Làm từ thiện như thế nào cho đúng lời Phật dạy?

Phật dạy, làm việc thiện nhưng không được chấp công, hóa độ mà thấy mình không hóa độ. Có nghĩa làm, phải tôn trọng người mình giúp, không có ý coi thường. Khi trao quà phải vui vẻ, trân trọng, khiêm hạ.

Hoài Lương
16:00 03/09/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Để có nghị lực kiên định mà làm từ thiện thì việc làm từ thiện phải xuất phát từ lòng thương yêu con người. Hãy nhớ rằng động cơ làm từ thiện phải luôn luôn thật sự vì lòng thương yêu con người. Còn nếu mình làm từ thiện vì danh dự của mình thì mình đã gieo nhân xấu và gieo nhân xấu thì một ngày nào đó phải sụp đổ.

Ví dụ: Mình muốn thành lập một hội từ thiện để tập trung được nhiều bạn bè và vận động tiền để cứu trợ người nghèo, giúp đỡ người già neo đơn hoặc nạn nhân bão lụt... Nếu có người nói mình giả bộ vận động từ thiện để lấy danh tiếng, và ăn chặn tiền, quyên góp được 10, nhưng giấu lại 5.

lam-tu-thien-vi-long-thuong-yeu-con-nguoi-01
Làm từ thiện phải xuất phát từ lòng thương yêu con người

Vì đã có những người làm như vậy rồi. Nếu có người nghi ngờ việc làm từ thiện của mình thì mình vẫn phải kiên nhẫn vẫn bước tới tiếp tục công tác thiện nguyện của bản thân. Nhưng không được nghĩ rằng vì có người nghĩ xấu tôi nên tôi sẽ trả thù, bằng cách làm từ thiện thành công để cho người đó thấy rằng họ đã nói sai, đó là tâm tự ái.

Nếu mình muốn người nói xấu mình phải hối hận vì đã nói xấu người mình thì đó là tâm sai. Tâm tự ái vì bảo vệ danh dự của mình là sai trong đạo phật. Trong đạo Phật động cơ của mọi việc làm chính đáng đều xuất phát từ lòng thương yêu con người, nghĩa là dù bị người đời dèm pha đặt điều nói xấu.

Nhưng mình vẫn phải vì lòng thương yêu những người nghèo khổ, bệnh tật, người già neo đơn, trẻ em mồ côi... mà bước tới tiếp tục làm từ thiện.

lam-tu-thien-vi-long-thuong-yeu-con-nguoi-01
Mình phải vì lòng thương yêu những người nghèo khổ, bệnh tật, người già neo đơn, trẻ em mồ côi...mà bước tới tiếp tục làm từ thiện.

Chứ không phải mình bước tới tiếp tục làm thiện nguyện để trả thù những người công kích mình, làm cho họ sáng mắt, và nói mình không phải loại người đó. Tiếp tục làm thiện nguyện để trả thù những người công kích mình là hướng về danh dự cho mình, vậy là đã sai rồi.

Phải giữ vững động cơ bí mật thật sự bên trong là làm từ thiện vì lòng thương yêu con người, vì Phật Pháp, chứ không được vì bảo vệ danh dự của bản thân; không phải vì thỏa mãn tự ái của mình trước sự công kích của người khác.

Theo Thượng toạ Thích Chân Quang, khi giúp đỡ ai đừng chỉ dừng lại ở vật chất mà còn phải nghĩ đến mục tiêu tinh thần: Tình yêu thương, sự đoàn kết, đạo đức, giác ngộ.

“Khi tặng những món quà vật chất nên gửi kèm theo những câu đạo lý để giúp người tin sâu nhân quả, biết yêu thương lẫn nhau, biết chịu cực giúp người, giúp đời. Đó là điều thiện hoàn hảo. Khi người được giúp biết làm phước, suy tư đạo đức, thì theo nhân quả, ta không chỉ cứu họ 15 ngày, mà cứu họ đời đời, kiếp kiếp”, Thượng toạ nói.

Hòa thượng Thích Nhuận Thanh: "Còn sống còn làm từ thiện"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận