỗi của họ.

Hoài Lương
11:35 26/09/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thông thường thấy người khác bệnh, ta cũng lịch sự biểu lộ tình cảm bằng cách hỏi thăm và chăm sóc một chút. Nhưng ta chưa hiểu cơn bệnh dày vò họ như thế nào. Ta chỉ nhìn nét mặt nhăn nhó, u sầu, mà hiểu rằng họ khó chịu thôi.

phat-day-thong-cam-can-co-tri-tue-truc-giac-va-tinh-thuong-01
Phật dạy ta cần phải hiểu sâu vào trong tâm của mọi người để có thái độ chính xác hơn.

Ta không cảm nhận được mức độ đau đớn nhức nhối đang hành hạ họ. Chỉ khi nào ta rất thông minh, rất có trực giác, rất biết đặt mình vào vị trí của họ, thì ta mới cảm nhận được nỗi khổ sở của họ.

Hoặc ta ngồi nghe bà vợ than vãn ông chồng không chịu bỏ thuốc lá, ảnh hưởng sức khỏe, ảnh hưởng chất lượng không khí trong nhà. Bà vợ thì chẳng gì sai, nhưng nếu đặt mình vào vị trí người chồng, ta cảm nhận được cơn nghiện dày vò ông khiếp lắm, lại thêm "chí lớn không thành" khiến ông hụt hẫng.

Hoặc ta nghe kể chuyện tên trộm đột nhập vào nhà người ta, bị phát hiện, chạy thoát thân. Ta đặt mình vào vị trí tên trộm để hiểu tâm lý của hắn, sự tham lam, sự liều lĩnh, sự lây nhiễm từ kẻ xấu, sự bế tắc trong cuộc sống. Ta cũng đặt mình vào vị trí chủ nhà để hiểu sự hốt hoảng, sự căm phẫn, sự sợ hãi khi bị đột nhập.

Khi đặt mình vào vị trí người khác như thế, ta hiểu họ nhiều hơn, và đôi khi thông cảm hơn. Đôi khi ta nghiêm khắc hơn.

Thông cảm hơn là nhiều khi thấy vậy chứ không phải vậy. Thấy tội lỗi vậy chứ không đến nỗi ác độc quá.

Nghiêm khắc hơn là nhiều khi ta phát hiện người này rất ác độc, rất đê hèn, hơn là sự biểu hiện có vẻ tội nghiệp của họ.

Ta phải tập khả năng thông cảm như vậy để sống trên cuộc đời. Cuộc đời này có hai mặt, bên ngoài khác với bên trong, lời nói khác với bụng nghĩ, hành động đôi khi khác với bản chất. Phật dạy ta cần phải hiểu sâu vào trong tâm của mọi người để có thái độ chính xác hơn.

Thấy người có lỗi, ta không vội chê trách. Thấy người tử tế, ta không vội ngợi khen. Ta cần phải hiểu cái bản chất thực sự của họ.

Phật dạy trong cơn đau, trong khi vấp ngã, trong khi phạm sai lầm, ai cũng cần có một người để nương tựa. Dù họ có tội, họ cũng cần có một người không ghét họ.

phat-day-thong-cam-can-co-tri-tue-truc-giac-va-tinh-thuong-02
Để thông cảm được với người khác, ta cần trí tuệ, trực giác, và tình thương

Một nhà sư vì bất mãn đồng đạo của mình mà thả trôi đời mình trong thế tục. Nhưng có một huynh đệ tìm đến bày tỏ yêu thương tin tưởng, thế là nhà sư đứng dậy để lập lại đời sống tu hành.

Để thông cảm được với người khác, ta cần trí tuệ, trực giác, và tình thương. Chẳng bao giờ vội vàng kết tội ai, chẳng bao giờ vội vàng ghét ai. Nhiều khi đằng sau cái sai lầm, còn có một nguyên nhân khác nữa.

Ví dụ, nghe ông lão có hành vi xâm hại trẻ con, ai cũng căm ghét khinh bỉ. Nhưng ta bình tâm quan sát, sẽ thấy rằng cái hành vi tội lỗi của ông xuất phát từ tâm lý hồi còn trẻ là xúc phạm thần thánh. Xúc phạm bậc đáng kính rồi thì luật Nhân quả sẽ khiến hình thành trong tâm người đó một mầm mống phạm tội.

Đến giờ phút thích hợp, cái mầm mống đó hiện ra thành hành vi. Người đó sẽ phạm tội như cái máy vì đã bị lập trình. Sau đó thì danh dự uy tín mất hết, mọi người lánh xa.

Hoặc một em sinh viên nhà nghèo, đến kỳ phải đóng tiền học mà không có tiền đóng. Ta sẽ hiểu trăm nghìn ý nghĩ bức xúc xảy ra trong đầu, thậm chí có cả ý nghĩ tự tử. Hiểu được sâu xa trong nội tâm người, ta không thể đành lòng làm ngơ bỏ mặc.

Phật dạy người có đạo đức là người có khả năng thông cảm sâu sắc với mọi người. Thông cảm rồi thì ta thường có cách xử lý tích cực hơn.

Phật dạy: Làm ác bị đọa xuống địa ngục

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận