Phật dạy: Khiêm hạ giúp con người gặt hái thành công

Ai sống trong đời mà giữ được mình khiêm hạ thì gặt hái được rất nhiều thành công, hạnh phúc, may mắn. Còn ai tu theo Phật Pháp mà giữ gìn được sự khiêm hạ thì cảnh giới tâm linh, thánh tính mở toang ra trong tâm.

Hoài Lương
06:00 29/09/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khiêm hạ tột cùng thì đạt vô ngã. Tuy nhiên, khiêm hạ có nhiều tầng nhiều lớp. Chúng ta càng tu cho đúng, càng sống cho đúng thì càng dần hiểu sâu sắc, càng cảm nhận sâu sắc thế nào là khiêm hạ. Khiêm hạ càng sâu dày thì công đức, trí tuệ càng lớn. Hay nói ngược lại, công đức, trí tuệ càng lớn chừng nào thì hành giả phải càng khiêm hạ chừng đó.

Ví dụ cách đây 5 năm ta đã là một người rất tử tế, vui vẻ với mọi người. Tuy nhiên khi thấy người khổ đi ngang qua tâm ta vẫn còn trơ trơ, hời hợt. Thế là ta ráng tu cho đến hiện tại thì bắt đầu tâm từ bi rộng lớn ra, hễ mắt ta thấy ai khổ thì lập tức tâm tác ý yêu thương, tôn trọng liền tức khắc.

Đó là sự khiêm hạ đã sâu dần sâu dần. Hay cách đây vài tháng khi chưa hiểu đạo, ta thấy ai có lỗi ta chửi rủa, nói xấu, chà đạp không thương tiếc. Nhưng từ lúc biết đạo ta dùng đạo lý kiềm chế hành vi mình lại để nhịn nhục, để khuyên răn và bao dung thì đó cũng chính là khiêm hạ.

phat-day-khiem-ha-giup-con-nguoi-gat-hai-thanh-cong-01
Khiêm hạ càng sâu dày thì công đức, trí tuệ càng lớn

Rồi khi ta tu tập thiền định đúng phương pháp Phật dạy và nhờ công đức của một đời sống tử tế, nhờ sự rèn luyện thể chất và khí lực, nhờ đạo đức trong tâm thế là tâm ta bắt đầu yên lắng, an lạc. Ta chợt nhận ra cái tâm ta của 1 năm trước nó toàn là ngã mạn, được khen một chút thì phấn khích dù bên ngoài ra vẻ khiêm tốn.

Bị chê một chút là phiền não dù bên ngoài ra vẻ không giận. Tức là Phật dạy nhờ thiền định mà ta càng biết rõ lỗi mình sâu sắc hơn, thế là ta sám hối, ta tác ý sửa lại cái tâm đó để dần hiền lành, khiêm hạ và bản lĩnh hơn trên đạo lộ tu tập...

Tức là hễ ta tu đúng, sống đúng thì càng ngày càng khiêm hạ, càng thấy cái sai cái dở của mình và một điều lạ mà khiêm hạ mang đến cho ta là ta xuất hiện động lực mạnh mẽ, niềm tin mạnh mẽ để sửa sai, để tiến bộ, để cải thiện.

phat-day-khiem-ha-giup-con-nguoi-gat-hai-thanh-cong-02
Sống đúng thì càng ngày càng khiêm hạ, càng thấy cái sai cái dở của mình và một điều lạ mà khiêm hạ mang đến cho ta là ta xuất hiện động lực mạnh mẽ, niềm tin mạnh mẽ để sửa sai

Một người nhân viên có sự khiêm hạ, khi bị sếp chỉ lỗi thì lại thương kính sếp nhiều hơn và làm việc đạt năng suất hơn sau đó.

Một người con khiêm hạ khi bị cha mẹ rầy la oan thì bình thản giải thích, lòng không ghét cha mẹ mình, vì thế mà lớn lên cực kỳ bản lĩnh bước vào đời chiến thắng sự mưu hại, ganh ghét.

Một hành giả khiêm hạ trong Giáo Pháp lúc nào cũng hiểu rằng, mọi sự thành tựu đều có bàn tay của Phật, của Chư Bồ Tát gia hộ, dẫn dắt chứ không phải tự sức mình mà thành tựu được, vì thế mà xuất hiện lòng tôn kính Phật vô hạn để tiến tu chứng Thánh vị.

Một doanh nhân như Bill Gates từ vô lượng kiếp đã sống giản dị, khiêm hạ, yêu thương và cống hiến cho đời nên kiếp này thành tựu sự nghiệp đứng trong top đầu thế giới.

Một Đức Phật từ vô lượng kiếp khi còn hành Bồ Tát Đạo đã luôn hướng về Vô ngã, hoàn thiện đức hạnh, tĩnh tâm dứt trừ vọng tưởng lỗi lầm, tâm luôn từ bi với chúng sinh, luôn kiếm tìm sự khiêm hạ tuyệt đối thì nhân duyên chính muồi thì Ngài liền chứng ngộ ngôi vị Toàn Giác.

Phật dạy sự khiêm hạ là khởi đầu cho mọi điều tốt đẹp. Và ngược lại sự kiêu ngạo là khởi đầu cho mọi sự khổ đau. Khiêm hạ khác với nhu nhược, khù khờ, đần độn.

Ví dụ ta gặp một tên cướp, ta run sợ quá nên quỳ xuống van xin nó thì cái đó không gọi là khiêm hạ mà gọi là bế tắc, bất lực, sợ hãi, bạc nhược....

Hay một người cứ bày tỏ cái lễ phép gia giáo quá đáng không cần thiết khiến cộng đồng cực kỳ ngại và thấy mình trẻ con thì đó cũng không hề là khiêm hạ.

Hay khi người ta khen mình, mình phản bác dữ dội vì sợ động tâm thì cái này là cực đoan làm người khác buồn.

phat-day-khiem-ha-giup-con-nguoi-gat-hai-thanh-cong-03
Phật dạy sự khiêm hạ là khởi đầu cho mọi điều tốt đẹp

Có những khi nhận lấy cũng chính là cho đi. Ta nhận lấy lời khen để làm động lực, để biết ơn, để làm trách nhiệm mà phấn đấu cũng như đổ công lao qua cho vô số người đã hỗ trợ ta làm nên thành quả và ta nhận lời khen để cho người khen ta được tôn trọng, được niềm vui. Đó mới là tinh tế.

Một số dấu hiệu của người khiêm hạ: 

- Lời nói nhã nhặn, hiền lành, có xưng hô, có đầu có đuôi khi giao thiệp dù là trên comment. Không đùa cợt, không khiến cho người khác thấy mình hơn họ hay khó chịu khi mình mở miệng.

- Thái độ tôn trọng, giúp đỡ, ân cần với mọi người rất cụ thể.

- Tâm lúc nào cũng tác ý yêu thương, bao dung, tôn trọng, nhìn ra cái hay của người khác.

- Ngày ngày luôn xét lại hành vi, tâm niệm của mình để cải thiện dần.

- Nếu nghiêm khắc dạy răn thì không gắt gỏng, mỉa mai, bêu xấu. Nếu cần bày tỏ tình cảm thân thiết thì không ướt át, bi lụy.

- Lúc nào cũng thấy mình nhỏ bé như cát bụi. Lúc nào cũng thấy cái mình đạt được là trách nhiệm.

- Luôn hướng về điều hoàn hảo hơn, tuyệt đối hơn nhưng thực tế hoàn thiện từng chút nhỏ.

- Rất trung thành.

- Trước cái khổ thì nhận lỗi về mình, sám hối và hy vọng điều tích cực. Trước cái vui thì biết ơn, hạ mình và nỗ lực vì mọi người tiếp tục.

- Trong đời sống thì vui vẻ, siêng năng, tinh ý, tinh tế chứ không cứng ngắc, cố chấp gây khó chịu.

- Trong sự tu tập thì giữ gìn tâm rất kỹ, sám hối khi tâm xuất hiện điều sai, luôn mong ai cũng hơn mình, luôn an trú tâm theo lời Phật dạy.

- Lúc nào cũng là người lạc quan, tích cực mang đến năng lượng tốt cho mọi người.

- Sẳn sàng nghe góp ý, hạnh phúc khi sửa sai và bảo vệ danh dự cho mọi người quanh mình dù là người đã từng sai lầm, tội lỗi. Không bao giờ triệt đường tiến bộ của ai.

- Là người sống tự tin, hiền lành, chỉnh chu chứ không nhút nhát hoặc bê bối.

- Nếu cần nói đạo lý thì nói. Nếu không cần thì im lặng hành động. Tùy thuận chúng sinh linh động không cố chấp tiêu cực.

- Thích nâng người khác lên, thích hạ mình xuống. Luôn khéo léo dùng nhiều phương tiện để đưa người khác về với Đạo Lý.

- Khi nói về mình thì luôn khiêm tốn, khuyến thiện. Khi nói về người thì luôn tôn trọng, ca ngợi. Khi nhận định về điều tiêu cực thì luôn khoan dung.

- Thích đoàn kết, hàn gắn, chia sẻ với cộng đồng.

- Sống vì lợi ích, hạnh phúc của mọi người quanh mình.

- Rất biết chăm sóc bản thân để giữ gìn diện mạo, thân mạng, gia sản, công trình của mình mà lo cho chúng sinh. Nếu cần hy sinh cho đi khi chính đáng thì cái mạng này cũng sẵn sàng từ bỏ.

- Không chấp công.

- Biết nhận lấy cơ hội khi phải thời, biết nhường đi cơ hội đúng lúc, biết từ chối khi không cần.

- Lúc nào cũng sống thăng bằng, hài hòa.

- Giữ lòng tôn kính Phật, giữ tâm yêu thương chúng sinh và tác ý khiêm tốn rất chắc.

- Luôn hướng về mục tiêu Vô Ngã và tin sâu Nhân Quả.

- Khoảng cách giữa ta và người ngày một xóa nhòa.

- Tư duy rất trung đạo…

Phật dạy: Người càng ưu tú thì càng khiêm tốn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận