"Vua pha lê" Tào Đức Vượng: Tín đồ đạo Phật từng muốn xuất gia làm sư thầy

Sở hữu khối tài sản trị giá gần 4 tỷ USD nhưng ít ai biết doanh nhân Tào Đức Vượng là một tín đồ của đạo Phật và từng có mong muốn xuất gia.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vị tỷ phú dành 50% số tài sản cho thiện nguyện

Tào Đức Vượng sinh năm 1946 tại Phúc Khánh, Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông là người sáng lập và là Chủ tịch của Tập đoàn sản xuất kính ô tô Fuyao đứng đầu Trung Quốc và đứng thứ hai thế giới trong lĩnh vực chế tạo kính ô tô. Ông từng nhận giải thưởng "Doanh nhân của năm" do Ernst & Young trao tặng.

Vị tỷ phú này từng xuất hiện trong bộ phim “Công xưởng Hoa Kỳ” do vợ chồng cựu Tổng thống Obama đầu tư. Bộ phim kể về câu chuyện một phú hào pha lê mở công xưởng ở nước Mỹ, Tào Đức Vượng trong phim chính là nam chính thực thụ số một. Phim đã đoạt giải Oscar 2020 cho hạng mục "Phim tài liệu xuất sắc nhất".

Không chỉ là doanh nhân xuất sắc, Tào Đức Vượng còn là một nhà hảo tâm lớn tại Trung Quốc. Trong suốt 30 năm, ông đã trích ra 1,8 tỷ USD - khoảng 50% khối tài sản hiện tại của mình - cho các hoạt động thiện nguyện.

Dù bỏ ra số tiền lớn cho các hoạt động từ thiện nhưng tỷ phú Tào Đức Vượng coi đó là việc nhỏ nhặt. Ông cho rằng, đất nước và xã hội đang cần còn mình thì có khả năng, đó là việc một doanh nhân nên làm, hết sức bình thường.

vua-pha-le-tao-duc-vuong-tung-muon-tro-thanh-mot-nha-su-1

Sống bình dị, đề cao đức tính khiêm nhường

Tỷ phú Tào Đức Vượng không thích sự ồn ào, khoe mẽ, luôn đề cao bản tính khiêm nhường, nên việc ông làm từ thiện cũng trong âm thầm. Rất ít người biết đến nhà từ thiện giấu mặt này.

Khối tài sản mà Tào Đức Vượng sở hữu ước tính trị giá gần 4 tỷ USD thế nhưng vị doanh nhân vẫn trung thành với chiếc Mercedes-Benz cũ kỹ. Ông thường tự mình lái xe đến quán ăn đối diện nhà máy để thưởng thức món chân giò vô cùng bình dị chứ chẳng phải cao lương mĩ vị.

Trong cách giáo dục con cái, tỷ phú Tào Đức Vượng cũng đề cao đức tính khiêm nhường. Khác với nhiều phú nhị đại khác chỉ biết ngửa tay xin tiền cha mẹ, chơi bời quậy phá, những đứa trẻ nhà Tào Đức Vượng lại mộc mạc không khác gì người thường.

Con trai cả Tào Huy trong suốt 8 năm làm việc tại Tập đoàn Fuyao chỉ mặc mãi một bộ đồ. Anh sống trong ký túc xá cùng công nhân, lái xe cũ của cha mình, đi công tác cũng chỉ ngồi hạng phổ thông.

Cậu con trai út Tào Đại Đằng, khi mua chiếc xe đầu tiên ở bên Mỹ, cũng chỉ dám mua hàng đã qua sử dụng với giá vỏn vẹn 1.600 USD. Xét về gia thế, anh hoàn toàn có thể tậu về siêu xe hàng triệu USD, nhưng lại không làm vậy.

Nhiều người có thể chê cười những thiếu gia giàu có này không dám tiêu tiền, thế nhưng, chắc chắn không phải thế.

Đối với những người giàu có thực sự như Tào Đức Vượng và các con, họ chẳng còn thiếu cái gì nên cũng không có nhu cầu phải khoe mẽ, không cần dùng vật chất để chứng minh với ai. Kiếm được nhiều tiền đâu có gì ghê gớm; kiếm được nhiều tiền mà vẫn sinh hoạt bình dị, đó mới là điều đáng khen.

vua-pha-le-tao-duc-vuong-tung-muon-tro-thanh-mot-nha-su-2

Vị tỷ phú từng muốn xuất gia

Không giống nhiều tỷ phú khác, “Vua pha lê” Tào Đức Vượng chỉ mới có bằng tốt nghiệp Tiểu học và dấn thân vào ngành công nghiệp sản xuất thủy tinh để có được thành tựu như hiện nay. Thế nhưng, bỏ qua những giá trị vật chất, ông luôn đề cao cái đức, các yếu tố trong tinh thần con người.

Vị tỷ phú chia sẻ: “Tôi kiếm mấy chục tỷ, cũng chỉ ăn một bát cơm nằm một cái giường, tiền để trong ngân hàng cũng vô dụng”. 

Trong bộ phim tài liệu “Công xưởng Hoa Kỳ”, Tào Đức Vượng cũng đã chi ra 35.000 USD để xây lại cổng của nhà máy do các vấn đề về phong thủy.

Khi đã đạt được tự do về kinh tế, có trong tay khối tài sản lớn, vị doanh nhân này tìm kiếm sự thỏa mãn về tinh thần và ông tìm được câu trả lời ở đạo Phật

Ít ai biết, tỷ phú, doanh nhân xuất sắc này là một tín đồ của đạo Phật. Trong cuốn tự truyện "Trái tim như bồ đề" xuất bản năm 2015, ngoài việc chia sẻ về hành trình sự nghiệp, trải nghiệm của Tào Đức Vượng sau khi gặp khó khăn đã bốn lần lên núi Thạch Trúc cầu Phật đã trở thành tiền đề cho toàn bộ cuốn sách.

Tào Đức Vượng đã đặt ra bốn câu hỏi: Có nên rời khỏi Phúc Thanh, có nên rời khỏi nhà máy thủy tinh Cao Sơn đã ký hợp đồng khi ấy, có nên chuyển nhà máy, và có nên xuất gia không?

Sau quá trình nhìn lại, có vẻ như Tào Đức Vượng đã có không ít câu trả lời đúng đắn. Với câu hỏi thứ tư, một vị cao tăng cho biết rằng ông không có duyên với Phật, mới có một Tào Đức Vượng với những thành tựu đáng nể trên thương trường ngày hôm nay. Tào Đức Vượng sau khi phát tài cũng đã kết thiện duyên, quyên tặng một nửa số cổ phiếu của mình để lập nên quỹ từ thiện Hà Nhân, giá trị thị trường hiện nay là hơn 10 tỷ nhân dân tệ.

Xem thêm: Hai nữ đại gia Việt bỏ tài sản trăm tỷ để quy y cửa Phật

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, Shark Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Intracom cho rằng, Đạo Phật đã giúp ông rất nhiều trong công việc và cuộc sống.

Shark Nguyễn Thanh Việt: 'Đạo Phật giúp tôi 99% trong công việc và cuộc sống'
0 Bình luận

Trong đạo Phật, cầu nguyện là một pháp môn tu tập của người Phật tử. Vậy cầu nguyện là gì, bản chất và ý nghĩa của việc cầu nguyện ra sao? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Cầu nguyện là gì và ý nghĩa của cầu nguyện trong đạo Phật?
0 Bình luận

Chỉ trong chưa đầy 1 tháng, MC Quyền Linh cùng bạn bè đã quyên góp 4,2 tỷ đồng vào quỹ mua vaccine COVID-19.

MC Quyền Linh ôm ba lô đựng 2,2 tỷ đồng đi từ thiện, ủng hộ vào quỹ mua vaccine COVID-19
0 Bình luận

Cứ 3 buổi/tuần, nhóm thiện nguyện "Mùa thu và những người bạn" lại tập trung nấu nồi "cháo hành" hỗ trợ người nhà và bệnh nhân đang điều trị ở bệnh viện.

'Nồi cháo hành' của nhóm thiện nguyện Mùa thu và những người bạn: Đi từng khoa mời người nhà bệnh nhân đi nhận cháo
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Gen Z: Viết lịch sử tử tế bằng 'thì hiện tại'

Là một người trẻ thuộc thế hệ Gen Z, mình ngày càng thấm thía một điều: nhân ái không phải là đặc ân do tạo hóa ban sẵn mà là quá trình nhận thức, hình thành ở nơi ngực trái của mỗi người - từ trái tim biết rung cảm trước những mảnh đời chông chênh.

Hải An
Hải An 20 giờ trước
“Cải cách” người lớn – Góc nhìn từ một Tiến sĩ giáo dục

Chính chúng ta với những kỳ vọng, áp lực và giá trị của "người lớn" mà mình đặt ra, đã định hình cách trẻ em học, cách các em sống và cả cách các em nhìn nhận để lựa chọn điều gì làm nên "thành công" hay "hạnh phúc" cho bản thân.

Hải An
Hải An 06/07
'Chú hổ' Al và những cơn 'sóng ngầm'

Chú hổ AI đang nằm sẵn trong từng chiếc điện thoại thông minh hay laptop cá nhân. Chúng có thể nuốt chửng tư duy, khả năng sáng tạo, dần dà khiến cho con người bị "thối não" trong khi vẫn tưởng mình đang lao động trí óc.

Hải An
Hải An 22/06
Phá sản vì giá sạch, thực phẩm bẩn bao giờ mới hết?

Người mua vẫn đòi hỏi những điều trái tự nhiên, không chịu chấp nhận cọng giá có rễ, miếng thịt có mỡ, trái cây có vết xù xì, thì nông dân sẽ còn chạy đua dùng thuốc, chất tạo nạc, chạy theo những cuộc cạnh tranh bất lương…Ngồi đổ lỗi cho nhau hay chờ công an vào dọn dẹp, thì thực phẩm bẩn đến bao giờ mới hết.

Hải An
Hải An 13/06
Thi giấy và nỗi sợ ChatGPT – Góc nhìn từ một giảng viên

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh chóng, ngành giáo dục đối mặt với những thách thức chưa từng có. Điều cần thiết lúc này không chỉ là những phản ứng đơn lẻ, tạm thời như rút phích cắm - ngắt kết nối internet, trở lại bài thi giấy, hay sử dụng phần mềm khóa trình duyệt, mà là một chiến lược tổng thể, được xây dựng trên sự đồng thuận và phối hợp giữa nhiều bên liên quan.

Hải An
Hải An 06/06
Hành trình khám phá và tôn vinh Xá lợi Đức Phật – Di sản thiêng liêng, nơi tụ hội của đức tin và trí tuệ

Xá lợi không chỉ là một di vật cổ mà là sự hiện diện sống động của Đức Phật. Trong từng mảnh xá lợi là sự kết tinh của đời sống thanh tịnh, đại bi và trí tuệ viên mãn, là năng lực tỏa ra từ một tâm hoàn toàn thanh tịnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 14/05
TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

PC Right 1 GIF
Đề xuất