Phật dạy: Quả báo thường đến chậm nên người đời cố ý xem thường
Đức Phật dạy rằng, phàm làm việc gì cũng nên cẩn thận từ lúc ban đầu. Bởi khi đã gieo nhân tất phải có quả. Gieo nhân thiện gặt trái ngọt, gieo nhân ác gặt ác nghiệp.
Luật nhân quả là một trong các nguyên lý cơ bản của giáo lý Phật giáo. Nhân quả trong đạo Phật dạy cho ta phải có trách nhiệm trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động.
Phật dạy con người nếu sống vô ý thức, thiếu trách nhiệm, chỉ sống trong sự tham lam ích kỷ thì sẽ dễ dàng gây họa cho người khác và nhận báo ứng về với bản thân mình.
Thực tế cuộc sống đã cho ta thấy rõ ràng, nhân quả là chuyện tốt, chuyện xấu rất đa dạng và phức tạp. Nhân quả có thể báo ứng, hiện hữu ngay tức khắc như việc chúng ta khát, chỉ cần uống nước vào thì sẽ thỏa lòng nhưng kết quả của nó cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa như ta gieo một hạt giống và chờ đợi nó nảy mầm. Nhân quả ở đời vốn rất chính xác và rõ ràng, gieo nhân nào thì gặt quả ấy.
Đại đức Thích Đạt Ma Phổ Giác từng giảng giải rằng: Theo luật nhân quả, thành công hay thất bại đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Nếu chúng ta muốn có được nhiều kết quả tốt đẹp thì phải biết gieo nhân thiện ích giúp người cứu vật.
Trên thế gian này với nhiều thể chế chính trị và rất nhiều tôn giáo đều lý giải nhân quả theo cách riêng của mình, đa số đều nghiêng về có một đấng tối cao ban phước giáng họa. Tuy nhiên theo quan điểm của đạo Phật, luật nhân quả báo ứng là nền tảng sống của muôn loài vật, không ai có thể tách rời luật nhân quả mà tồn tại.
Cho nên Phật giáo, đối với “nhân quả báo ứng“, có cái nhìn đầy đủ và thấu triệt, Phật dạy chính chúng ta là chủ nhân của bao điều họa phúc, mình làm lành được hưởng phước tốt đẹp, làm ác chịu quả khổ đau.
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, “nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo tốt đẹp, còn làm các điều xấu xa tội lỗi bị quả báo khổ đau. Mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Vả lại, căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo tương xứng khác nhau.
Gieo nhân nào thì gặt quả ấy, như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, việc làm ác cũng lại như thế. Phật dạy: Dù chúng ta có lên núi cao hay trốn xuống vực thẳm, cũng không thể nào tránh được nghiệp quả khi đủ nhân duyên. Do chúng ta đã tin sâu về nhân quả nên người học Phật, luôn cẩn thận và có sự quán xét trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.
Nhân quả trong thời hiện đại, thường được hiểu như một luật thưởng phạt công bình: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ” hoặc “gieo gió gặt bão” ... Bởi thế có rất nhiều người quá sợ hãi luật nhân quả nên họ không dám làm những điều xấu ác, vì gieo nhân xấu thì gặt quả ác trong hiện tại và mai sau. Hoặc ngược lại, có rất nhiều người làm phước thật nhiều để mong mai sau thọ hưởng phước báo nhiều hơn.
Thần Thánh là bậc trí tuệ cao siêu, các ngài gợi ý điều gì đó là để chờ cho ta đến một lúc khác từ những điều gợi ý của các ngài sẽ được khai mở. Chứ không phải các ngài nói hết.
Có một người nằm mơ thấy cô xuống địa ngục, cô ta thấy quỷ đầu trâu mặt ngựa có hình dáng là người nhưng mặt mũi thì là của trâu ngựa. Họ đi trừng phạt tội nhân, nhưng tại sao cô ta lại thấy những cảnh đó? Cô cũng không tin vào đạo Phật và nếu cô ta có tin vào đạo Phật thì cũng không hiểu giấc mơ đó để làm gì.
Nếu nói rằng Thần Thánh dạy cô ta điều gì thì sự thật rằng là để chờ đến một ngày gặp một vị thầy để khai ngộ. Thần Thánh các ngài không nói mà các ngài gợi một cái ban đầu để đến lúc gặp được nhân duyên thật sự thì những điều các ngài gợi mở sẽ làm ấn tượng rất mạnh vào lòng cô kia.
Để cô ta tin rằng có địa ngục và cô ta là người có duyên với Địa Ngục rồi, cũng gần Địa Ngục rồi phải lo mà tu để thoát ra. Đừng để địa ngục kéo mình đi và Địa Ngục là có thật và cô ta đã được thấy.
Các vị trên cao đã cho thấy rằng cô ta sắp đọa Địa Ngục, nhưng cô không hiểu và phải đợi đến lúc gặp thầy rồi hỏi thầy để hiểu tường tận. Vì các vị cao cả biết sẽ có ngày cô sẽ gặp thầy, các vị Thần Thánh cao siêu như vậy.
Cho nên sự dạy bảo của thần thánh nhiều khi rất là tinh vi và sâu xa. Thường là các ngài dạy gián tiếp bằng cách chỉnh sửa đầu này, giúp đỡ đầu kia, xắp xếp đầu nọ.
Nghĩa là các vị Bồ Tát dạy chúng sinh, nhưng dạy gián tiếp là nhiều, chứ không trực tiếp cứu giúp chúng sinh.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận